Varnish fluoride là một phương pháp điều trị nha khoa, bao gồm việc bôi một lớp fluoride lên răng bằng cách sử dụng một cọ nhỏ hoặc bằng máng. Đây là một phương pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ em có nguy cơ cao mắc sâu răng.
Fluoride có trong varnish giúp tăng cường men răng, làm cho nó chống lại được tấn công axit từ vi khuẩn gây sâu răng. Varnish thường được áp dụng mỗi 3 đến 6 tháng bởi một chuyên gia nha khoa và là một thủ thuật nhanh chóng và không đau đớn. Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA) khuyến cáo rằng trẻ em nên được bôi varnish fluoride bắt đầu từ 6 tháng tuổi và tiếp tục cho đến khi trẻ đến 5 tuổi hoặc cho đến khi răng vĩnh viễn của trẻ đã mọc đầy đủ. Tuy nhiên, tần suất và thời gian điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu và yếu tố nguy cơ sâu răng của từng trẻ. Varnish fluouride 2%, được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
-
Chỉ định và chống chỉ định bôi varnish flouride
-
- Chỉ định
- Sâu răng ở giai đoạn sớm
- Sâu răng ở giai đoạn tiến triển
- Răng vĩnh viễn mới mọc
- Dự phòng sâu răng ở trẻ em, trẻ có nguy cơ sâu răng cao
- Chống chỉ định
- Trẻ có dị ứng vớ fluoride, đang sử dụng các thuốc có phản ứng với fluoride.
-
Quy trình kĩ thuật bôi varnish flouride tại phòng khám
- Kiểm tra lại hồ sơ để chắn chắn bệnh nhân không thuộc nhóm chống chỉ định với thủ thuật.
- Chuẩn bị máng cá nhân cho hai hàm, sao cho máng ôm hết hàm và không chùm lợi quá nhiều.
- Cho bệnh nhân ngồi thẳng, đầu hơi cúi về phía trước để tránh cho nước bọt và varnish chảy xuống họng, gây khó chịu cho trẻ.
- Làm sạch kĩ bề mặt răng với tay khoan chậm, chổi cước, bột đánh bóng.
- Cho gel vào máng cá nhân phủ đầy 1/3 tới ½ chiều cao máng, đảm bảo gel bám đều các mặt của máng bằng cách bóp nhẹ nhàng để gel đều khắp, có thể sử dụng tăm bông dàn đều.
- Xì khô bằng tay xịt hơi, đặt bông cuộn cách li răng khỏi nước bọt. Yêu cầu bệnh nhân há miệng suốt quá trình làm để tránh làm ướt răng. Làm khô cả ba mặt của răng: mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai.
- Máng cá nhân được đưa vào trong miệng và ấn lên mép bề mặt răng. Hàm dưới được làm trước rồi tới hàm trên. Nếu hàm trên làm trước, nước bọt tiết ra nhiều có thể gây cản trở cho đặt máng hàm dưới.
- Loại bỏ gel fluoride thừa bằng ống hút nước bọt. Luôn có ống hút nước bọt ở vị trí dưới lưỡi đảm bảo rằng vị trí môi má trùm ra ngoài máng. Bệnh nhân cắn nhẹ giữ ống
- Máng được đặt tiếp xúc với răng trong 4 phút. Sau đó, loại bỏ máng và loại bỏ fluoride trên răng bằng máy hút nước bọt hoặc bảo bệnh nhân nhổ nước bọt
- Bệnh nhân không được súc miệng, không được nuốt nước bọt, tránh dùng bông để loại bỏ fluoride còn thừa khỏi bề mặt răng
- Kiểm tra lại toàn bộ để đảm bảo không có phản ứng nào xảy ra ở lợi, môi, má. Hỏi bệnh nhân về các triệu chứng; đau, rát, ngứa trong miệng
- Dặn dò bệnh nhân: không được uống trong ít nhất 30 phút, không ăn trong ít nhất 60 phút. Thông báo ngay nếu có những dấu hiệu ngộ độc, bất thường.
- Thời gian đặt gel tối ưu nên là 4 phút, mỗi đợt điều trị là 4 lần, cách nhau 1 tuần.
- Với trẻ dưới 4 tuổi chỉ nên dùng cách bôi gel với que bôi và lấy phần dư bằng gạc. Cho trẻ khạc nhổ trong 1 phút nhưng tránh súc miệng
-
Các vấn đề cần lưu ý khi sử dụng varnish flouride
Tương tự như bất kỳ phương pháp điều trị nha khoa nào, việc bôi varnish fluoride có thể gây ra một số tác dụng phụ và rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro thường rất thấp và lợi ích của việc bôi varnish fluoride thường vượt trội hơn so với rủi ro.
- Một số tác dụng phụ có thể xảy ra sau khi bôi varnish fluoride bao gồm sự thay đổi màu vàng, tạm thời nhạy cảm với thực phẩm và đồ uống nóng hoặc lạnh và cảm giác rin rít trên răng. Những tác dụng phụ này thường nhẹ và thường tự biến mất trong vài ngày sau khi bôi varnish
- Trong những trường hợp hiếm, một số người có thể bị dị ứng với fluoride. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng có thể bao gồm ngứa, sưng, ban đỏ và khó thở. Dặn trẻ và bố mẹ trẻ, nếu gặpbất kỳ triệu chứng nào sau khi bôi varnish fluoride, nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Ngoài ra, cần lưu ý rằng việc tiêu thụ fluoride quá mức có thể dẫn đến tình trạng gọi là fluorosis, gây ra các vết trắng hoặc nâu trên răng. Tuy nhiên, việc bôi varnish fluoride không gây ra fluorosis, vì lượng fluoride được sử dụng trong điều trị rất nhỏ và chỉ được áp dụng trực tiếp lên răng, chứ không được uống vào.
Như vậy, việc bôi varnish fluoride được coi là một phương pháp an toàn và hiệu quả để phòng ngừa sâu răng ở trẻ em và người lớn, và rủi ro liên quan đến phương pháp này thường rất thấp. Bác sĩ cần nắm rõ chỉ định, chống chỉ định cũng như quy trình thực hiện, các lưu ý về thủ thuật để tối ưu hóa kết quả làm việc!
Nguồn tham khảo
- Thực hành lâm sàng nha khoa trẻ em, Trần Thị Mỹ Hạnh, 2021
-
Medjedovic E, Medjedovic S, Deljo D, Sukalo A. IMPACT OF FLUORIDE ON DENTAL HEALTH QUALITY. Mater Sociomed. 2015 Dec;27(6):395-8. doi: 10.5455/msm.2015.27.395-398. PMID: 26889098; PMCID: PMC4733546.
Leave a Reply