Hạ natri máu: Nguyên nhân và phòng ngừa

Hạ natri máu: Nguyên nhân và phòng ngừa

Natri (hay sodium) là một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp điều hòa lượng nước trong cơ thể và duy trì cân bằng điện giải. Tuy nhiên, khi nồng độ natri máu quá cao hoặc quá thấp, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây hạ natri máu từ đó đưa ra biện pháp phòng ngừa.

1. Thế nào là hạ natri máu?

Hạ natri máu (hyponatremia) là một tình trạng y tế phổ biến, xảy ra khi nồng độ natri trong huyết thanh dưới mức bình thường, thường là ít hơn 135 mmol/L. Tình trạng này có thể làm giảm khả năng hoạt động của các tế bào trong cơ thể và gây ra những triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, mất ngủ, mất cân bằng và khiến người bệnh có nguy cơ cao bị tai biến sọ não hoặc co giật.

2. Nguyên nhân gây hạ natri máu

Thiếu dịch và tăng bài tiết hormone antidiuretic (ADH) là hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng hạ natri máu. ADH được sản xuất bởi tuyến yên và giúp điều chỉnh lượng nước được giữ lại trong cơ thể. Đáp ứng tăng hormone antidiuretic (ADH) là một cơ chế tự nhiên của cơ thể để duy trì cân bằng nước và điện giải trong trường hợp thiếu nước. ADH được sản xuất bởi tuyến yên và giúp giảm lượng nước được giải phóng qua đường tiểu. Khi cơ thể thiếu nước, nồng độ ADH được tăng lên, giúp cơ thể giữ lại nước và ngăn chặn thiếu nước.

Như vậy có thể hình dung, hạ natri máu là sự phối hợp của thiếu dịch gây tăng bài tiết ADH tăng tái hấp thu nước, nếu không sớm bù lại đủ lượng dịch và điện giải bị mất đi làm cho ADH tăng quá mức và kéo dài có thể khiến nước được tái hấp thu quá nhiều so với điện giải làm cho nồng độ natri trong máu bị giảm. Một số trường hợp, ADH tăng một cách không thích hợp có thể không liên qua đến thiếu dịch – Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH). Một số bệnh lý tâm thần kinh cũng có thể gây ra tình trạng uống nhiều nguyên phát, nghĩa là tình trạng uống quá nhiều nước – điều này cũng có thể dẫn đến hạ natri máu.

Uong-khong-du-nuoc-la-mọt-nguyen-nhan-gay-ha-natri-mau
Thiếu hụt dịch cơ thể là một nguyên nhân gây hạ natri máu.

Một số nguyên nhân gây thiếu dịch cơ thể thường gặp:

Cơ thể thiếu dịch có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính là mất nước qua đường tiêu hóa, da và hô hấp. Khi cơ thể mất nước nhiều hơn lượng nước được uống vào, điều này có thể gây ra tình trạng thiếu dịch. Việc mất nước có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Điều kiện thời tiết nóng: Khi thời tiết nóng, cơ thể chúng ta sản xuất nhiều mồ hôi để giải nhiệt. Nếu không thay đổi khẩu phần ăn và cung cấp đủ nước cho cơ thể, điều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước và mất cân bằng điện giải.
  • Hoạt động thể chất: Khi vận động, cơ thể cũng tiêu hao nhiều nước hơn thông qua mồ hôi và hô hấp. Việc không bù đắp đủ nước cho cơ thể có thể gây ra thiếu nước và mất cân bằng điện giải.
  • Mất dịch qua đường tiêu hóa như nôn ói, tiêu chảy, ợ nóng, hay hút thuốc lá, uống cồn,…
  • Mất một lượng dịch lớn qua đường tiểu: Các bệnh gây mất dịch qua đường niệu như đái tháo đường, đái tháo nhạt, bệnh thận mạn tính,…
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu: Một số loại thuốc lợi tiểu có thể làm cho cơ thể sản xuất nước tiểu nhiều hơn thông thường, dẫn đến tình trạng thiếu nước và mất cân bằng điện giải.
  • Một số bệnh lý gan thận gây tái phân bố dịch: xơ gan, thận hư, suy tim sung huyết,…

Một số nguyên nhân gây Hội chứng tiết ADH không thích hợp (SIADH):

Các nguyên nhân gây ra SIADH có thể bao gồm:

  • Bệnh lý não: Một số bệnh lý não như đột quỵ, chấn thương đầu, khối u não hoặc viêm não có thể gây ra SIADH bằng cách ảnh hưởng đến cơ chế điều chỉnh sản xuất ADH.
  • Bệnh lý phổi: Một số bệnh lý phổi như viêm phổi, ung thư phổi hoặc bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính có thể kích thích sản xuất ADH.
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc kháng viêm steroid hoặc thuốc chống trầm cảm có thể gây ra SIADH.
  • Bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác như bệnh gan, bệnh thận, bệnh tim, suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến sản xuất ADH và gây ra SIADH.

3.  Triệu chứng hạ natri máu

Theo Uptodate, một nguồn tài liệu tham khảo y tế chuyên sâu, các triệu chứng của hạ natri máu có thể bao gồm:

  • Triệu chứng hệ thần kinh: Tình trạng nhận thức suy giảm, co giật, run rẩy, chóng mặt, hoa mắt, cảm giác mất cân bằng, mất trí nhớ, tình trạng hôn mê hoặc giảm sự tỉnh táo.
  • Triệu chứng hô hấp: Khó thở khi nằm, suy hô hấp khi mức độ hạ natri máu rất nặng.
  • Triệu chứng tim mạch: Rối loạn nhịp tim, giảm huyết áp, tăng nhịp tim,…
  • Triệu chứng tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng,…
  • Triệu chứng thần kinh tâm thần: Tình trạng lo âu, đau đầu, mất ngủ, tức ngực, giảm sự tập trung, hoặc các dấu hiệu của trầm cảm,…

4. Phòng ngừa hạ natri máu

Để phòng ngừa hạ natri máu có thể áp dụng những các sau:

  • Bù đủ nước và điện giải cho cơ thể: Cần theo quan tâm uống đủ nước mỗi ngày, lưu ý nhu cầu dịch và điện giải của cơ thể sẽ thay đổi dựa trên thời tiết, hoạt động thể lực cũng như tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng, đảm bảo bổ sung đủ điện giải, cụ thể là natri.
  • Sử dụng thận trọng các loại dược phẩm, cần tuân thủ chỉ định, chế độ liều và lưu ý của chuyên gia y tế về các loại dược phẩm sử dụng.
  • Khám sức khỏe thường xuyên, quản lý các bệnh lý đồng mắc có thể gây thiếu dịch cơ thể: tiểu đường, đái tháo nhạt, xơ gan, suy tim,…

Nguồn tham khảo: Uptodate.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *