Tứ chứng Fallot là dị tật tim bẩm sinh với nhiều tổn thương phức tạp trong cấu trúc tim của trẻ. Điều trị Tứ chứng Fallot phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Điều trị phẫu thuật là tối ưu, tuy nhiên tuỳ vào trường hợp của trẻ, một số điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật tạm thời được cân nhắc.
1. Điều trị nội khoa Tứ chứng Fallot?
Điều trị nội khoa Tứ chứng Fallot phụ thuộc vào biểu hiện lâm sàng và tập trung chủ yếu vào việc cải thiện triệu chứng của trẻ.
Trong trường hợp trẻ không có triệu chứng cơ năng thì cần theo dõi trẻ định kỳ để chờ trẻ phát triển tới điều kiện thích hợp để phẫu thuật
Một số thuốc sử dụng trong điều trị nội khoa Tứ chứng Fallot:
- Thuốc giãn mạch: Thuốc giãn mạch được sử dụng để giúp làm giãn các mạch máu và tăng lưu lượng máu oxy đến cơ thể. Những loại thuốc này có thể giúp giảm triệu chứng như tím, khó thở. Propanolol thường được sử dụng để giảm nhẹ triệu chứng cơ năng, cơn tím và cải thiện độ bão hoà oxy máu
- Thuốc chống đông: Bệnh nhân có tứ chứng Fallot có nguy cơ cao bị hình thành khối đông máu, do đó thuốc chống đông có thể được sử dụng để ngăn ngừa huyết khối.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng để phòng ngừa các nhiễm trùng, đặc biệt là trước và sau các thủ thuật phẫu thuật.
- Khám sức khỏe định kỳ: Trẻ cần khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và đảm bảo rằng điều trị đang hiệu quả.
Ngoài ra, trẻ cần bù sắt và protein để tránh thiếu máu.
2. Phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot
Chỉ định phẫu thuật phụ thuộc vào như mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi và cân nặng của trẻ. Nếu không có triệu chứng hoặc triệu chứng tím rất nhẹ, trẻ sẽ được phẫu thuật triệt để trong độ tuổi từ 1 -2 tuổi và có cân nặng 8kg. Phẫu thuật được thực hiện với sự hỗ trợ của tuần hoàn ngoài cơ thể.
Phẫu thuật bao gồm các phần chính:
- Vá lỗ thông liên thất
- Mở đường ra thất phải bằng cách cắt bỏ một số cơ dày bên dưới van động mạch phổi, đồng thời sửa chữa hoặc cắt bỏ van động mạch phổi bị tắc nghẽn. Trong trường hợp này, van động mạch phổi sẽ được thay thế bằng van nhân tạo để đảm bảo lưu lượng máu đến phổi.
- Mở rộng động mạch phổi (nếu cần): Trong một số trường hợp, động mạch phổi của bệnh nhân có thể bị thu hẹp. Bác sĩ sẽ mở rộng động mạch này để đảm bảo lưu lượng máu đến phổi.
3. Phẫu thuật sửa chữa tạm thời tứ chứng Fallot
Cần thực hiện phẫu thuật tạm thời (Phẫu thuật Blalock – Taussig tạm thời giữa động mạch dưới đòn phải và động mạch phổi phải bằng ống Gore-Tex) trong trường hợp cấp cứu hay trẻ có cân nặng < 8 kg. Gần đây, can thiệp qua đường mật để đặt stent đường ra thất phải đã được sử dụng như một phương pháp giảm nhẹ với kết quả tốt. Phẫu thuật sửa chữa tạm thời cải thiện tình trạng triệu chứng của trẻ. Tuy nhiên, phẫu thuật này chỉ mang tính tạm thời và không thể thay thế cho phẫu thuật triệt để. Sau phẫu thuật, trẻ cần được theo dõi sát sao để đảm bảo tình trạng sức khỏe được duy trì tốt và chuẩn bị cho phẫu thuật triệt để trong tương lai.
4. Chăm sóc trẻ bị Tứ chứng Fallot sau phẫu thuật
Sau khi trẻ bị tứ chứng Fallot được phẫu thuật, việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe của trẻ là rất quan trọng để đảm bảo tình trạng sức khỏe của trẻ được duy trì tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ bị tứ chứng Fallot sau phẫu thuật:
- Theo dõi triệu chứng: Trẻ cần được theo dõi triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, cơn tím hoặc đau ngực. Hướng dẫn phụ huynh theo dõi trẻ sát, và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu trẻ bị khó thở, yếu, tình trạng tím tăng…
- Hướng dẫn phụ huynh sơ cứu cho trẻ khi lên cơn tím: vỗ về và trấn an trẻ, nới rộng quần áo, đặt trẻ nằm ở tư thế gối ngực (nằm quay sang một bên, hai đầu gối co lên ngực) để tăng lượng máu lên phổi, giúp trẻ bớt tím và mệt.
- Điều trị nội khoa: Trẻ có thể được chỉ định sử dụng thuốc để giảm đau, giảm viêm, kháng sinh hoặc thuốc chống co giật.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thức ăn giàu chất sắt như thịt heo, thịt bò, ngũ cốc, các loại đậu, hạt mè…
- Tập thể dục định kỳ: Tập thể dục định kỳ có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường khả năng chịu đựng của trẻ.
- Theo dõi định kỳ: Trẻ cần được theo dõi định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe được duy trì tốt và giúp phát hiện các vấn đề sớm để điều trị kịp thời.
- Tạo môi trường an toàn: Tạo môi trường an toàn cho trẻ để tránh các tai nạn và tránh các tác động đến sức khỏe của trẻ.
5. Kết luận
Tứ chứng Fallot là một dị tật bẩm sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của trẻ. Phẫu thuật triệt để tứ chứng Fallot là bắt buộc trong tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp cứu hoặc khi trẻ chưa đủ điều kiện, trẻ có thể được phẫu thuật sửa chữa tạm thời và điều trị nội khoa. Nếu tứ chứng Fallot không được điều trị, tình trạng sức khỏe của trẻ sẽ tiếp tục xấu đi và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng.
Bệnh viện Vinmec Central Park là địa chỉ tin cậy trong phẫu thuật điều trị tứ chứng Fallot. Trung tâm Tim mạch bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park đã điều trị thành công hơn 200 ca trong phẫu thuật các bệnh nhân tim bẩm sinh < 5kg và mắc các dị tật rất phức tạp: Hoán vị đại động mạch, thất phải 2 đường ra, thân chung động mạch, đứt đoạn cung động mạch chủ… với sự hỗ trợ của các trang thiết bị chẩn đoán hiện đại, Hệ thống tim phổi nhân tạo HR20 của Maquet, Máy gây mê Avance CS2, Máy thở R860 của GE, Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02836221166 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Leave a Reply