Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là một bệnh lý thường gặp ở cổ tay, do sự chèn ép hoặc tổn thương của dây chằng và dây thần kinh ở khu vực ống cổ tay. Bệnh này thường gặp ở những người thường xuyên phải sử dụng cổ tay, ví dụ như những người làm việc văn phòng, những người chơi thể thao hoặc những người đeo đồng hồ quá lâu. Bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những triệu chứng giúp chẩn đoán và các phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay.

Tác giả: PGS.TS. Trần Trung Dũng

Chẩn đoán là quá trình xác định bệnh lý dựa trên các triệu chứng và kết quả của các bài kiểm tra và xét nghiệm. Một số phương pháp chẩn đoán phổ biến bao gồm:

1. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay (HCOCT)

1.1. Chẩn đoán xác định:

Phối hợp giữa lâm sàng và thăm dò điện sinh lý thần kinh.

Chẩn đoán xác định

HCOCT: Bệnh nhân có các tiêu chuẩn:

+ Có ít nhất một trong cốc triệu chứng cơ năng bao gồm đau cổ tay, dị cảm bàn tay, tê bì bàn tay, giảm hoặc mất cảm giác vùng thần kinh giữa chi phối và yếu tố bàn tay, có thể xảy ra ban ngày, ban đêm hoặc liên tục cả ngày,

+ Có ít nhất một triệu chứng thực thể bao gồm nghiệm pháp Phalen, Tinel, Durkan dương tính.

+ Có ít nhất một trong 2 chỉ số hiệu tiềm vận động và cảm giác thần kinh giữa với thần kinh trụ cao hơn chỉ số bình thường.

  • Hiệu tiềm vận động thần kinh giữa – thần kinh trụ lớn hơn 1,25 ms.
  • Hiệu tiềm vận động cảm giác thần kinh giữa – trụ lớn hơn 0,79 ms.

1.2. Chẩn đoán phân biệt:

Chẩn đoán phân biệt là một quá trình, trong đó bác sĩ phân biệt giữa hai hoặc nhiều tình trạng có thể gây ra các triệu chứng của một người. Khi chẩn đoán, bác sĩ có thể đưa ra một giả thuyết duy nhất về nguyên nhân gây ra các triệu chứng của một người. Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán nghi ngờ.

–     Các bệnh lý của cột sống cổ như bệnh thoái hóa – thoát vị đĩa đệm:

+ Bệnh của dây thần kinh như viêm dây thần kinh trong bệnh lý tiểu đường, bệnh tuyến giáp: xét nghiệm đường máu, hormon tuyến giáp và siêu âm tuyến giáp đổ chẩn đoán.

+ Chèn ép sau chấn thương: có tiền sử chấn thương vùng cổ tay, tổn thương xương vùng cổ tay.

+ Thần kinh: X quang, cộng hưởng từ cột sống dê chẩn đoán. Hội chứng ống cổ tay cũng có thể xuất hiện song song với bệnh thoái hóa cột sống cổ (khi đó gọi là hội chứng Upton-McComas), do vậy nếu thấy bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay thì chưa loại trừ thoái hóa cột sống cổ và ngược lại.

+ Khối u thần kinh: sử dụng siêu âm, cộng hưởng từ chẩn đoán.

2. Điều trị hội chứng ống cổ tay

2.1. Điều trị nội khoa

a. Chỉ định

Được chỉ định trong giai đoạn đầu, HCOCT trên lâm sàng ởở giai đoạn nhẹ, trên điện sinh lý thần kinh ở giai đoạn 1,11, trên siêu âm ở giai đoạn nhẹ [1],[2]>[3],[4].

b. Các phương pháp điều trị

Các phương pháp được áp dụng:

  • Hạn chế các vận động làm gấp hoặc ngửa cổ tay quá mức. Những tư thế này sẽ làm áp lực trong ống cổ tay tăng lên. Dùng nẹp cổ tay: có thể dùng vào ban đêm hoặc dùng liên tục cả ngày. Những nghiên cứu cho thấy sử dụng nẹp cổ tay có thế làm cải thiện được các triệu chứng sau 4 tuần điều trị.
  • Corticosteroids và các thuốc chống viêm.

+ Đường uống: dùng thuốc chống viêm phi steroid, hoặc dùng corticoid đường uống, một số nghiên cứu đưa ra kết quả cải thiện triệu chứng tạm thời của việc dùng Prednisolon đường uống. Tuy nhiên tác dụng kém hơn so với tiêm tại chỗ Steroid.

+ Tiêm corticoid vào vùng ống cổ tay được các tác giả nghiên cứu nhiều, cho thấy tác dụng làm giảm quá trình viêm, cải thiện triệu chứng nhanh và rõ rệt. Trong nhiều trường hợp không đáp ứng cần được chỉ định phẫu thuật.

Các chế phẩm có Vitamin nhóm B cũng được sử dụng kết hợp thêm.

2.2. Điều trị ngoại khoa

Nội dung phẫu thuật nội soi sẽ được trình bày chi tiết trong 1 bài riêng, trong phạm vi bài viết này chỉ giới thiệu các kỹ thuật mổ mở.

a. Chỉ định

–   Bệnh nhân đến khảm với dấu hiệu rối loạn cảm giác, phân độ lâm sàng từ mức độ trung bình trở lên (độ II), teo cơ ô mô cái.

  • Triệu chứng cơ năng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống dựa trên bảng điểm Boston questionnaire từ mức độ trung bình trở lên, kèm theo test Phalen 30s (+).
  • Điều trị nội khoa trên 3 tháng không cải thiện triệu chứng cơ tăng, điểm Boston questionnaire, thực thể.
  • Phân độ bất thường điện sinh lý thần kinh từ độ 2 trở lên

b. Kỹ thuật mổ mở kinh điển với đường mổ dọc ngang tay

b.1. Chuẩn bị:

  • Dụng cụ: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay cơ bản
  • Bệnh nhân: Được gây mê hoặc tê đám rối, nằm ngửa trên bàn mổ, tay dạng để trên bàn, garo cánh tay.

b.2.Các bước phẫu thuật:

  • Rạch da dọc trước cổ tay, thường theo nếp lằn dọc ở mặt gân cổ tay. Chú ý nhánh gan tay của thần kinh giữa tách ra trên OCT, đi nông dưới da, tách các nhánh, tránh làm tổn thương gây tê bì, đau sau mổ.
Hình 11.1: Đường mổ
Hình 11.1: Đường mổ
Hình 11.2: Cân gan tay
Hình 11.2: Cân gan tay
  • Rạch cân nông cổ tay theo chiều dọc, đây là lớp cân nông ngay dưới da, chạy theo chiều dọc, nổi phía trên với gân gan tay dài, phía dưới với cân nông bàn tay. Qua lớp này nhìn thấy TCL.
  • Bộc lộ TCL: là dây chằng có hướng các sợi xơ nằm ngang, chắc, dày hơn lớp cân. Rạch dọc dây chằng theo chiều vết mổ từ trên xuống dưới. Chú ý nhánh vận động cho ô mô cái thường tách ngay bờ dưới dây chằng ngang, ở bên bờ quay. Nhánh này có nhiều biến thể, có thế tách ra trên ống cổ tay đi vào trong ống cổ tay cùng thần kinh giữa, hay tách ra trong OCT, xuyên qua TCL vào ô mô cái. Khi rạch xuống dưới cũng tránh không làm tổn thương cung mạch gan tay nông, cung mạc này nằm cách bờ dưới TCL khoảng lem.
Hình 11.33: Khâu da [7]
Hình 11.33: Khâu da [7]
  • Kiểm tra, có thế cắt lọc màng hoạt dịch viêm, lấy u chèn ép, gỡ dính. Sau mổ dùng kháng sinh, giảm đau, chống viêm. Có thế dùng kháng sinh dự phòng. Tập phục hồi chức năng sớm sau mổ, tránh dính gân và thần kinh.

c. Mổ mở ít xâm lấn với đường mô gan tay

  • Chuẩn bị như phẫu thuật mổ mở kinh điển.
  • Kỹ thuật:

+ Đường mổ: Rạch dọc 1.5-2cm

+ Sau khi rạch da dùng 2 van nhỏ banh vết mổ, sẽ thấy gân cổ tay gồm các sợi xơ chạy dọc từ trên xuống dưới, rạch dọc gân và tách sang 2 bên sẽ thấy TLC là những sợi xơ màu trắng , các thớ sợi nằm ngang, dày, chắc.

+ Rạch lớp TCL theo chiều rạch da hét chiều dày sẽ thấy thần kinh giữa và các gân gấp.

+ Dùng kéo cắt ngầm TCL dưới da hết chiều dài

+ Khâu da một lớp.

+ Tập phục hồi chức năng, sau mổ dùng kháng sinh, chống viêm giảm đau.

d. Mổ mở ít xâm lấn với đường mổ gan tay

Sau khi phẫu thuật nội soi được nghiên cứu và thực hiện thành công, một số tác giả đã nghiên cứu một số trợ cụ đặc biệt đồ hỗ trợ cho phẫu thuật ít xâm lấn, phương pháp này có tiết kiệm chi phí hơn so với mổ nội soi, một số nghiên cứu cho thấy cải thiện tốt về lâm sàng. Tuy nhiên cũng có một số báo cáo về một số biến chứng: tổn thương nhánh cảm giác gan tay, bỏ mạch thần kinh trụ, cung mạch gan tay nông, nhánh vận động ô mô cái. Có nhiều loại trợ cụ khác nhau, lay thuộc vào kỹ thuật của các tác giả.

Kỹ thuật: Có thể sử dụng đường mổ nhỏ ở gan tay hoặc nếp tan cổ tay, hoặc hai đường mổ ở cổ tay và gan tay. Điểm chung của các kỹ thuật này là dùng đường mổ nhỏ bộc lộ OCT, tách TCL khỏi các thành phần xung quanh bằng dụng cụ chuyên dụng, sau đó cắt ngầm TCL bằng trợ cụ.


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *