Yếu tố nguy cơ và phòng ngừa bệnh COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD  là một bệnh lý hô hấp mạn tính đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc lượng đáng kể những phân tử và khí độc hại… COPD là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý mãn tính, và đứng thứ 3 về các nguyên nhân tử vong trên toàn thế giới.

Có vai trò không thua kém vai trò điều trị COPD thì việc dự phòng COPD có vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp người bệnh quản lý tốt bệnh lý, đồng thời việc hiểu rõ các yếu tố nguy cơ COPD để giảm nguy cơ mắc bệnh và điều trị kịp thời.

1. Vai trò của phòng ngừa bệnh COPD

Việc phòng ngừa COPD rất quan trọng vì đây là một bệnh phổi mạn tính không thể chữa trị hoàn toàn và có thể gây ra nhiều biến chứng và tác động tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng COPD như khó thở, ho, khạc đờm phát triển chậm nhưng ngày càng trở nên nặng nề và có thể dẫn đến tăng áp phổi và suy tim phải.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

2. Các yếu tố nguy cơ 

Theo GOLD 2019, trên toàn thế giới, yếu tố nguy cơ gây bệnh  COPD hàng đầu là do hút thuốc lá, thuốc lào. Tuy nhiên, vẫn có những bằng chứng rõ ràng từ các nghiên cứu chỉ ra là người không hút thuốc lá vẫn có thể mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Một số yếu tố nguy cơ chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính:

2.1. Hút thuốc lá, thuốc lào hay thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh (chủ yếu ở các nước đang phát triển).

  • Khói thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra COPD. Khói thuốc chứa hàng trăm chất hóa học độc hại, trong đó có các chất như nicotine, tar, carbon monoxide, và các hợp chất khác, tất cả đều gây ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp.
  • Khi hút thuốc, các chất độc hại trong khói sẽ vào cơ thể và gây ra một số tác động tiêu cực đến hệ thống hô hấp, gây ra sự viêm nhiễm và mất chức năng của các bộ phận phổi. Theo thời gian, các bộ phận này sẽ bị tổn thương và dẫn đến COPD.
  • Các chất hóa học trong khói thuốc có thể làm tắc nghẽn các đường thở và làm giảm khả năng hô hấp của phổi. Điều này gây ra khó thở và sự mệt mỏi khi vận động và hoạt động thường ngày. Ngoài ra, khói thuốc cũng có thể làm tăng sự phát triển của các tế bào ung thư và các bệnh phổi khác.

2.2. Phơi nhiễm với các phân tử độc hại: bụi nghề nghiệp, hữu cơ và vô cơ.

2.3. Ô nhiễm không khí trong nhà từ lò sưởi ấm và nấu ăn bằng khối sinh học trong môi trường thong khí kém ( chủ yếu ở các nước phát triển).

2.4. Ô nhiễm không khí môi trường bên ngoài.

2.5. Nhiễm trùng hô hấp.

2.6. Các yếu tố di truyền

Mặc dù hút thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính cho sự phát triển của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, nhưng sự tiến triển tới tắc nghẽn dòng khí ở người hút thuốc lá có sự biến động cao. Thiếu hụt nghiêm trọng về α1 Antitrypsin đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ di truyền cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng các yếu tố di truyền khác cũng tồn tại.

  • Thiếu ɑ1 antitrypsin, mặc dù chỉ có khoảng 1% bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được tìm thấy có sự thiếu hụt  ɑ1 antitrypsin nhưng yếu tố gen vẫn chứng minh được có đóng góp đáng kể trong sự hình thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Các nghiên cứu về đo lường chức năng phổi trên các mẫu dân cư chung cho thấy rằng các yếu tố di truyền khác như HHIP, FAM13A và IRBE2 cũng có thể ảnh hưởng đến sự biến động chức năng phổi. Yếu tố di truyền gia đình cũng góp phần trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng đã được chứng minh.

3. Cách phòng ngừa

  • Ngừng hút thuốc: Hút thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra COPD. Việc ngừng hút thuốc là biện pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc COPD.
  • Bảo vệ môi trường: Tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại và khói bụi trong môi trường là cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc COPD.
  • Điều chỉnh lối sống: Bổ sung chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giảm stress và duy trì cân nặng là các biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc COPD.
  • Sử dụng thiết bị bảo vệ hô hấp: Đeo khẩu trang hoặc sử dụng máy lọc không khí để giảm tiếp xúc với các chất độc hại trong không khí.
  • Điều trị các bệnh phổi khác: Các bệnh phổi khác, chẳng hạn như viêm phế quản và viêm phổi, có thể làm gia tăng nguy cơ mắc COPD. Việc điều trị các bệnh phổi khác kịp thời có thể giảm thiểu nguy cơ này.
  • Tham gia chương trình đào tạo và giáo dục về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Hiểu rõ về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các biện pháp phòng ngừa có thể giúp người bệnh tự quản lý bệnh tốt hơn.
  • Theo dõi sức khỏe: Đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe phổi và giúp phát hiện các triệu chứng bệnh COPD sớm hơn.
  • Sử dụng vaccine cúm có thể làm giảm tỷ lệ mắc cũng như độ nặng của bệnh cúm cũng như số đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Sử dụng vaccine phế cầu có thể làm giảm cả tỷ lệ mắc viêm phổi cộng đồng và số đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Với việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa COPD này, người bệnh có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và đảm bảo sức khỏe phổi tốt hơn.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *