3 bước chẩn đoán viêm quanh răng theo Hội Nha Chu Mỹ

Trong năm 2017, Hiệp hội Nha chu Mỹ (American Academy of Periodontology) đã phát hành một hệ thống đánh giá mới cho các bệnh về viêm quanh răng và viêm quanh implant. Hệ thống này được gọi là Hệ thống phân loại mới về bệnh nha chu và bao gồm bốn giai đoạn và ba mức độ với nhiều yếu tố đánh giá khác nhau.Những yếu tố đánh giá khác nhau để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, bao gồm chiều sâu túi nha chu, mức độ mất bám dính, mức độ mất xương ổ răng,…Để đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất cũng như phương án điều trị tối ưu, bác sĩ nha khoa cần nắm rõ các bước để phân loại và đánh giá bệnh nhân viêm nha chu.

1. Phân loại bệnh viêm quanh răng theo AAP (2017)

  • Giai đoạn: dựa trên độ nặng và phức tạp trong việc kiểm soát bệnh

Trong đó, mức độ nặng liên quan tới mất bám dính lâm sàng (CAL) lớn nhất tại vùng thăm khám cũng như hình ảnh mất xương ổ răng trên phim XQuang

Độ phức tạp trong kiểm soát bệnh liên quan tới chiều sâu thăm khám, hình thái tiêu xương, tiêu chẽ, số lượng răng còn lại, mức độ lung lay răng,..

  • Giai đoạn 1: Viêm nha chu khởi đầu
  • Giai đoạn 2: Viêm nha chu mức độ trung bình
  • Giai đoạn 3: Viêm nha chu nặng với nguy cơ mất thêm một số răng
  • Giai đoạn 4: Viêm nha chu nặng với nguy cơ mất nhiều răng hoặc toàn hàm
  • Mức độ: bằng chứng hoặc nguy cơ của tiến triển nhanh, không hợp tác với điều trị

Nguy cơ tiến triển bao gồm bằng chứng trực tiếp trên phim XQuang, mất bám dính lâm sàng hoặc gián tiếp như số lượng xương mất/tuổi.

Không hợp tác với điều trị bao gồm đặc điểm riêng của case bệnh, tình trạng hút thuốc cũng như mắc các bệnh lý toàn thân như đái tháo đường.

  • Mức độ A: tiến triểm chậm
  • Mức độ B: tiến triển trung bình
  • Mức độ C: tiến triển nhanh

Bước 1. Tiếp nhận case lâm sàng: từ cái nhìn tổng quan tới chẩn đoán:

do-chieu-sau-tui-loi
Đo chiều sâu túi lợi giúp chẩn đoán bệnh quanh răng
  • Thăm khám

+  Đo chiều sâu túi lợi toàn hàm

+  Chụp phim toàn cảnh

+  Các răng bị mất

Bệnh nha chu nhẹ đến trung bình thường sẽ được phân loại là Giai đoạn I hoặc Giai đoạn II

Bệnh nha chu nặng đến rất nặng thường sẽ phân loại là Giai đoạn III hoặc Giai đoạn IV

Bước 2:  Chẩn đoán giai đoạn viêm quanh răng

  • Đối với bệnh nha chu nhẹ đến trung bình (thường là giai đoạn I hoặc giai đoạn II):
  • Xác nhận mức độ mất bám dính lâm sàng (CAL)
  • Loại trừ các nguyên nhân CAL không phải do bệnh nha chu (ví dụ như phục hình cổ răng hoặc sâu răng, nứt gãy chân răng, CAL do nguyên nhân chấn thương)
  • Xác định chỉ số CAL tối đa hoặc tiêu xương ổ răng trên phim XQuang (RBL)
  • Xác nhận hình thái tiêu xương RBL
  • Đối với bệnh nha chu trung bình đến nặng (thường là giai đoạn III hoặc giai đoạn IV):
  • Xác định chỉ số CAL tối đa hoặc tiêu xương ổ răng trên phim XQuang RBL
  • Xác nhận hình thái tiêu xương RBL
  • Đánh giá mất răng do bệnh nha chu
  • Đánh giá các yếu tố phức tạp của trường hợp (ví dụ: tần suất CAL nặng, thách thức phẫu thuật)

Bước 3: Chẩn đoán mức độ viêm quanh răng

  • Tính toán RBL (% chiều dài chân răng x 100) chia cho tuổi của bệnh nhân
  • Đánh giá các yếu tố nguy cơ (ví dụ: hút thuốc, tiểu đường)
  • Đánh giá hiệu quả của case bệnh với điều trị làm sạch cao răng và mảng bám – làm nhẵn chân răng
  • Đánh giá tốc độ mất xương dự kiến
  • Tiến hành đánh giá chi tiết về nguy cơ
  • Xem xét các yếu tố tiền sử y khoa và các bệnh viêm nhiễm hệ thống.

Việc đánh giá và phân loại bệnh nhân viêm quanh răng là một phần quan trọng của công tác chăm sóc nha khoa. Điều này giúp đưa ra quyết định điều trị chính xác và hiệu quả nhất cho từng trường hợp. Hệ thống phân loại mới về bệnh viêm quanh răng đã giúp bác sĩ nha khoa đánh giá và phân loại bệnh nha chu một cách rõ ràng và chính xác hơn. Với một phương pháp tiếp cận bệnh nhân khoa học và hợp lí, các bác sĩ sẽ không bỏ lỡ những đặc điểm quan trọng trong quá trình thăm khám cũng như đưa ra chẩn đoán. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình điều trị và đảm bảo sự thành công của điều trị. Đó là lý do tại sao tiếp cận để đánh giá và phân loại bệnh nhân nha chu là một phần vô cùng quan trọng trong công tác chăm sóc nha khoa và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của răng và mô quanh răng cho bệnh nhân.

Nguồn tham khảo

  1. A new classification scheme for periodontal and peri-implantdiseases and conditions – Introduction and key changesfrom the 1999 classification, Jack G. Caton, 2017

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *