Triệu chứng lâm sàng của hội chứng ống cổ tay

Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay khá đa dạng do dây thần kinh giữa là dây hỗn hợp: cảm giác, vận động và thần kinh thực vật. Bên cạnh đó, do dây thần kinh giữa đi từ các rễ thần kinh cột sống cổ nên đôi khi các triệu chứng có thể bị lẫn lộn nhau hoặc cùng bị chèn ép dẫn tới tình trạng “chèn ép kép” thần kinh giữa (double compression). Bên cạnh đó, một sốbệnh lý thoái hóa thần kinh như xơ cột bên teo cơ tủy sống cũng có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán và điều trị. Việc nắm chắc các thăm khám và triệu chứng lâm sàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phối hợp với các thăm dò hình ảnh và điện sinh lý thần kinh để khẳng định chẩn đoán và chỉ định điều trị.

Nhóm tác giả: PGS.TS Trần Trung Dũng, BS. Ma Ngọc Thành, TS. Nguyễn Thị Liễu, BS. Trần Quyết.

Ngày phát hành: 

1. Rối loạn về cảm giác

Bệnh nhân thường có cảm giác tê, dị cảm, đau buốt như kim châm hoặc rát bỏng ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (ngón cái, ngón chỏ, ngón giữa và một nửa ngón nhẫn), các triệu chứng này biểu hiện từ cổ tay xuống đến các ngón. Triệu chứng về cảm giác thường tăng về đêm, làm cho người bệnh thức giấc, gây mất ngủ. Các động tác gấp hoặc ngửa cổ tay quá hoặc tỳ đè lên vùng ống cổ tay như đi xe máy cũng làm cảm giác tê tăng lên, triệu chứng giảm đi khi bệnh nhân dừng vận động, nghỉ ngơi, vẩy tay. Tuy nhiên trong giai đoạn muộn động tác này không có kết quá nhiều.

Giảm hoặc mất cảm giác vùng da thuộc chi phối của đây thần kinh giữa: các ngón 1, 2, 3, bờ quay ngón 4. Đánh giá theo nghiệm pháp phân biệt 2 điểm (Weber’s test) sử dụng 2 kim đầu tù đánh giá cảm giác da từ vùng cánh tay xuống cẳng tay, đến vùng bàn tay, ghi lại số liệu khoảng cách khi bệnh nhân không còn phân biệt được 2 điểm [1]. Phân thảnh 5 độ:

  • <6 mm: cảm giác da bình thường.
  • 6-11 mm: rối loạn cảm giác da nhẹ.
  • 11-15 mm: rối loạn mức độ trung bình.
  • Chỉ nhận biết được 1 điếm: mức độ nặng.
  • Không nhận biết được điếm nào: rất nặng.

Hình 1: Weber’s Test [1]

2. Rối loạn về vận động

Biểu hiện về rối loạn vận động của dây thần kinh giữa trong hội chửng ống cổ tay hiếm gặp hơn vì chỉ có ở giai đoạn muộn của bệnh.

Thường hay gặp yếu cơ dạng ngón cái ngắn trên lâm sàng. Các động tác đối chiếu và cầm nắm khó khăn hơn.

Các động tác khéo léo của bàn tay giảm, hay đánh rơi đồ vật.

Giai đoạn muộn hơn có thể gặp biểu hiện teo cơ ô mô cái, thường biểu hiện teo cơ chỉ xảy ra khi đã có tổn thương sợi trục của dây thần kinh.

Hình 2: Teo cơ ô mô cái [1]

3. Các nghiệm pháp lâm sàng

Các nghiệm pháp kinh điển nhất được áp dụng trong lâm sàng để phát hiện hội chứng ống cổ tay là:

Nghiệm pháp Tinel:

Gõ vào vùng Ống cổ tay (có thế dùng tay hoặc búa phản xạ), nghiệm pháp dương tính là khi gõ sẽ gây ra cảm giác tê hoặc đau theo vùng da chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay.

Tỷ lệ test Tinel dương tính khá cao trong HCOCT, tùy theo nghiên cứu của các tác giả khác nhau. Theo Phillip H. Wright tỉ lệ dương tính khoảng 53%, với độ nhạy là 60% và độ đặc hiệu là 67% [2], Theo Katz và Simmon thì độ nhạy của nghiệm pháp Tinel trong khoảng 25-60%, độ đặc hiệu là 67-87% [3]. Tuy nhiên theo Durkan [4] có khoảng 20% tỉ lệ dương tính giả.

Hình 3: Nghiệm pháp Tinel [1]

Nghiệm pháp Phalen:

Người bệnh gấp hai cổ tay tối đa (đến 90°) sát vào nhau trong thời gian ít nhất là 60 giây. Nghiệm pháp Phalen ngược thì thay bằng động tác duỗi hai cổ tay. Nghiệm pháp dương tính nếu bệnh nhân xuất hiện hoặc tăng các triệu chứng về cám giác thuộc chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay.

Theo nghiên cứu của Jaeger và Foucher trên 112 bệnh nhân cho thấy độ nhạy là 58%, độ đặc hiệu là 54% [29], theo tác giả Phillip thì nghiệm pháp Phalen có tỷ lệ dương tính là 60,7%, độ nhạy và độ đặc hiệu làn lượt là 75% và 47%, [2].

Theo một số tác giả, sự kết hợp giữa 2 nghiệm pháp Tinel và Phalen có thế thấy tỉ lệ dương tính trong chẩn đoán là 90% [5],[6]. Theo Kuschner SH thì nghiệm pháp Tinel là chưa đủ để chẩn đoán HC OCT [5].

Hình 4: Nghiệm pháp Phalen [6]

Nghiệm pháp tăng áp lực ông cổ tay (nghiệm pháp Durkan)

Người khám trực tiếp làm tăng áp lực tại cổ tay bệnh nhân bằng cách sử dụng ngón cái ấn vào vị trí giữa nếp gấp cổ tay. Nghiệm pháp được coi là dương tính khi bệnh nhân thấy tê bì, đau tăng lên theo sự phân bố thần kinh giữa khi ấn > 30s.

Theo Durkan nghiệm pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn các nghiệm pháp khác, độ nhạy là 87%, độ đặc hiệu lên đến 90% [4].

Hình 5: Nghiệm pháp Durkan [1]

Ngoài ra có một số test khác cũng được sử dụng:

+ VonFrey’s pressure test: Dùng sợi monofilainent để đánh giá cảm giác nông sâu, với các mức độ kích thích khác nhau, test dương tính khi bệnh nhân cảm nhận được ngón tay kích thích.

Hình 3.6: VonFrey ’s pressure test [1]

+ Nghiệm pháp đánh giá cơ dạng ngắn và đối chiếu ngón cái; đánh giá sức cơ của các cơ ô mô cái do thần kinh giữa chi phối.

Hình 7: Đánh giá cơ dạng ngằn ngón cái [1]

4. Phân độ HCOCT trên lâm sàng (Theo Alfonso) [6]

  • Độ 1: Triệu trứng xuất hiện về đêm: tê, dị cảm, đau, giảm đi khi vẩy tay. Buổi sáng triệu chứng đó có thể vẫn còn.
  • Độ 2: Triệu chứng xuất hiện cả ban ngày, nhất là khi giữ bàn tay ở một tư thế trong khoảng thời gian dài, hoặc các động tác lặp đi lặp lại, cầm đồ vật hay bị rơi.
  • Độ 3: Teo cơ ô mô cái, giảm hoặc mất cảm giác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. M. Ceruso, R. Angeloni, G. Lauri, G. Checcucci (2007), Clinical Diagnosis, Carpal tunnel syndrome. Vol. 3.: Springer, p 63-67
  2. Phillip E. Wright (2007), Carpal tunnel syndrome. 11 ed. Campbell’s Operative Orthopaedics. Vol. 18.
  3. J. N. Katz and B.P. Simmons (2002), Clinical practice, Carpal tunnel syndrome. NEngl JMed, 346(23): p. 1807-12.
  4. Durkan JA (1991) A new diagnostic test for carpal tunnel syndrome. J Bone Joint Surg 73A: 535-538
  5. Kuschner SH, Ebramzadeh E, Johnson D et al. (1992) Tinel’s sign and Phaien’s test in carpal tunnel syndrome. Orthopaedics 15: 1297-1302
  6. Calogero Alfonso, Stefano Jann, Roberto Massa, Aklo Torreggiani (2010), Diagnosis, treatment and follow-up of the carpal tunnel syndrome: a review. Neurol Sci Springer.

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *