Bất thường số lượng răng ở trẻ được chia làm hai nhóm: Thiếu răng hoặc thừa răng. Bài viết này sẽ cho các nha sĩ cái nhìn tổng quan nhất về dạng bất thường, nguyên nhân và đặc điểm liên quan đến số lượng răng ở trẻ.
1. Bất thường số lượng răng: Thiếu răng
1.1. Đặc điểm, tỷ lệ
1.1.1. Không răng (anodontia)
Hoàn toàn không có sự phát triển của răng ở một hoặc hai hàm.
– Có thể xảy ra ở cả hai hệ răng: rất hiếm
– Có thể chỉ xảy ra ở hệ răng vĩnh viễn.
1.1.2. Thiếu ít răng
– Ở hàm răng sữa: Ít gặp, thường thấy thiếu răng ở hàm trên. Thường gặp nhất là thiếu răng cửa bên với tỷ lệ khoảng 0,1 – 0,9% ở người da trắng
– Ở hàm răng vĩnh viễn: Tỷ lệ khoảng 2 – 10% tuỷ chủng tộc (không bao gồm răng hàn lớn thứ ba). Thường gặp nhất là răng hàm lớn thứ ba, tiếp theo là răng cửa bên hàm trên, răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới, răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên, răng cửa hàm dưới. Ở người Nhật và Thụy sĩ, hay gặp thiểu rằng cửa hàm dưới hơn so với các nhóm người khác.
1.1.3. Thiếu nhiều răng (oligodontia)
– Khi thiếu nhiều hơn 6 răng.
– Ở những bệnh nhân thiếu răng ở hàm răng sữa thì 30 – 50% trường hợp sẽ có thiếu răng ở hàm răng vĩnh viễn.
1.2. Nguyên nhân bất thường số lượng: Thiếu răng
Nguyên nhân của thiếu răng đơn độc thường không rõ ràng. Có thể là do di truyền hoặc do tác động của các yếu tố môi trường trong quá trình phát triển.
– Thiếu răng thường có liên quan ở những trẻ đa sinh, nhẹ cân khi sinh, mẹ lớn tuổi, mắc bệnh rubella hoặc do ảnh hưởng của Thalidomide từ thời kỳ phôi thai,
– Bệnh loạn sản ngoại bỉ: Thể bệnh di truyền lận liên kết trên nhiễm sắc thể X hay gặp nhất. Ở bệnh nhân nam thiếu nhiều răng và các răng còn lại thường nhỏ, hình nón và chậm mọc. Ngoài ra, còn có dấu hiệu tóc mỏng thưa, vàng, khỏ; da khô; không có tuyến mồ hôi một phần hoặc hoàn toàn; giảm tiết nước bọt; trán nhỏ; mũi hình yên ngựa. Bệnh nhân nữ dị hợp tử biểu hiện nhẹ hơn: thiếu một hoặc hai răng cửa bên hàm trên và/hoặc thiếu răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới. Trên một số bệnh nhân thấy răng cửa bên hình chén.
– Hội chứng Down (3 NST 21): Thiếu nhiều răng.
– Đột biến gen MSXI trên NST số 4: Bệnh di truyền trội. Thường thiếu răng hàm lớn thứ ba và răng hàm nhỏ thứ hai.
– Đột biến gen PAX9 trên NST số 14: Thường thiếu răng hàm lớn.
– Hội chứng mặt — miệng — tay; Thiếu sản mũi, khe hở vòm miệng, ngón tay dị dạng đi kèm với thiếu răng.
– Bệnh khe hở môi, vòm miệng: Răng cửa bên hàm trên thiếu hoặc nhỏ.
1.3. Điều trị
Nhìn chung, điều trị cho trẻ thiểu nhiều răng là một điều trị phức hợp, lâu dài liên quan đến nhiều chuyên khoa: nha khoa trẻ em, chỉnh nha, phục hình và tư vấn di truyền học
– Không răng: Phục hình tháo lắp toàn hàm. Khi đã trưởng thành, phục hình tháo lắp có thể được nâng đỡ bằng các implant.
– Thiếu nhiều răng:
+ Phục hình tháo lắp bán phần, có thể được nâng đỡ bằng implant.
+ Sử dụng implant.
– Thiếu ít răng: Tuỳ theo trường hợp, phục hình hoặc chỉnh răng.
2. Bất thường số lượng răng: Thừa răng
2.1. Đặc điểm, tỷ lệ
– Tỷ lệ: Thửa răng xảy ra với tỷ lệ khoảng 0,2 – 0,8% ở hàm răng sữa và 1,5 – 3% ở hàm răng vĩnh viễn. Tỷ lệ nam: nữ là 2:1; hàm trên: hàm dưới là 5:1.
– Răng thừa thường xuất hiện nhiều nhất ở kẽ hai răng cửa hàm trên (mesiodens), sau đô đến vùng răng hàm (phía mủ), vùng răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới. Có trường hợp xuất hiện đối xứng ở hai bên cung hàm.
– Răng thừa có thể có hình dạng bình thường (gọi là răng thêm), đa số các răng thừa thường nhỏ, dị dạng, có hình chóp nón hay hình của
– Ở những bệnh nhân có răng thừa ở hàm răng sữa thì có tới 30 – 50% nguy cơ sẽ có rằng thừa ở hàm răng vĩnh viễn.
– Các răng thừa đều có thể gây chậm mọc, mọc sai chỗ, tiêu các chân răng khác, thậm chỉ làm răng bình thường không mọc được. Nếu răng thừa không mọc được có thể gây ra nàng thân răng.
2.2. Nguyên nhân bất thường số lượng: Thừa răng
Có nhiều giả thuyết:
– Do sự tăng trưởng quá mức của lá răng tạo nên các mầm răng thừa hoặc do sự dài ra của các lá răng.
– Do sự phân đôi của một mầm răng bình thường
+ Nếu sự phân chia đồng đều răng thừa có hình dáng bình thường.
+ Nếu sự phân chia không đồng đều — răng thừa có hình dáng bất thường.
– Răng thừa có liên quan
+ Liên quan rõ rệt với tình trạng răng lộn vào trong (Dens Invaginatus).
+ Khe hở môi hàm ếch (40%).
+ Hội chứng loạn sản đòn sọ,
+ Hội chứng Gardner; nhiều u xương ở xương hàm; u xơ, nang ở da: polype ruột.
+ Hội chứng miệng — mặt — tay.
2.3. Điều trị
– Răng thừa thưởng gây mất thẩm mỹ, cản trở khớp cắn, khó làm sạch thì nên nhổ sớm.
– Sau đó, nếu cần thì điều trị chỉnh nha. Nếu không gây mất thẩm mỹ (răng thừa vùng răng hàm), không gây cản trở khớp cắn, không ảnh hưởng đến răng khác thì có thể giữ lại.
Tài liệu tham khảo:
- Răng trẻ em – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
- Nha cơ sở – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply