Chăm sóc sau phẫu thuật quan trọng khi ca phẫu thuật kết thúc. Các vấn đề về đường thở và thông khí, hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp đột ngột, loạn nhịp tim, chảy máu trung thất tăng, thay đổi thuốc và vấn đề về ống nội khí quản có thể xảy ra.
1.Nhập viện vào đơn vị chăm sóc tích cực (ICU)
Giai đoạn chăm sóc sau phẫu thuật quan trọng đầu tiên bắt đầu khi ca phẫu thuật kết thúc. Trong quá trình chuyển từ bàn phẫu thuật sang giường ICU, từ hệ thống giám sát này sang hệ thống khác và từ phòng mổ đến ICU, các vấn đề về đường thở và thông khí, hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp đột ngột, loạn nhịp tim, chảy máu trung thất tăng, thay đổi thuốc và vấn đề về ống nội khí quản có thể xảy ra.
2.Các vấn đề theo dõi tại đơn vị chăm sóc tích cực(ICU)
- Điện tâm đồ (ECG), huyết áp động mạch xâm lấn và bão hòa oxy trong máu (SpO2) được chuyển đổi trên màn hình trước khi bệnh nhân được chuyển sang giường ICU. Trong quá trình chuyển, Bác sĩ gây mê phải phối hợp trong quá trình chuyển bệnh từ khu phòng mổ đến khu hồi sức, đặc biệt chú ý đến đường thở với thở bằng bóng Ambu kết nối với bình khí oxy . Phải chú ý đến các đường xâm nhập trên cơ thể, dây điện nhịp tim, ống tiểu và ống nội khí quản để đảm bảo không gì bị mất vị trí trong quá trình di chuyển.
- Các thuốc được đặt trên máy bơm tiêm điện để đảm bảo tốc độ tiêm chính xác. Những máy bơm tiêm này được cắm vào trong suốt thời gian phẫu thuật. Lựa chọn một số loại thuốc tim mạch luôn phải có sẵn trong trường hợp khẩn cấp trong quá trình chuyển.
- Khi đến ICU, ống nội khí quản được kết nối với máy thở và ECG, dòng áp động mạch và đo bão hòa oxy trong máu được chuyển đổi trên màn hình giường bệnh. Tốc độ truyền thuốc được điều chỉnh trên máy bơm tiêm tự động, ưu tiên sử dụng những máy bơm tiêm đã được sử dụng trong phòng mổ để tránh tạm thời ngừng truyền thuốc cho bệnh nhân. Hệ thống ống dẫn lưu trong ngực được kết nối với máy hút liên tục.
3. Khám bệnh nhân tại đơn vị hồi sức tích cực
3.1 Thông khí:
Bệnh nhân được thông khí tốt bằng cách quan sát di động ngực, nghe thông khí hai bên phổi và đo độ bão hòa oxy SpO2( thường trên 90%).
3.2 Trên mornitor
Trên màn hình mornitor và sau đó là trên giường bệnh, phân tích ECG cho thấy nhịp tim đều đặn.
3.3 Huyết áp trên mornitor:
Đánh giá ngay với các bất thường nào được nghi ngờ khi nhập vào khoa ICU, cho dù thực sự hay giả đều là cần thiết. Hai vấn đề phổ biến nhất gặp phải là huyết áp thấp và ECG không rõ.
+ Huyết áp thấp (huyết áp tâm thu <90 mm Hg hoặc huyết áp trung bình <60 mm Hg) thường gây ra bởi tình trạng thiếu nước hoặc ngừng đột ngột dung dịch truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, luôn cần lưu ý đến khả năng có vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như mất máu cấp, suy tim cấp, rối loạn nhịp tim hoặc vấn đề hô hấp. Huyết áp thấp cũng có thể do việc không hiệu chỉnh tranducer hoặc do uốn cong hoặc tắc nghẽn tạm thời của đường động mạch. Nếu huyết áp đo thấp, làm theo các bước sau đây:
- Tiếp tục thông khí và nghe âm thanh hô hấp hai bên phổi.
- Xác định mạch và huyết áp bằng cách sờ mạch tay hoặc đùi. Gắn băng đo huyết áp trên đường động mạch và thực hiện đo huyết áp bằng tay.
- Đảm bảo rằng tất cả các chai thuốc được đánh dấu đúng và được truyền cho bệnh nhân và truyền vào tốc độ được chỉ định thông qua đường tĩnh mạch (IV)
Chú ý: Nếu huyết áp thấp, xác định xem bệnh nhân có đang được sử dụng nitroglycerin hoặc nitroprusside.
+ Điện tâm đồ: Xem xét các điện cực bị rơi ra.
3.4 Nhịp tim:
Theo dõi nhịp tim liên tục trên mornitor nhằm phát hiện các rối loạn nhịp sớm sau phẫu thuật tim hở.
3.5 Lượng nước tiểu:
Theo dõi màu sắc nước tiểu, thể tích ra mỗi giờ để chẩn đoán sớm tình trạng suy thận cấp để kịp thời điều trị sớm.
3.6. Các ống dẫn lưu:
Tương tự theo dõi lượng máu ra ở các ống dẫn lưu mỗi giờ.Thông thường, lượng máu chảy >200 mL/giờ hoặc >2 mg/kg trong hai giờ liên tiếp liên quan đến nguy cơ tăng đột quỵ, phẫu thuật lại, thở máy kéo dài và tử vong khi đó cần đến quá trình truyền máu và chế phẩm máu.Theo dõi cẩn thận mức độ chảy máu sau phẫu thuật để quyết định tiến độ trong điều trị chảy máu.
4. Kết luận
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở tại đơn vị Hồi sức tích cực đòi hỏi sự giám sát cẩn thận trong giai đoạn hậu phẫu để tối ưu hóa quản lý và đạt kết quả hiệu quả nhất.Việc hiển thị liên tục của ECG, huyết áp động mạch xâm lấn, theo dõi SpO2 và đo lượng dịch thoát ra từ các ống dẫn lưu ngực và ống Foley là rất cần thiết. Việc giám sát cẩn thận và tối ưu hóa các kỹ thuật xâm lấn là cần thiết để đạt được kết quả tốt nhất cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim hở.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại đạt chuẩn vào công tác thăm khám, chẩn đoán và điều trị hỗ trợ chăm sóc sau phẫu thuật tim.
Leave a Reply