Cơ chế bảo vệ của lợi.

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng dịch lợi chỉ có khi viêm lợi (dịch ri viêm) chứ không phải là dịch thấm, khi lợi bình thường, không có hoặc chỉ có một lượng nhỏ dịch lợi.

1. Tổng quan về dịch rãnh lợi

co-che-bao-ve
Sơ lược giải phẫu vùng lợi răng

Dịch lợi đã được các nha sĩ chứng minh là có và thu thập bằng cách đặt côn giấy từ thế kỷ XIX nhưng mãi đến thập niên 50 của thế kỷ XX, Waerhang, Brill và Krasse mới tim ra thành phần và vai trò của dịch lợi trong cơ chế bảo vệ tự nhiên. Các nhà nghiên cứu khác sau đó đã làm thì nghiệm tiêm chất fluorescein vào tĩnh mạch chó và đặt giấy thấm vào trong rãnh lợi, 3 phút sau khi tiêm đã thu được chất fluorescein từ rãnh lợi, chứng tỏ rằng dịch rãnh lợi có nguồn gốc từ mạch máu thấm qua tổ chức liên kết và đi vào rãnh lợi.
Trong các nghiên cứu tiếp theo, Brill khẳng định sự tồn tại của dịch lợi ở người và đó là dịch thấm. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng dịch lợi chỉ có khi viêm lợi (dịch ri viêm) chứ không phải là dịch thấm, khi lợi bình thường, không có hoặc chỉ có một lượng nhỏ dịch lợi.

2. Thành phần của dịch lợi

– Các chất hữu cơ ví dụ như protein và carbohydrate, các nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ glucose trong dịch lợi cao gấp 4 lần huyết tương, vì các vi khuẩn trong dịch lợi cũng tạo ra glucose. Nồng độ protein trong dịch lợi thấp hơn huyết tương nhưng chưa có nghiên cứu nào giải thích được điều này.

– Các kháng nguyên, enzyme, các thành phần có nguồn gốc từ tế bào cơ thể, ví dụ như tế bào biểu mô bong ra, các loại bạch cầu thoát qua hàng rào biểu mô; các chất điện phân, ví dụ ion natri, canxi, kali. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi viêm lợi thì lượng ion natri và canxi trong dịch lợi tăng cao. Trong dịch lợi còn có các sản phẩm chuyển hoá của cơ thể và vi khuẩn: acid lactic, ure, hydroxyproline, endotoxine, hydrogen sulphide, các chất gây độc tế bào, các chất kháng khuẩn.

– Bạch cầu: Trong dịch lợi có các bạch cầu, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tỉnh (91,2 – 91,5%), đơn nhân (8,5 – 8,8%), bạch cầu bị hấp dẫn bởi vi khuẩn trong mảng bám răng nhưng ở vùng lợi binh thường cũng có bạch cầu trong dịch lợi, bạch cầu có khả năng thực bào để ngăn không cho mảng bám răng xâm nhập rãnh lợi.

– Các chất trung gian của phản ứng miễn dịch dịch thể: Có các cytokine, ví dụ interferon alpha có tác dụng ngăn cản tiêu xương, tuy nhiên interleukin 1-alpha và interleukin 1-beta kích thích tạo prostaglandin gây tiêu xương ổ răng.

– Kháng thể: Trong dịch lợi có nhiều IgG và IgM thoát qua khoảng gian bào của biểu mô, có IgA có nguồn gốc từ nước bọt (từ các tuyến nước bọt chính).

3. Tính thấm của biểu mô không sừng hoá và biểu mô bám dính

Những nghiên cứu của Brill và Krasse với chất fluorescein, các nghiên cứu của các tác giả sau này với mực Ấn Độ, ion saccharate sắt cho thấy những chất và phân tử có kích thước 1 micromet như là albumin, endotoxin, thymidine, histamine, phenytoin có thể thấm qua khoảng gian bào biểu mô để vào rãnh lợi.

4. Vai trò của nước bọt đối với cơ chế bảo vệ lợi

4.1. Các yếu tố chống vi khuẩn và cơ chế bảo vệ tự nhiên

Nước bọt cỏ các chất vô cơ và hữu cơ có khả năng ngăn cản vi khuẩn và các sản phẩm của vi khuẩn ảnh hưởng lên môi trưởng miệng. Chất vô cơ như là các ion, khoángbicarbonate, sodium, potassium, phosphates, calcium, fluoride, ammonium, carbon dioxide. Chất hữu cơ như là lysozyme, myeloperoxidase, lactoperoxidase, glycoprotein, mucin, $2 – macroglobulin, fibronectin và các kháng thể.

• Men kháng khuẩn
– Lyzozyme là một enzyme thủy phân có tác dụng cắt các mối nối của glycopeptide. Lysozyme hoạt động trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
– Hệ thống lactoperoxidase — thiocyanate trong nước bọt có tác dụng diệt một số dòng của họ Lactobacillus và Streptococcus bằng cách ngăn cản sự tích luỹ lysine và acid glutamic là hai chất cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn. Một chất kháng khuẩn khác trong nước bọt là lactoferrin, rất hiệu quả chống lại các loài Actinobacillus.
– Myeloperoxidase, một enzyme tương tự như peroxidase trong nước bọt được tiết ra bởi các bạch cầu để diệt Actinobacillus và còn có tác dụng ngăn cản sự bám của Actinomyces vào hydroxyapatite.

• Kháng thể trong nước bọt
– Nước bọt, cũng như dịch lợi, chứa các kháng thể được tái hoạt hoá bởi các vi khuẩn trong môi trường miệng, nước bọt có nhiều IgA, ít IgM và IgG. Tất cả các tuyến nước bọt đều tiết IgA, IgA ngăn cản sự bám của các loài Streptococcus vào tế bào biểu mô và bề mặt răng.
• Các phân tử glycoprotein nhầy
– Các phân tử glycoprotein nhầy ở trong nước bọt có thể gắn lên các vi khuẩn ở mảng bám và vi khuẩn lại dễ dàng gắn lên các phân tử glycoprotein (chất tựa của mảng bám) này. Các phân tử glycoprotein có khả năng kết hợp với các phân tử hydroxyapatite tạo nên cao răng. Khi số lượng vi khuẩn ít và phân tử glycoprotein nhầy nhiều thì glycoprotein có thể tạo thành màng bao quanh vi khuẩn để vô hiệu hoạt động của vi khuẩn.

• Bạch cầu
– Nước bọt có bạch cầu, chủ yếu là bạch cầu đa nhân, số lượng bạch cầu đa nhân khác nhau ở mỗi người, khác theo giờ trong ngày và tăng lên khi bị viêm lợi. Nguồn gốc các bạch cầu từ tổ chức liên kết và thoát qua biểu mô bám dính ở đây rãnh lợi (hoặc túi lợi). Tốc độ thoát bạch cầu (orogranulocytic migratory rate) tương ứng với mức độ viêm lợi.

• Vai trò của dòng chảy nước bọt đối với tác nhân gây bệnh tổ chức quanh răng
– Nước bọt tiết ra các thành phần để hình thành lớp màng dính trên bề mặt răng và tế bào biểu mô lợi, giúp sự phát triển của màng và quá trình chuyển hoá trên màng. Tốc độ dòng chảy nước bọt và thành phần nước bọt ảnh hưởng đến sự hình thành cao răng, sâu răng và bệnh quanh răng. Trên động vật thí nghiệm cắt bỏ tuyến nước bọt thì tỷ lệ bệnh sâu răng tăng, bệnh quanh răng tăng và chậm lãnh vết thương.

• Tác dụng đệm và đồng vận của nước bọt
– Các ion OH tập trung trên bề mặt biểu mô và bề mặt răng có vai trò đệm quan trọng, tạo pH bazơ để ngăn sự hoạt động của vi khuẩn. Nước bọt chứa yếu tố VIII, IX và X, yếu tố tiền plasma thromboplastin, các yếu tố này làm máu đông nhanh hơn và nhờ vậy ngăn chặn được sự xâm nhập của vi khuẩn.

4.2. Các enzyme – cơ chế bảo vệ tự nhiên

– Các enzyme có trong nước bọt có nguồn gốc từ các tuyến nước bọt, enzyme chính của tuyến mang tai là amylase. Khi có bệnh viêm quanh răng thì một số enzyme tăng lên: hyaluronidase, lipase, B glucuronidase, chondroitin sulfate, amino acid – decarboxylase, catalase, peroxidase, collagenase.

– Các enzyme phân giải protein có trong nước bọt được tạo bởi cả cơ thể và các vi khuẩn có trong miệng. Những enzyme này được cho là yếu tố góp phần vào sự khởi phát và tiến triển bệnh viêm quanh răng. Để chống lại các enzyme này, các tuyến nước bọt sản sinh ra men chống lại quá trình tiêu protein ví dụ như là cathepsin và antilcucoprotease.

Nguồn: Lâm sàng bệnh quanh răng và Implant Nha khoa – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *