Hội chứng ống cổ tay (HCOCT) là bệnh lý thường gặp ở cổ tay gây ra đau, tê và buồn tay do gây ức chế hoạt động của dây thần kinh cổ tay. Siêu âm có thể được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá mức độ và vị trí của bệnh lý, các dấu hiệu siêu âm có thể giúp đánh giá bệnh với độ đặc hiệu và độ nhạy khác nhau khi so sánh với nhau
1) Hiệu số chênh lệch diện tích, phần trăm chênh lệch diện tích và tỉ số diện tích thần kinh giữa đầu vào ống cổ tay và ngang cơ sấp
Khi so sánh diện tích dây thần kinh giữa ở đầu gần ống cổ tay với cẳng tay Klauser và cộng sự (2008) cho kết quả với hiệu số chênh lệch diện tích Delta CSA = 2mm2 độ nhạy 99% độ đặc hiệu 100% [32]. Với giá trị Delta S = 4mm2 ở các bệnh nhân có dấu hiệu thần kinh giữa tách đôi, độ nhạy 92.5% và độ đặc hiệu 96,4% Klauser và cộng sự (2011) [33]. Theo Navbahor Akbar nghiên cứu 62 ống cổ tay bệnh (42 bệnh nhân), với Delta s = 3,65, độ nhạy 83% và độ đặc hiệu 82%.
Phần trăm chênh lệch diện tích cũng có giá trị cao trong chẩn đoán HCOCT. Theo Navbahor Akbar, với phần trăm chênh lệch diện tích là 83%, độ nhạy là 55% và độ đặc hiệu là 97%, còn với phần trăm chênh lệch diện tích là 50%, độ nhạy và độ đặc hiệu đều là 85%. Tỉ số chênh lệch diện tích WFR = 1,4 có độ nhạy và độ đặc hiệu là: 97% và 99% theo Hobson – Webb 2008 và Mhoon 2012 [45]. Trong Nghiên cứu của tác giả Ahmad và cộng sự tỉ số này là 2,2 ± 0,16. Theo Altinok (2004) ti số dẹt là 1,2. Theo Keberle 2000, tỉ số dẹt là 1,3 có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu 74%.
2) Tỉ số dẹt dây thần kinh khi chẩn đoán HCOCT
Theo nghiên cứu của Buchberger, tỉ số dẹt của dây thần kinh trong chẩn đoán HCOCT có độ nhạy dao động từ 38 – 65%. Giá trị tỉ số dẹt được đưa vào chẩn đoán trong nghiên cứu của Buchberger là 3, của Nevbahar Akbar là 2,7. Theo Nevbahar Akbar, tỉ số dẹt là 2,7 có độ nhạy là 52% và độ đặc hiệu là 70%. Theo tác giả Ducan chỉ số dẹt trung bình là 3,09±0,7. Cũng theo tác giả này thì chỉ số dẹt của dây thần kinh > 3,3 có độ nhạy là 38%, độ đặc hiệu là 75%. Tác giả Keles và cộng sự, chỉ số dẹt 3,7 có độ nhạy là 71% và độ đặc hiệu là 55%. Chỉ số này sở dĩ độ nhạy thấp bởi vì hình thái dây thần kinh giữa đoạn qua OCX thay đổi khi thay đổi tư thế bàn tay (có thể do duỗi hoặc gấp các ngón tay quá mức.
3) Độ khum của mạc chằng trong chẩn đoán HCOCT
Theo nghiên cứu của Maha K và cộng sự (2012) độ khum của mạc chằng > 2mm có giá trị chẩn đoán. Theo tác giả Uchiyama và cộng sự độ khum mạc chằng là 2,26 ± 0,84. Theo Burberger (1992) độ khum có độ nhạy 45% trong chẩn đoán HCOCT. Nghiên cứu của Satria và cộng sự năm 2000 cho kết quả với độ khum = 2,5 mm, độ nhạy 81% và độ đặc hiệu 64% trong chẩn đoán HCOCT.
4) Độ dày mạc chằng
Theo Jafari và cộng sự độ dày mạc giữ các gân gấp trung bình là 9mm. Trong nghiên cứu của Sernik và cộng sự cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê độ dày mạc giữ các gân gấp giữa nhóm bị HCOCT (0,88 ± 0,23 mm) và nhóm chứng (0,75 ± 0,1 mm) với p=0,0018. Theo Nuri Karabay và cộng sự độ dày mạc giữ các gân gấp là 0,75 mm ở nhóm có triệu chứng.
5) Siêu âm Doppler màu và Doppler năng lượng
Trong một vài năm gần đây, siêu âm Doppler màu, đặc biệt siêu âm Doppler năng lượng cũng mới được áp dụng để chẩn đoán HCOCT. Siêu âm Doppler phát hiện tăng sinh mạch trong dây thần kinh giữa để đánh giá quá trình viêm dây thần kinh giữa trước khi thoái hóa myelin.
Năm 2006 Mallouhi và cộng sự sử dụng siêu âm Doppler khảo sát 172 ống cổ tay bệnh (được khẳng định bởi điện cơ) và so sánh với diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa (giá trị tới hạn 11mm2). Siêu âm Doppler có độ nhạy cao hơn diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa trong chẩn đoán HCOCT (95% và 91%).
Năm 2011 Ahmad Reza Ghasemi- Este và cộng sự nghiên cứu siêu âm Doppler năng lượng trên 101 HCOCT và 55 người tình nguyện có so sánh với điện thần kinh cho kết quả độ nhạy là 83%, độ đặc hiệu 89% trong khi độ nhạy và độ đặc hiệu của điện thần kinh là 81% và 84% [46]. Ở nhóm HCOCT mức độ nhẹ (theo phân loại trên điện cơ của Padual-L), có 91,4% bệnh nhân có tăng sinh mạch trên Doppler năng lượng và 100% ở nhóm HCOCT mức độ trung bình và nặng [46],
Năm 2012, nghiên cứu về siêu âm Doppler màu của Maha K và cộng sự trên 53 cổ tay có HCOCT cũng cho kết quả 94% bệnh nhân có tăng sinh mạch trên Doppler màu [35], Evans và cộng sự năm 2012 nghiên cứu điện cơ và siêu âm Doppler năng lượng trên 47 bệnh nhân có HCOCT và 44 nhóm chứng không có triệu chứng. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa số đếm mạch và mức độ nặng của HCOCT.
Năm 2014, Vanderschueren và cộng sự đa tổng hợp các nghiên cứu về siêu âm Doppler trong HCOCT và đưa ra kết luận: siêu âm Doppler năng lượng có độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán HCOCT. Tác giả cũng đưa ra khuyến cáo về protocol chuẩn và thang điểm đánh giá siêu âm Doppler năng lượng.
6) Chẩn đoán nguyên nhân HCOCT và các bất thường giải phẫu
Nghiên cứu của Carvewright và cộng sự (2012) tổng hợp nghiên cứu nhóm 3: nghiên cứu bệnh – chứng phát hiện các bất thường thần kinh giữa trong hội chứng Ống cổ tay. Kết quả: siêu âm phát hiện những cấu trúc bất thường ở ống cổ tay mà điện cơ không phát hiện được (Bất thường thần kinh giữa tách đôi 2-13% [47-49]; Hai nghiên cứu trong nhóm 3 I11Ô tá còn động mạch giữa với tỉ lệ 6% và 9% [47, 49], Nghiên cứu của Padual – L phát hiện viêm bao gân chiếm tỉ lệ 6%, cơ phụ ở cổ tay chiếm 3%. Nghiên cứu của Nakamichi và Tachibana cho thấy 25% bệnh nhân có HCOCT một bên có nguyên nhân do kén hoạt dịch cổ tay [48].
Kết quả tổng hợp nghiên cứu nhóm 4 (19 bài báo) của Cartwright và cộng sự cho thấy vai trò siêu âm phát hiện những bất thường thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay một bên do các nguyên nhân: chấn thương thần kinh, u bao dây thần kinh, u xơ mỡ, kén hoạt dịch, huyết khối động mạch giữa, áp xe, chèn ép của hạt Tophi trong bệnh Gút [50, 51],
7) So sánh giá trị chẩn đoán của siêu âm và điện cơ
Viser và cộng sự (2008) nghiên cứu 168 OCT bệnh và 137 OCT chứng. Tiêu chuẩn chẩn đoán HCOCT là thời gian tiềm cảm giác > 3,2ms; hiệu số tiềm cảm giác giữa-trụ 0,4ms; thời gian tiềm vận động > 3,8ms. Siêu âm đo diện tích dây thần kinh giữa ở đầu gân ống cổ tay và ngang cơ sấp. Kết quả nghiên cứu siêu âm có độ nhạy 78%, độ đặc hiệu 91%. Điện cơ có độ nhạy 82%, độ đặc hiệu 88%. Có sự khác biệt rõ rệt về diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa ở nhóm bệnh và nhóm chứng [52].
Mondelli và cộng sự (2008) nghiên cứu siêu âm và điện cơ ở 85 bệnh nhân có HCOCT, siêu âm đo diện tích đầu gần, đầu xa, trong OCT. Kết quả điện cơ có độ nhạy 67%; siêu âm có độ nhạy 64,7%. Kết hợp cả siêu âm và điện cơ có độ nhạy 76,5%. Vì vậy kết hợp siêu ẩm và điện cơ cho giá trị chẩn đoán cao hơn khi sử dụng một phương pháp đơn lẻ [6]
8) Nghiên cứu của chúng tôi
Đánh giá vai trò của siêu âm Doppler năng lượng (PD) trong chẩn đoán và phân loại mức độ nặng của hội chứng ống cổ tay (HCOCT) trên 170 bệnh nhân gồm 205 ống cổ tay (OCT) có HCOCT trên lâm sàng được làm điện cơ để khẳng định chẩn đoán, 170 nhóm chứng (340 OCT) là người tình nguyện, khỏe mạnh. Tất cả nhóm bệnh và nhóm chứng được siêu âm đo diện tích dây thần kinh giữa ở 4 vị trí: ngang cơ sấp (CSAa), đầu gần OCT (CSAb), trong ống cổ tay (CSAi) và đầu xa ống cổ tay (CSAo). Tính Delta S (CSAb – CSAa) và % chênh lệch S (CSAb – CSAa).100/CSAb. Siêu âm PD tính số điểm mạch. Sử dụng test T- Student so sánh nhóm bệnh và nhóm chứng. Tính giá trị cut-off để chẩn đoán HCOCT dựa vào đường cong ROC. Sử dụng lâm sàng và điện cơ để phân loại mức độ nặng của HCOCT và khảo sát mối liên quan với siêu âm và siêu PD.
Các kết quả thu được cho thấy: Có sự khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm chứng về CSAb, CSAi, CSAo có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Từ đường cong ROC tính được giá trị cut-off CSAb: 9,5mm2 với độ nhạy 82%, độ đặc hiệu 60%. CSAi: 9,2mm2, độ nhạy 80%, độ đặc hiệu 60%. Số điểm mạch trung bình trên PD: 0,87. Có mối liên quan giữa diện tích dây thần kinh (CSAb, CSAi, CSAo) với mức độ nặng trên điện cơ và lâm sàng. Tuy nhiên không có mối liên quan giữa tỷ lệ tăng sinh mạch và mức độ nặng trên điện cơ.
Kết luận: Siêu âm đo diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa có giá trị chẩn đoán và phân loại mức độ nặng của HCOCT. Siêu âm PW có giá trị chẩn đoán nhưng không có giá trị phân loại mức độ nặng của bệnh.
Leave a Reply