Cơ chế, chẩn đoán gãy chỏm và đầu trên xương cánh tay

Gãy đầu trên xương cánh tay chiếm 4-5% trong tất cả các loại gãy xương, và vị trí gãy hay gặp nhất trong gãy xương cánh tay (45%). Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đa số gặp ở người nhiều tuổi do liên quan đến tình trạng loãng xương, ở người trẻ là liên quan đến cơ chế chấn thương mạnh. Nữ gãy nhiều hơn nam với tỉ lệ 2:1

1. Giải phẫu xương cánh tay

Hình 6.1. Giải phẫu xương cánh tay
Hình 6.1. Giải phẫu xương cánh tay

Khớp vai có biên độ vận động lớn nhất cơ thể nhờ có ổ chảo khá nông, diện khớp tiếp xúc chỉ chiếm 25% chỏm xương cánh tay. Do vậy, sự vững chắc của khớp vai phụ thuộc chủ yếu vào dây chằng, bao khớp và các gân cơ bao quanh khớp vai.

Có thể xem đầu trên xương cánh tay là nơi hợp nhất của 4 thành phần: chỏm xương cánh tay, mấu động lớn, mấu động bé và thân xương cánh tay

Hình 6.2. Giải phẫu đầu trên xương cánh tay
Hình 6.2. Giải phẫu đầu trên xương cánh tay

Trục giữa đầu và thân xương khoảng 130°, ngã ra sau khoảng 20° – 30° so với mặt phẳng ngang và mặt phẳng dọc khoảng 50°.

Mặt phẳng xương bả vai di động trong biên độ từ 30° – 40°. Điều này rất quan trọng để ứng dụng trong chụp XQ, trong phẫu thuật tái tạo và trong tập luyện phục hồi chức năng sau phẫu thuật.

Hình 6.3. Biên độ vận động khớp vai
Hình 6.3. Biên độ vận động khớp vai

2. Tầm vận động khớp vai:

Ra sau 60°                   – Ra trước 180°

Gấp vai 135°              – Duỗi vai 45°

Dạng vai 90°               – Khép vai 30°

Xoay ngoài 30°           – Xoay trong 90°

Hình 6.4. Biên độ vận động khớp vai
Hình 6.4. Biên độ vận động khớp vai

Mạch máu chính nuôi chỏm xuất phát từ nhánh xuống của động mạch mũ cánh tay trước và đi vào rãnh nhị đầu. Vì vậy, gãy cổ giải phẫu có tiên lượng xấu.

Hình 6.5. Mạch máu nuôi chỏm xương cánh tay
Hình 6.5. Mạch máu nuôi chỏm xương cánh tay

Thần kinh nách qua khoảng tứ giác rồi đi phía trước và sau khớp bả vai cánh tay, có nguy cơ cao bị tổn thương khi chấn thương vùng vai.

Hình 6.6. Thần kinh nách trong giải phẫu đầu trên xương cánh tay
Hình 6.6. Thần kinh nách trong giải phẫu đầu trên xương cánh tay

Các cơ quanh khớp vai co kéo tạo biến dạng điển hình trong gãy xương.

Mấu động lớn di lệch lên trên và ra sau do cơ trên gai và các cơ xoay ngoài.

Mấu động bé di lệch vào trong do cơ dưới vai.

Thân xương cánh tay bị cơ ngực lớn kéo vào trong.

3. Cơ chế chấn thương

Chủ yếu: ngã té chống tay ở người nhiều tuổi, ở người trẻ lực gây gãy xương từ chấn thương manh do đó mô mềm tổn thương nặng và có thể có nhiều tổn thương phối hợp,

ít gặp: chấn thương trực tiếp, dạng vai quá mức, điện giật, động kinh, u xương.

4. Chẩn đoán lâm sàng

Lâm sàng khó chẩn đoán chính xác loại gãy vì các dấu hiệu gãy xương có thể giống nhau:

–    Bệnh nhân đến viện trong tư thế chi trên áp sát thành ngực, tay lành nâng đỡ tay đau.

–    Vùng vai đau( sưng nề).

–    Dấu bầm tím mặt trong cánh tay và thành ngực, lan xuống vùng hông lưng (bầm tím Hennequin).

–    Đau khi vận động.

–    Có thể sờ thấy tiếng lạo xạo xương.

–    Nếu gãy xương hở, phân loại theo Gustilo.

Cần đánh giá cẩn thận tỉ mỉ tình trạng mạch máu, thấn kinh. Thăm khám kỹ đê’ phát hiện dấu hiệu bàn tay rủ, khám khả năng duỗi cổ tay và các ngón tay, khả năng dạng ngón cái, cảm giác của mu bàn tay, cảm giác gan bàn taỵ, cảm giác các ô mô ở bàn tay và cảm giác các ngón tay, để đánh giá và xác định chính xác tổn thương thần kinh nếu có. Tổn thương thần kinh nách dễ bị bỏ qua do:

–           Đau làm lu mờ triệu chứng tê, mất cảm giác vùng cơ Delta.

–           Đau làm bệnh nhân từ chối co cơ Delta (test vận động).

–           Di lệch xương gãy làm cơ Delta mất trương lực.

5. Cận lâm sàng

5.1. Chụp XQ

Với gãy đầu trên xương cánh tay, cần thiết chụp XQ với các tư thế: trước sau theo mặt phẳng của xương bả vai, mặt bên xương bả vai (Y-views) và chụp với tư thế nằm dạng cánh tay và hướng tia vào nách theo mặt phẳng cánh tay (axillary)

Nếu chụp XQ thu được những hình ảnh với tổn thương gãy đầu trên xương cánh tay bao gồm nhiều mảnh rời, cần thiết phải chụp cắt lớp vi tính tái tạo hình ảnh 3D để đánh giá chính xác mức độ tổn thương.

Chụp khớp vai bình diện mặt, bình diện bên (hình ảnh nách) và xương bả vai yếp tuyến.

Chụp khớp vai bình diện bên Velpeau khi bình diện bên không thực hiện được.

Hình 6.7. Hình ảnh tư thế chụp khớp vai thẳng và tư thế chụp khớp vai chếch bên
Hình 6.7. Hình ảnh tư thế chụp khớp vai thẳng và tư thế chụp khớp vai chếch bên
Hình 6.8. Hình ảnh chụp khớp vai tư thế Velpeau
Hình 6.8. Hình ảnh chụp khớp vai tư thế Velpeau

5.2. CT scanner

CT scanner được chỉ định trong các trường hợp gãy chỏm xương cánh tay, gãy lún, gãy phức tạp mấu động lớn, gãy phạm khớp phức tạp

Ngày nay, chỉ định chụp phim CT scanner, đặc biệt là CT 3D dựng hình, giúp xác định chẩn đoán chính xác, tiên lượng cũng như cân nhắc chỉ định điều trị một cách hợp lý

Hình 6.9. Hình ảnh XQ và CT Scanner 3D dựng hình một trường hợp gãy phức tạp đầu trên xương cánh tay
Hình 6.9. Hình ảnh XQ và CT Scanner 3D dựng hình một trường hợp gãy phức tạp đầu trên xương cánh tay

5.3.      MRI

MRI thường ít được chỉ định ngay sau khi chấn thương, đặc biệt là khi có gãy xương. Tuy nhiên, MR1 hữu ích trong trường hợp xác định có tổn thương chóp xoay hay không


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *