Phẫu thuật nội soi khớp là một trong những tiến bộ lớn nhất của chuyên ngành chấn thương chỉnh hỉnh thế kỷ trước. Phẫu thuật nội soi khớp vai an toàn và dề dàng liên quan mật thiết tới việc đặt tư thể bệnh nhân và xác định ngõ vào thật chính xác. Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ trình bày về chủ đề tư thế phẫu thuật trong nội soi khớp vai.
Nhóm tác giả: PGS. TS Đinh Ngọc Sơn, BS CKII Vũ Trường Thịnh
Ngày phát hành: 30/03/2022
Phẫu thuật nội soi khớp vai an toàn và dề dàng liên quan mật thiết tới việc đặt tư thể bệnh nhân và xác định ngõ vào thật chính xác. Có một vài biến thể nhưng hầu hết các phẫu thuật viên đều chọn một trong hai tư thế là nằm nghiêng kéo tay hoặc tư thế “ghế ngồi bãi biển”. Việc lựa chọn tư thế nào bị ảnh hưởng bới thói quen của phẫu thuật viên trong quá trình được đào tạo nội soi vai, tiên lượng khả năng phải chuyển sang mổ mở, nguồn nhân lực phụ giúp phẫu thuật và các trang thiết bị hồ trợ có sẵn thuận lợi cho việc chọn một trong hai tư thế như khung treo tay, bàn mổ linh động,..
1. Nằm nghiêng kéo tay (Laterai Decubitus Position)
Tư thế bệnh nhân
- Bệnh nhân nằm ngửa để thực hiện quá trình gây mê.
- Phối hợp phẫu thuật viên, phụ phẫu thuật và gây mê đảm báo hai nhân viên gây mê ở đầu bệnh nhân (một người giữ đầu bệnh nhân xoay theo tư thế, một người kiểm soát ống thở, đường truyền dịch…), một người ở vai, một người ờ hông, một người ở chân, xoay bệnh nhân đồng thời theo hiệu lệnh.
- Bệnh nhân được nằm nghiêng ngả sau khoảng 25-30 độ để ổ cháo song song với mặt đất.
- Đầu nằm trên vòng gối mềm, cố định an toàn vào bàn mổ. Các dây theo dõi, ống thở, dịch truyền được cố định an toàn và không gây càn trở phẫu trường
- Tay phẫu thuật được bọc trong bao kéo tay sao cho cánh tay dạng khoảng 25-35 độ và nghiêng về phía trước khoảng 15 độ rồi treo trên khung kéo, đồng thời kéo khoảng 3-5 kg tùy cân nặng bệnh nhân.
- Hai cục kê mềm đặt đúng vị trí: Phía trước tỉ vào gai chậu trước, phía sau tì vào vùng thắt lưng chậu, cố định vũng chắc.
- Chân dưới co, chân trên duỗi,kê gối giữa hai chân.
- Cổ định thân bệnh nhân an toàn vào bàn mồ.
- Đệm lót bằng vải mềm các vùng nhô xương của bệnh nhân với bàn mồ như tay không phẫu thuật, nách, gai chậu, gối, mắt cá chân.
Ưu điểm
- Tạo lối vào phía sau dễ dàng.
- Cố định tay bàng dụng cụ treo nên không cẩn nhiều phụ phẫu thuật, đồng thời lực kéo làm tăng khoảng không gian trong khớp vai, dễ bộc lộ tổn thương rách sụn viền.
- Không làm tăng nguy cơ hạ áp và nhịp tim chậm.
- Tưới máu não tốt hơn.
- Thuận lợi khi cần mổ mở can thiệp vào khoang dưới mỏm cùng vai.
- Quan sát tốt khoảng không gian trong khớp và khoang dưới mỏm cùng vai.
Nhược điểm
- Cần dụng cụ nâng tay.
- Bệnh nhân phải nằm nghiêng và kéo tay nguy cơ giãn quá mức khớp vai và tiềm tàng nguy cơ tổn thương thần kinh và mô mềm.
- Khó khăn khi can thiệp vào vùng trước vai và cần phải kê lại tư thế, trả lại cho bệnh nhân khi cần phải chuyển sang mổ mớ can thiệp vào khớp vai.
- Tăng nguy cơ tổn thương thần kinh nách và thần kinh cơ bì khi vào ngõ trước dưới.
- Tay luôn có xu hướng xoay trong nên tiềm tàng nguy cơ hạn chế xoay ngoài.
2. Tư thế ngồi bãi biển (Beach chair)
Tư thế bệnh nhân
- Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn mổ, sát cạnh ngoài của bàn bên và tổn thương sao cho khớp cùng chậu tương ứng với khớp nổi của bàn mổ.
- Cố định đầu bệnh nhân sao cho cột sống cổ thẳng.
- Kê một gối dưới khoeo của bệnh nhân sao cho cang chân hợp với đùi một góc khoảng 30 độ.
- Từ từ nâng phần đầu bàn mổ lên cao sao cho hai đùi hợp với thân mình một góc khoảng 70-80 độ.
- Cố định vững thân bệnh nhân vào bàn mổ.
- Đệm lót bang vài mềm vào các vùng tì đè.
- Cố định ống nội khí quản đảm bảo an toàn.
Ưu điểm
- Nhanh, dễ thực hiện, tiết kiệm do không cần khung treo tay
- Thuận lợi cho gây mê.
- Khám và nắn khớp vai dễ dàng dưới gây mê
- Chuyển đồi sang mổ dễ dàng không cần xoay trở tư thế, không cần trải toan lại.
- Sừ các mốc xương dễ dàng, tạo ngõ vào dễ.
- Tránh các biến chứng do co kéo: Đám rối cánh tay, thần kinh bì…
- Quan sát cấu trúc giải phẫu tự nhiên.
- Tiếp cận phía trước dễ hơn.
Nhược điểm
- Nguy cơ hạ huyết áp tư thế và chậm nhịp tim
- Dễ tổn thương thần kinh vùng mặt và cột sổng cố do đệm lót khi cố định đầu bệnh nhân không tốt
3. Các dụng cụ trong nội soi khớp vai
Để nội soi khớp vai thì cần những dụng cụ thông thường cho cuộc phẫu thuật nội soi chung, ngoài ra tùy vào thương tổn đặc trưng của khớp vai mà cần các dụng cụ phẫu thuật chuyên biệt giúp cho phần thuật diễn ra thuận lợi. Dưới đây là một số dụng cụ cơ bản của phẫu thuật nội soi khớp vai.
Các dụng cụ bao gồm:
Dụng cụ phẫu thuật nội soi khớp vai
3.1 Optic nội soi
Thường dùng optic có đường kính 4mm và góc nghiêng là 30 độ. Tuy nhiên trong một số trường hợp optic 70 độ lại giúp trường quan sát tốt hơn như quan sát vùng trước của ô chảo để sửa chữa tổn thương Bankart.
3.2 Shaver
Giúp làm sạch phần mềm trong khớp.
3.3 Arthroeare
Giúp đốt dọn phần mềm trong khớp và cầm máu.
3.4 Mài xương
Tổn thương hẹp khoang dưới mỏm cùng vai khá thường gặp trong chỉ định nội soi khớp vai. Mài xương giúp mài sạch tổ chức thoái hóa chủ yếu của mặt trước ngoài mỏm cùng vai góp phần làm rộng khoang dưới mỏm cùng vai tránh tổn thương gân chóp xoay thứ phát.
3.5 Cây chuyển đổi
Có vai trò tạo thuận lợi mỗi khi cần đổi ngõ hoặc cần tạo thêm ngõ vào mới theo phương pháp từ trong ra ngoài.
3.6 Troca
Có hai phần, phần lòng Troca giúp xuyên qua phần mềm định hướng vào khớp, còn phần ống Troca giúp đưa optic vào quan sát trong khớp, đồng thời còn là nơi nước ra vào khớp.
3.7 Troca nhựa
Giúp làm rộng ngõ vào, đưa dụng cụ nội soi và khâu buộc chì neo được thuận lợi. Có nhiều đường kính khác nhau cho phẫu thuật viên lựa chọn hay dùng đường kính 6mm và 8 mm.
3.8 Bay
Trong rách sụn viền thỉ sụn viền thường bị phần mềm xung quanh co kéo và dính vào thành ổ chảo. Bay có tác dụng tách sụn viền ra khỏi cấu trúc lân cận tạo điều kiện thuận lợi để đưa sụn viền về đúng vị trí giải phẫu.
3.9 Dụng cụ cặp phần mềm
Phần mềm khớp vai khi bị tổn thương thường bị co rút vì thế sau khi giải phóng cần phải có dụng cụ cặp phần mềm kéo chúng về đúng vị trí giải phẫu để khâu cổ định chúng vào vị trí giải phẫu.
3. 10 Dụng cụ khâu phần mềm
Giúp chi khâu xuyên qua phần mềm để có thể cố định phần mềm vào neo chỉ.
3.11 Cây đẩy chỉ
Giúp đẩy nơ chỉ từ bên ngoài vào bên trong đồng thời giúp nơ chỉ thít chặt hơn để cố định vững chắc phần mềm.
3.12 Kéo cắt chỉ
Dùng để cắt chi trong khớp.
3.13 Cây thăm
Dùng để thăm dò các cấu trúc trong khớp
4. Kết luận
Phẫu thuật nội soi khớp nói chung và phẫu thuật nội soi khớp vai nói riêng ngày càng phát triển cả về công cụ phẫu thuật, vật liệu dùng trong phẫu thuật, kỹ thuật phẫu thuật giúp các tổn thương vùng khớp vai ngày càng được ưu tiên mô nội soi. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối đa thì cách sắp xếp, bố trí phòng mổ, việc chọn tư thế phù hợp với từng tổn thương và sở thích của phẫu thuật viên, chọn ngõ vào chính xác là điều vô cùng quan trọng. Hiểu được vấn đề này yêu cầu mỗi phẫu thuật viên nội soi khớp vai cần đầu tư thời gian và cẩn thận tỉ mỉ thực hiện các bước của quy trình trên từ đó nâng cao kết quả điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Leave a Reply