Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một bệnh lý liên quan đến sự tắc nghẽn hoặc rò rỉ của các mạch máu trong não, dẫn đến việc các tế bào não không nhận được đủ dưỡng chất và oxy, gây ra tổn thương và chết đối với một số tế bào não. Đột quỵ có thể để lại nhiều tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy không những cần chẩn đoán đúng và điều trị đột quỵ kịp thời mà còn cần chăm sóc, phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ. Một trong những cách để đánh giá bệnh nhân sau đột quỵ là sử dụng Thang điểm Rankins sửa đổi (mRS).
1. Giới thiệu
Thang điểm mRS (Modified Rankin Scale) hay còn gọi là Thang điểm Rankins sửa đổi là một phương pháp đánh giá khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân sau khi trải qua đột quỵ. Phương pháp đánh giá này được phát triển từ thang điểm Rankin Scale ban đầu và được sử dụng để đánh giá tình trạng của bệnh nhân sau khi trải qua đột quỵ và các bệnh lý khác của não.
Thang điểm mRS được sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá tình trạng của bệnh nhân sau đột quỵ, giúp bác sĩ và nhân viên y tế có thể đưa ra quyết định điều trị phù hợp và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
"Phần nội dung đấy tớ nghĩ là nó liên quan đến điều trị tiêu huyết khối hơn là điều trị sau đột quỵ ạ kiểu bài này sẽ liên quan hơn đến điều trị hỗ trợ, phục hồi chức năng và chăm sóc hơn í ạ"
2. Nội dung thang điểm mRS
Thang điểm mRS bao gồm 7 mức độ đánh giá, từ 0 đến 6, với mỗi mức độ có mô tả chi tiết về khả năng tự chăm sóc bản thân của bệnh nhân. Cụ thể, các mức độ đánh giá của thang điểm mRS như sau:
Điểm |
Lâm sàng |
0 | Hoàn toàn không triệu chứng |
1 | Không có di chứng ý nghĩa; có thể thực hiện các động tác và hoạt động thông thường |
2 | Di chứng nhẹ; không có khả năng hoạt động như trước nhưng có thể tự thực hiện các công việc mà không cần trợ giúp |
3 | Di chứng vừa; cần có một số sự trợ giúp nhưng có thể đi lại không cần trợ giúp |
4 | Di chứng vừa-nặng; Đi lại phải có sự trợ giúp và không có khả năng thực hiện các động tác đáp ứng nhu cầu của cơ thể mà không có sự trợ giúp |
5 | Di chứng nặng; nằm liệt giường và cần có người phục vụ thường xuyên |
6 |
Tử vong |
3. Ứng dụng thang điểm mRS trong đánh giá bệnh nhân sau đột quỵ
Xác định thời điểm đánh giá: Thời điểm đánh giá thang điểm mRS sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và quyết định của bác sĩ điều trị. Thông thường, thời điểm đánh giá sẽ được lựa chọn trong khoảng từ 1 đến 3 tháng sau khi bệnh nhân trải qua đột quỵ.
Chuẩn bị phiếu đánh giá: Phiếu đánh giá thang điểm mRS sẽ gồm các mức độ từ 0 đến 6, với mỗi mức độ có mô tả chi tiết về khả năng tự chăm sóc bản thân của bệnh nhân.
Thực hiện đánh giá: Bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá mức độ khả năng tự chăm sóc bản thân của bệnh nhân dựa trên các thông tin về tình trạng sức khỏe hiện tại, khả năng di chuyển, khả năng nói chuyện, tình trạng tinh thần và các yếu tố khác.
Ghi nhận kết quả đánh giá: Kết quả đánh giá sẽ được ghi nhận trên phiếu đánh giá thang điểm mRS.
Thảo luận và lập kế hoạch điều trị: Kết quả đánh giá sẽ giúp bác sĩ và bệnh nhân có thể thảo luận và lập kế hoạch điều trị phù hợp để cải thiện hoặc duy trì khả năng tự chăm sóc bản thân của bệnh nhân sau đột quỵ.
4. Cấu trúc phiếu đánh giá thang điểm mRS
0: Không có triệu chứng, không gặp giới hạn trong các hoạt động thường ngày.
1: Không có khuyết tật đáng kể, có thể tồn tại triệu chứng nhưng không gặp giới hạn.
Câu hỏi: Người bệnh có cảm thấy khó khăn khi đọc hoặc viết; khó khăn khi nói hoặc tìm từ ngữ phù hợp? Người bệnh có cảm thấy mất thăng bằng hoặc phối hợp động tác? Bệnh nhân có vấn đề về thị lực; tê chân, bàn chân, tay, bàn tay, mặt; mất vận động chân, bàn chân, tay, bàn tay, mặt; gặp khó khăn khi nuốt hoặc các triệu chứng khác không?
2: Khuyết tật nhẹ, gặp giới hạn khi tham gia các hoạt động, vai trò xã hội nhưng không phụ thuộc vào người chăm sóc.
Câu hỏi: Có thay đổi gì về khả năng lao động hoặc chăm sóc người khác sau đột quỵ không? Khả năng tham gia các hoạt động xã hội hoặc hoạt động giải trí của bệnh nhân có thay đổi không? Bệnh nhân có gặp vấn đề với các mối quan hệ hoặc trở nên cô lập không?
3: Khuyết tật vừa, cần người chăm sóc ở một số khía cạnh nhưng không cần chăm sóc cơ bản.
Câu hỏi: Bệnh nhân có cần hỗ trợ để chuẩn bị một bữa ăn đơn giản, làm việc nhà, giữ tiền, mua sắm, đi lại ở địa phương không?
4: Khuyết tật vừa, cần nhừng trợ giúp cơ bản từ người chăm sóc nhưng không yêu cầu chăm sóc liên tục.
Câu hỏi: Bệnh nhân có cần trợ giúp khi ăn, khi đi vệ sinh, đi lại hoặc vệ sinh thân thể thường ngày không?
5: Khuyết tật nặng, cần người chăm sóc liên tục, người chăm sóc có thể được đào tạo hoặc không.
Câu hỏi: Người bệnh có cần sự chăm sóc liên tục không?
6: Chết.
Thang điểm mRS là một công cụ đánh giá quan trọng để đánh giá sự hội phục của bệnh nhân sau khi trải qua đột quỵ và giúp cho bác sĩ và nhân viên y tế có thể đưa ra quyết định điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân. Kết hợp điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc từ nhân viên y tế cũng như gia đình, người bệnh sau đột quỵ có thể hồi phục phần nào chức năng sống và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Leave a Reply