Trong trật khớp vai ra trước cơ chế chấn thương thường là gián tiếp, do ngã chống tay hoặc chống khuỷu, cánh tay dạng, mở rộng, xoay ngoài tạo ra một lực làm thay đổi vị trí giải phẫu của chỏm xương cánh tay. Đối với bệnh nhân trẻ thì chấn thương thể thao thường phổ biến, trong khi đổi với bệnh nhân lớn tuổi thì té ngã điển hình hơn. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ trình bày về cơ chế chấn thương và tổn thương giải phẫu bệnh trật khớp vai
Nhóm tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Sơn, BS CKII Vũ Trường Thịnh
Ngày phát hành: 30/03/2022
1. Cơ chế chấn thương trật khớp vai
Sau làn trật khớp đầu, có thể gây rách sụn viền, dây chằng, mẻ bờ 0 chảo… làm mất vững khớp. Các tổn thương này nếu không liền lại được thì tổ chức xơ sợi sẽ lấp đầy vào đó và tạo ra các điểm yếu.
Trong trật khớp vai ra sau cơ chế chấn thương cũng thường là gián tiểp, thông thường cánh tay gấp, khép, xoay trong.
Những bệnh nhân bị bán trật tái phát hoặc trật khớp đa hướng thì cơ chế gây trật khớp có thể hoàn toàn không do chấn thương (atraumatic) hoặc là kết quả của một vi chấn thương lặp đi lặp lại.
Trong bệnh lý thần kinh cơ (nghiện rượu, co giật, điện giật…) chiếm khoảng 30% của tất cả trật khớp ra sau, và dẫn đến trật khớp thông qua sự co cơ quá mạnh (xoay trong của cơ ngực lớn, cơ dưới vai áp đảo so với xoay ngoài của cơ tròn bé, cơ dưới gai).
Trong trật khớp vai thuần túy xuống dưới thì cơ chế là khi cánh tay dạng hết mức trong đó đầu gần xương cánh tay như đòn bẩy chống lại mỏm cùng vai và gây trậtkhớp.
Trật khớp này thường liên quan đến gãy mấu động lớn hoặc rách chóp xoay.
Trật khớp lên trên cực kỳ hiếm gặp, nhưng có thể xảy ra với một lực cực mạnh từ dưới lên khi cánh tay dạng.
2. Tổn thương giải phẫu bệnh
2.1 Sụn viền, bao khớp và dây chằng
- Tổn thương Bankari
Tổn thương Bankart là sự bóc tách phức hợp đây chằng – sụn viền trước dưới, mà chủ yếu là dây chàng ố chảo cánh tay dưới ra khởi bờ xương ổ chảo. Sự tách rời này rất quan trọng trong sự phát triển của trật khớp vai tái diễn vì vị trí này là chỗ bám của toàn bộ dây chằng ổ chảo cánh tay dưới, dây chằng này chính là thành phần cơ bản trong chống sự dịch chuyển ra trước và xuống dưới của chỏm xương cánh tay khi cánh tay dạng và xoay ngoài. Nếu dây chàng ổ chảo cánh tay dưới tách ra cùng với một mảnh xương nhỏ của ổ chảo thì gọi là Bankart xương. Ngoài ra bệnh lý sụn viền phía sau cũng được ghi nhận trong trật khớp vai ra sau, rách hoặc mòn sụn viền ổ chảo trong trật khớp vai đa hướng.
2.1.2 Tổn thương bong tróc sụn viền dây chằng phía trước kiểu sắn tay áo (ALPSA: Anterior Labral Ligamentous Periostea Sleeve Avulsion)
Tốn thương ALPSA (biến thể của tổn thương Bankart) với đặc điểm:
- Sụn viền và dây chằng 0 cháo cánh tay dưới lảch khỏi ố chảo
- Màng xương ô chảo còn nguyên vẹn
2.1.3 Tổn thương sụn viền phía trên (SLAP: Superior Labrum Anterior Posterior Tears)
Tổn thương SLAP được Snyder và cộng sự mô tả là tản thương rách sụn viền trên từ trước ra sau, có thểkèm theo bóc tách của đầu dài gân nhị đầu, tổn thương này thường thấy trong những chấn thướng năng lượng lớn và làm mất vững khớp vai.
2.1.4 Bong điểm bám dây chẳng ổ chảo cảnh tay (HAGL: Humeral Avulsion of Glenohumeral Ligaments)
Tổn thương UAGL là tổn thương bong điếm bám của toàn bộ dây chằng ổ chảo cánh tay dưới tại điểm bám ở đầu trên xương cánh tay. Đặc trưng của tổn thương HAGL là nó xảy ra khi cánh tay quá dạng và xoay ngoài và thường dẫn đến trật khớp. Gồm có 06 tổn thương được mô tả:
- Tổn thương bó trước: 90%
- Tổn thương bó trước kèm theo bong mảnh xương
- Tổn thương bó trước đồng thời bong cả điểm bám sụn viền (“floating anterior HAGL”)
- Tổn thương bó sau: hiếm gặp
- Tổn thương bó sau kèm theo bong mảnh xương
- Tổn thương bó sau đồng thời bong cả điểm bám sụn viền (“floating posterior HAGL”)
Ngoài ra, các tổn thương giải phẫu bệnh của bao khớp khác như: rách hoặc kéo giãn bao khớp, phồng bao khớp hoặc rách bao khớp do các vi chấn thương lặp đi lập lại,…
2.2 Chóp xoay
Rách chóp xoay không phổ biển ở bệnh nhân dưới 40 tuổi có tình trạng trật khớp vai nhưng có thể gặp trong những chấn thương năng lượng cao. Rách cơ trên gai và cơ dưới vai là phổ biến nhất.
Rách cơ dưới vai hay bị bỏ sót, tuy nhiên phải luôn đánh giá sau thất bại của phương pháp làm ổn định khớp, đặc biệt là sau khi phẫu thuật sửa chữa. Mặc dù rách cơ trên gai làm giảm tính ổn định động của khớp, nhưng sự thiếu hụt cơ dưới vai đóng vai lớn hơn rất nhiều trọng mất vững khớp với việc bỏ qua sửa chữa lại gân (khâu lại gân).
2. 3 Xương
2.3.1 Ổ chảo xương vai
- Thiểu sản ổ chảo là kiểu biến đổi có thể xảy ra, nhưng không phải luôn luôn dẫn đến trật khớp. Không có sự khác biệt rõ ràng trong thiểu sản ô chảo giữa những người bị trật khớp vai ra trước và người bình thường mặc dù hầu hết trật khớp vai ra trước là do chấn thương. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân có thể gặp bệnh thiểu sản ổ cháo phía sau dẫn đến trật khớp tái diễn ra sau. Gãy viền ổ chảo phía sau hoặc tổn thương xương mạn tính đôi khi là nguyên nhân gây mất vững phía sau.
- Tổn thương giải phẫu bệnh trong mất vững khớp vai phía trước thường là khuyết xương của bờ trước – dưới ổ chào hoặc từ một gãy xương cấp tính/ Bankart xương hoặc tổn thương xương mạn tính từ nhiều lần trật khớp.
- Độ lõm và diện tích bề mặt của ổ chảo giảm sẽ dẫn đến tình trạng làm giảm lực có thể gây trật khớp. Gerber và Nyffler chỉ ra rằng nếu chiều dài của khuyết xương lớn hơn bán kính của đường tròn phù hợp nhất ớ phần dưới của ổ chào 2-3 lần thì lực gây nên trật khớp giảm 70%.
- Các nghiên cứu lâm sàng và cơ sinh học chỉ ra rằng phẫu thuật nội soi sửa chữa chống chỉ định với mất xương lớn hơn 25% vì tỷ lệ thất bại cao.
2.3.2 Chỏm xương cánh tay: Tổn thương Hill – Sachs
- Tốn thương Hill – Sachs là một tổn thương lún xương của vùng sau trên chỏm xương cánh tay xảy ra khi khớp vai bị trật ra trước. Năm 1940, Hin và Sachs đã mô tả tổn thương này là một đường đậm trên X-quang vai tư thể xoay trong. Nguyên nhân gây ra đường tổn thương này là do va chạm cơ học của chỏm xương cánh tay lên bờ trước của ổ chảo trong trật khớp vai ra trước tái diễn nhiều lần.
- Trong trật khớp vai tái diễn, tổn thương Hill – Sacli với khuyết xương nhỏ thường không ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tuy nhiên, với tổn thương rất lớn, tổn thương mở rộng dần với trật khớp tái diễn thường xuyên, hoặc với khuyết xương ổ chảo đồng thời, thì sự liên quan của tổn thương Hill – Sach ngày càng trở nên quan trọng trong tổn thương giải phẫu bệnh của bệnh lý mất vững khớp vai. Điều thú vị là tổn thương Hill – Sach thường không thấy ở bệnh lý mất vững khớp vai không do chấn thương (atraumatic).
- Tổn thương Hill – Sachs: “Engaging” và “Non-Engaging”
- Engaging: là tổn thương khi mà cánh tay dạng và xoay ngoài, tổn thương Hill – Sach song song với bờ trước ố chảo, do đó xảy ra hiện tượng “ăn khớp” (Engaging), làm trật khớp vai.
- Noti-Engaging: !à tổn thương khi mà cánh tay dạng và xoay ngoài, tổn thương Hill – Sach và bờ trước ổ chảo không cùng hướng, do đó không xảy ra hiện tượng “ăn khớp” (Non-Engaging).
- Tổn thương Hill – Sachs: “On track” và “Offtrack” (theo Burkhart)
- “On track”: khi xoay ngoài tối đa thì tổn thương Hill – Sachs vẫn không vượt quá bờ trước ổ chảo (tương tự “Non – Engaging”)
- “Off track”: khi xoay ngoài tối đa thì tồn thương Hill – Sachs vượt quá bờ trước ổ chảo (tương tự “Engaging”)
Tổn thương Hill – Sachs ngược cũng đã được mô tả ớ những bệnh nhân trật khớp vai sau.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Leave a Reply