Tán sỏi qua Kehr trong điều trị sỏi đường mật

1. Giới thiệu phương pháp tán sỏi qua Kehr

  • Sỏi đường mật là bệnh phổ biến ở Việt Nam và là vấn đề lớn của ngoại khoa, với đặc điểm là dễ sót sỏi và tái phát, thường kèm theo hẹp đường mật nên điều trị khó khăn. Do tính chất phức tạp của sỏi đường mật trong gan: nhiều sỏi, kèm hẹp đường mật, đường mật viêm… nên trong một cuộc mổ thường không thể giải quyết hết sỏi. Vì vậy, tán sỏi qua đường hầm ống Kehr có thể được thực hiện nhiều lần sau khi mổ cho đến khi sạch sỏi. Đây là một phương pháp điều trị sỏi đường mật nhẹ nhàng, hiệu quả, ít biến chứng.

2. Chỉ định và chống chỉ định phương pháp tán sỏi qua Kehr

  • Các bệnh nhân được chẩn đoán còn sỏi sau phẫu thuật lấy sỏi đường mật (mổ mở hay mổ nội soi có đặt ống Kehr).
  • Chẩn đoán còn sỏi dựa vào soi đường mật trong khi mổ và chụp Xquang đường mật kiểm tra qua ống Kehr sau mổ.
  • Chống chỉ định: Bệnh nhân đang viêm tuỵ cấp, bệnh nhân có rối loạn đông máu.

3. Quy trình thực hiện tán sỏi qua Kehr

  • Sau khi xác định còn sỏi, bệnh nhân được xuất viện mang ống Kehr về.
  • Sau 3 tuần, bệnh nhân tái khám và được siêu âm bụng, chụp lại X-quang đường mật trước khi thực hiện thủ thuật.

3.1. Chuẩn bị bệnh nhân:

  • Khám lại bệnh nhân, xác định tình trạng nhiễm trùng, tình trạng dịch mật, có viêm tuỵ cấp hay không,…
  • Bệnh nhân nhịn ăn uống 6 giờ trước khi thực hiện thủ thuật.

3.2. Máy móc, trang thiết bị, dụng cụ

Máy tán sỏi điện thủy lực

Máy nội soi

    • Ống soi đường mật 5 mm
    • Hệ thống xử lý hình ảnh
    • Nguồn sáng
    • Monitor
    • Dây tán sỏi 3 Fr hay 4,5 Fr

Máy X quang C-arm có màn hình

Máy siêu âm

Vật tư

    • Rọ lấy sỏi
    • Ống thông có bóng (baloon catheter)
    • Dây dẫn (guidewire)
    • Bộ nong đường mật (10 Fr, 12 Fr, 14 Fr và 16 Fr)

3.3. Kỹ thuật:

Nếu ống Kehr ≥ 16Fr:

  • Rút dẫn lưu Kehr, soi đường mật, lấy sỏi.

Nếu ống Kehr <16Fr:

  • Nong đường hầm ống Kehr đến 18Fr.
  • Thực hiện thủ thuật lấy sỏi qua đường hầm ống Kehr tại phòng Xquang hay phòng mổ, không cần gây mê, chỉ cần giảm đau với thuốc tiền mê.
  • Khi soi, nước muối sinh lý được cho chảy liên tục vào đường mật để làm đường mật dãn ra, rửa trôi dịch mật dơ, giả mạc, máu. Áp lực nước thường dùng là 80-100mmHg, hoặc treo chai nước cao hơn bệnh nhân 1 mét.
  • Lấy sỏi bằng rọ Dormia, bơm rửa hay đẩy sỏi xuống tá tràng.
  • Nếu sỏi to hay dính chặt vào niêm mạc, phải tán sỏi bằng điện thuỷ lực. Các mảnh vỡ được lấy ra như trên. Nếu có hẹp đường mật thì nong bằng sỏi hoặc bằng bóng, nong đồng trục.
  • Soi Xquang đường mật kiểm tra khi lấy hết sỏi, không tiếp tục soi nữa.
  • Đặt 1 ống dẫn lưu 18-20Fr vào đường mật để tránh đường hầm bị bít.
Tán sỏi đường mật
Hình ảnh nội soi đường mật trong gan tán sỏi

Hẹp đường mật:

Được định nghĩa là một chỗ thắt lại của ống mật, có dãn lớn phía trên chỗ hẹp, được chia thành 2 mức độ:

Hẹp nhẹ:

  • Hẹp ở các ống mật nhỏ (dưới ống hạ phân thuỳ)
  • Hẹp ở các ống mật lớn (ống hạ phân thuỳ trở lên), có thể đưa ống soi đường mật (5mm) qua được chỗ hẹp mà không cần nong, hoặc có thể đưa ống soi đường mật qua được chỗ hẹp sau khi lôi sỏi qua chỗ hẹp.

Hẹp nặng:

  • Hẹp ở ống mật lớn (ống hạ phân thuỳ trở lên) và phải nong đồng trục hay nong bằng bóng mới có thể đưa ống soi đường mật qua được chỗ hẹp, hoặc nong thất bại.

3.4. Săn sóc sau thủ thuật

  • Bệnh nhân được theo dõi từ 2-6 giờ sau khi làm thủ thuật tại phòng hồi tỉnh, sau đó chuyển lên trại. Nếu chưa lấy hết sỏi, thủ thuật được thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau 1-2 ngày đến khi hết sỏi. khi lấy hết sỏi, kiểm tra siêu âm và Xquang đường mật qua ống dẫn lưu. Nếu hết, rút ống dẫn lưu và đường hầm tự bít sau 1-2 ngày.

4. Kết luận

  • Trong các nghiên cứu trong nước, tỉ lệ tai biến, biến chứng của lấy sỏi qua đường hầm ống Kehr kết hợp với tán sỏi trong cơ thể là không đáng kể. Đa số các biến chứng là viêm đường mật cấp. Biến chứng nặng cần phải can thiệp ngoại khoa để xử trí là rất hiếm.
  • Nội soi tán sỏi qua đường hầm dẫn lưu Kehr là một phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị sỏi trong gan.

5. Điều trị sỏi đường mật tại Vinmec

phau-thuat-soi-ong-mat-chu-2
Hệ thống Bệnh viện Vinmec là địa chỉ tin tưởng cho bệnh nhân có bệnh lý sỏi đường mật – dẫn lưu Kehr.
  • Điều trị sỏi đường mật, dẫn lưu Kehr là một trong những kỹ thuật tại Phẫu thuật nội soi lấy sỏi ống mật chủ có dẫn lưu Kehr là một trong những kỹ thuật tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, dưới sự thực hiện của đội ngũ chuyên môn môn giàu kinh nghiệm, tỷ lệ thành công rất cao.
  • Điểm mạnh của trang thiết bị cao cấp tại Vinmec là máy gây mê Avance CS2, máy thở R860 của GE và máy nội soi hiện đại, đúng chuẩn Quốc tế.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm sốhotline hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *