Đại cương tổn thương sụn viền trên SLAP

SLAP (superior labrum anterior to posterior) là cấu trúc sụn viền và gân cơ nhị đẩu ở chỗ bám vào bờ trên ổ chảo xương vai.  Cấu trúc này dễ bị thương tổn khi dư lực của cơ nhị đầu tác động vào chồ bám ở bờ trên ô chảo gây nên thương tôn. Tổn thương SLAP là tổn thương sụn viền trên từ trước ra sau, thường gây đau khớp vai và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là đối với những người chơi thể thao. 

Nhóm tác giả: PGS.TS. Trần Trung Dũng, TS. Đỗ Văn Minh, ThS. Lê Khánh Trình, ThS. Nguyễn Anh Đức, ThS. Nguyễn Trung Vãn, ThS. Trần Đức Tuấn, BsCKII. Vũ Quang Nghĩa

1.Dịch tễ học

  • Trong khi tỷ lệ mắc phải thực sự của tổn thương SLAP vẫn chưa được biết, tý lệ mắc bệnh ở những bệnh nhân trải qua nội soi khớp vai được báo cáo từ 6% đến 26%.
  • Tại Hoa Kỳ, Snydet và cộng sự đã báo cáo kết quá của hơn 140 bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật cho tổn thương SLAP. Các tác giả ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh của tổn thương SLAP là 6% ở những người trải qua soi khớp vai trong thời gian 8 năm. Tổn thương liên quan bao gồm tổn thương Bankart (22%) và tổn thương của rách chóp xoay (11%). Chi có 28% tổn thương SLAP được tìm thấy mà không có bệnh lý liên quan.
  • Tổn thương SLAP thường gặp ở những vận động viên chơi thể thao, đặc biệt là các môn thể thao thường phải sử dụng tay qua đầu như vận động viên ném bỏng, tennis, cầu lông, bóng rổ… và những bệnh nhân hơn 40 tuổi thường có những thay đổi thoái hóa tự nhiên mà có thể giống như một tổn thương SLAP.

2.Giải phẫu và chức năng sụn viền trên

Sụn viền có tác dụng làm tăng độ sâu của ổ chảo thêm 50%, làm tăng diện tích tiếp xúc của bề mặt ổ chảo với chòm xương cánh tay 75% theo chiều dọc lên  và 57% theo chiều ngang.

Sụn viền bám quanh vành ổ cháo, có tiết diện hình tam giác và được chia làm 6 khu vực:

  • Sụn viền trên (I)sụn viền trên
  • Sụn viền trước trên (II)
  • Sụn viền trước dưới (III)
  • Sụn viền dưới (IV)
  • Sụn viển sau dưới (V)
  • Sụn viền sau trên (VI)

 

Sụn khớp che phủ vượt qua vành trên của ổ chảo, sụn viền trên có thể gắn vào vành ổ chảo, nhưng thông thường nó gắn vào phía trong của vành ổ chảo. Với sụn viền trên bám vào phía trong vành ổ chảo và gân nhị đầu bám chặt vào củ trên ổ chảo tạo ra một nghách dưới sụn viền (Sublabral recess) sâu khoảng vài milimet từ vành trên ổ chảo ở vị trí 12 giờ (cần phân biệt với tổn thương SLAP).

 

sụn viền trên

Khoảng 40- 60% gân cơ nhị đầu bắt nguồn từ củ trên ổ chảo, các sợi còn lại bám trực tiếp vào phía trong của sụn viền trên. Theo phân loại của Vangsness có 4 type trong sự phân bổphía trước sau của điểm bám gân nhị đầu trong khớp vai:

  • Type I: bám hoàn toàn ờ phía  (22%)
  • Type II: bám chủ yếu ờ phía sau (33%)
  • Type III: bám đồng đều ở cả phía trước và phía sau  (37%)
  • Type IV: Bám chủ yếu ở phía trước và một ít ở phía sau  (8%)

 

diem bam gan co nhi dau

Các dạng biến đổi giải phẫu bình thường của sụn viền trước trên, bao gồm:

  • Lỗ bên dưới sụn viền trước trên (Sublabral foramen), cần phân biệt với tổn thương rách sụn viền hoặc rách SLAP
  • Không có sụn viền trước trên, dây chằng ổ chảo cánh tay giữa dày lên được gọi là phức hợp Buford (Buford complex).

3. Sinh bệnh học

Một loạt cơ chế chấn thương được đề xuất cho tổn thương SLAP, trong đố các cơ chế phổ biển nhất bao gồm:

  • Cơ chế đầu tiên là do nguyên nhân bên ngoài (thứ cấp) lực kéo quá mức lên cánh tay và nguyên nhân bên trong là hướng của lực tải và hoạt động lặp đi lặp lại ở tầm cao hơn đầu. Cả hai nguyên nhân này tạo ra một lực kéo lên điểm bám của gân nhị đầu.
  • Cơ chế thử hai do Burkhart vả cộng sự mô tả: tồn tại một cơ sinh học ở vận động viên có tay tầm cao hơn đầu (vận động viên ném bóng, bơi lội, tennis…) kết quả dẫn đến “bóc vỏ ngược” (peel-back SLAP).
4. Phân loại Snyder’s

-Phân loại ban đầu của Snyder về tổn thương SLAP vẫn được công nhận phổ biến nhất. Gồm có 4 loại:

  • Typ I: Rách ở bờ hướng về trung tâm ổ chảo và thoái hóa tại chỗ. Sụn viền trên và điểm bám gân nhị đầu còn nguyên vẹn. Những tổn thương này thường gặp phổ biến ờ người trung niên và thường không có triệu chứng.

 

typ 1

  • Type II: là tổn thương lâm sàng thường gặp nhất. Phần sụn viền trên (phần có gân nhị đầu bám vào) tách ra khỏi củ trên ở chảo. Tổn thương type II thể hiện sự di động bất thường của sụn viền và gân nhị đầu.
  • Type III:  tổn thương rách kiểu “quai xách” của sụn viền trên, với điểm bám của gân nhị đầu còn nguyên vẹn. Tùy thuộc vào kích thước của rách, mức độ di động của sụn viền mà có thể di chuyển vào khớp tạo ra các triệu chứng cơ học. sụn viền trên
  • Type IV: Sụn viền trên rách kiểu “quai xách” với tổn thương mở rộng lên đến gân nhị đầu, tạo ra một hình dạng rách của gân nhị đầu. Một phần đáng kể của gân nhị đầu bám vào ổ chảo thường vẫn còn nguyên vẹn.sụn viền trên

 

 


by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *