Sảy thai là tình trạng thai nhi bị tống xuất ra khỏi tử cung trước 20 tuần. Các nguyên nhân gây ra sảy thai rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về di truyền, nhiễm trùng, bất thường về cấu trúc của tử cung hoặc các vấn đề về sức khỏe của người mẹ như bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tiền sản giật, và sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia.
1. Tác động của thuốc đối với thai nhi
Những loại thuốc sau chứa thành phần không phù hợp, có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nên được khuyến cáo không sử dụng trong thai kỳ.
Do đó, việc sử dụng thuốc khi mang thai cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc khác nhau. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc lo ngại nào, người mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn thích hợp.
2. Những thuốc cần tránh khi mang thai
-
Ibuprofen: Đây là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm ngoài ra còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai giai đoạn cuối của thai kỳ, sử dụng Ibuprofen có thể gây biến chứng cho tim thai, khiến đường ống trong tim thai đóng lại sớm, gây biến chứng cho tim, phổi, có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh hoặc dị tật tim nguy hiểm.
-
Naproxen: Đầy là thuốc giảm đau quen thuộc thường dùng cho các trường hợp viêm gân, đau nhức cơ bắp, nhức đầu, đau bụng kinh, đau răng,… Sử dụng naproxen có nguy cơ gây sảy thai nếu dùng trong những tháng đầu, ở những tháng cuối gây giảm lưu thông máu đến bào thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
-
Aspirin: Có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Ở giai đoạn mang thai đầu, sử dụng Aspirin liều cao có thể gây dị tật bẩm sinh, trong những tháng cuối làm chậm quá trình chuyển dạ, khiến ống động mạch đóng sớm nguy hiểm cho sức khỏe, gây chết thai.
-
Ribavirin: thường dùng điều trị trong bệnh viêm gan C, sốt xuất huyết do virus hoặc nhiễm virus hợp bào hô hấp. Thuốc được khuyến cáo không nên dùng khi có dự định mang thai trước 6 tháng, sự tích tụ thành phần khi hấp thụ qua da và phổi sẽ gây hại cho thai nhi.
- Thuốc kháng sinh. Các thuốc kháng sinh nên lưu ý gồm:
-
Thuốc kháng sinh sulfa kết hợp với kháng sinh trimethoprim.
-
Thuốc kháng sinh Tetracycline không nên sử dụng sau tuần thai thứ 15.
-
Kháng sinh levofloxacin và ciprofloxacin ảnh hưởng đến sự phát triển xương và cơ bắp của thai.
-
Kháng sinh Fluoroquinolones gây nguy cơ rách hoặc vỡ động mạch chủ, tăng nguy cơ sảy thai.
-
Ngoài ra còn có một số loại thuốc khác nữa như các loại thuốc trị mụn chứa các hoạt chất như Isotretinoin, Thuốc nội tiết, thuốc kháng sinh nhóm cyclin, thuốc bôi trị mụn nhóm retinoid,..
Nếu như bạn có ý định mang thai hoặc đang mang thai thực sự cần phải lưu ý thận trọng dùng các loại thuốc để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khoẻ của chính mình.
3. Những thuốc được phép dùng khi mang thai
Trong quá trình mang thai, có thể cần sử dụng một số loại thuốc để điều trị các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, không phải thuốc nào cũng an toàn cho thai nhi. Dưới đây là một số loại thuốc được phép sử dụng trong thai kỳ:
- Folic acid: Đây là một loại vitamin được khuyến cáo sử dụng trước khi mang thai để giảm nguy cơ các khuyết tật dây thần kinh của thai nhi
- Đơn chất canxi: Việc cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể thai nhi rất quan trọng, được khuyến cáo để bổ sung canxi cho cơ thể mẹ và thai nhi.
- Thuốc chống dị ứng: Nếu mẹ bị dị ứng hoặc bệnh hen suyễn, các loại chống dị ứng như loratadine và cetirizine có thể được sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý và tham khảo ý kiến chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng
- Insulin: Nếu mẹ bị tiểu đường, insulin là một loại thuốc cần thiết để kiểm soát đường huyết
- Paracetamol: Đây là một loại giảm đau phổ biến và an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, cần hạn chế sử dụng trong thời gian dài hoặc liều lượng cao.
Cần lưu ý rằng việc sử dụng trong thai kỳ phải được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng. Việc sử dụng sai cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
4. Những lưu ý trong quá trình mang thai cho mẹ bầu
Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trong quá trình mang thai cho mẹ bầu:
- Tư vấn của bác sĩ: Trong quá trình mang thai cần được thực hiện dưới sự giám sát và tư vấn của bác sĩ. Mẹ bầu nên thường xuyên đi khám thai để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe.
- Thông báo cho bác sĩ về các thuốc đã dùng: Mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn, đã dùng trong quá trình mang thai.
- Tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ: Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, thai nhi đang phát triển nhanh chóng và có nguy cơ bị ảnh hưởng. Do đó, mẹ bầu nên tránh sử dụng trong giai đoạn này nếu không cần thiết.
- Chỉ sử dụng thuốc được phép dùng khi mang thai: Mẹ bầu chỉ nên sử dụng các loại được phép dùng trong quá trình mang thai, được khuyến cáo bởi các tổ chức y tế uy tín như Bộ Y tế hoặc Tổ chức Y tế Thế giới.
4. Tổng kết
Việc bảo vệ sức khoẻ thai nhi là rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai, từ khi thai nhi được thụ thai cho đến khi chào đời. Đây là giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi, nơi mà nó phát triển và hình thành các cơ quan và chức năng của cơ thể.
Việc bảo vệ sức khoẻ thai nhi có vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến thai nhi. Điều này có thể đạt được thông qua việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đúng cách và tránh các tác nhân độc hại như thuốc lá, rượu, các loại thuốc không được khuyến cáo khi mang thai và các chất độc hại khác.
Nên thận trọng với tất cả các loại thuốc mà người mẹ dùng trong quá trình trước, trong và sau mang thai để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Leave a Reply