Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người: Những loại virus chủ yếu gây ra và những biểu hiện điển hình.

Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người thường do virus HIV gây ra. HIV là một retrovirus, tấn công vào tế bào CD4 của hệ thống phòng vệ miễn dịch của cơ thể. Nhiễm HIV điển hình có biểu hiện ban đầu là hội chứng nhiễm retrovirus cấp, chuyển dần sang bệnh mãn tính trong nhiều nămvới tình trạng giảmdần tế bào lympho T CD4 (tế bào duy trì hoạt động hệ miễn dịch), và cuối cùng hội chứng suy giảm miễn dịch ở người  biểu hiện triệu chứng và đe dọa tính mạng.

hoi-chung-suy-giam-mien-dich

1. Tổng quan virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người

1. 1 Visrus HIV : là một virus ARN
Sao chép từ ARN thành ADN sử dụng enzyme sao chép ngược
• ADN được tạo ra sau đó tích hợp vào bộ gen của tế bào vật chủ (lympho bào T)
• Sau đó virus HIV (ARN và các protein) tiếp tục được tạo ra bằng phức hợp ADN này
• Các virus ARN dễ mắc các lỗi phiên mã

1.2 Tế bào T-CD4—mục tiêu của virus HIV

Các tế bào CD4 chính là “đạo diễn” cho đáp ứng miễn dịch
• HIV gắn với các thụ thể trên tế bào CD4 để xâm nhập và gây nhiễm tế bào này
• Sau nhiễm, số tế bào CD4 dần giảm xuống theo thời gian
• Số lượng tế bào CD4 trong cơ thể chỉ điểm mức độ tổn thương miễn dịch do HIV gây ra
• Số lượng tế bào CD4 càng thấp thì hệ miễn dịch càng yếu.

1.3 Tải lượng virus HIV

Tải lượng virus là lượng HIV trong máu (bản sao/mL)
• Lượng HIV trong máu chỉ điểm mức độ HIV nhân lên và tốc độ phá hủy tế bào CD4
• Xét nghiệm tải lượng virus đo lường lượng ARN HIV trong huyết tương
• >100,000 được xem là cao đi kèm với sự tiến triển nhanh của tình trạng HIV
• <10,000 gắn với tiến triển chậm hơn.

1.4 Xét nghiệm HIV

Có hai cách chính để xét nghiệm tình trạng nhiễm HIV:
• Xét nghiệm kháng thể
• Nồng độ ARN virus HIV
• Lưu ý: Số lượng tế bào CD4 không khẳng định tình trạng nhiễm HIV; nhiều tình trạng bệnh lý khác có thể gây giảm số lượng CD4, do đó hãy xác định tình trạng nhiễm HIV trước khi kiểm số lượng tế bào CD4!

2. Triệu chứng nhiễm HIV theo tình trạng suy giảm miễn dịch

2.1 Triệu chứng nhiễm HIV cấp

Xuất hiện 2-4 tuần sau khi nhiễm HIV
• Các triệu chứng có thể kéo dài từ một vài ngày đến vài tuần
• “Bệnh cảm dường như không bao giờ hết”
• Sốt và viêm họng
• Đau cơ/đau khớp
• Hạch to
• Phát ban: tổn thương hồng ban dát sẩn 5-10 mm; thường gặp nhất ở mặt và thân mình; điển hình thì không ngứa

  • Chuyển đảo huyết thanh thường xuất hiện trong vòng 4-12 tuần nên xét nghiệm tìm kháng thể HIV thường âm tính trong giai đoạn này
    • Nếu nghi nhiễm HIV và xét nghiệm HIV âm tính thì làm lại xét nghiệm sau 1 và 3 tháng
    • Xét nghiệm tải lượng virus HIV có thể chẩn đoán được nhiễm HIV cấp tính.

2.2 Giai đoạn nhiễm không triệu chứng

  • Đặc điểm là giảm dần số lượng CD4
    • Bệnh nhân có thể khỏe mạnh trong 5-10 năm trước khi xuất hiện triệu chứng
    • Có thể xuất hiện triệu chứng khi CD4 < 500 tế bào/mm3
    • Các NTCH xuất hiện khi CD4 < 200 tế bào/mm3

2.3 Nhiễm HIV có triệu chứng

  • Các tình trạng có thể gặp khi số lượng CD4 200 – 500 bao gồm:
    • Hạch to toàn thân
    • Mệt
    • Sốt hoặc tiêu chảy kéo dài > 1 tháng
    • Bệnh Candida miệng hoặc âm đạo
    • Viêm phổi vi khuẩn
    • Lao phổi
    • Herpes zoster (Zona)
    • Bệnh ác tính (ung thư cổ tử cung, u lympho).
  • Một số bệnh nhân CD4 > 200 có thể ốm yếu với nhiều triệuchứng
    • Một số bệnh nhân có CD4 thấp < 200 có thể thấy khỏe mạnh mà không có triệu chứng gì hết
    Tất cả bệnh nhân đều giảm chức năng miễn dịch và có nguy cơ NTCH khi:
    • Giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 theo WHO, hoặc
    • CD4 < 200, hoặc
    • Tổng tế bào Lympho (Total Leukocyte Count) < 1200.

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh

Tăng tiến triển bệnh:
• Tuổi cao
• Tình trạng dinh dưỡng
• Nhiễm trùng cơ hội (ví dụ: lao, giang mai, nấm)
• Tải lượng virus cao
Tiêm chích ma túy
• Nghiện rượu

Làm chậm tiến triển bệnh:
• Dự phòng NTCH bằng cotrimoxazole, INH
• Điều trị kháng HIV

3. Hệ thống phân giai đoạn lâm sàng theo WHO

Phân giai đoạn lâm sàng theo WHO có thể dùng để:
• Ước lượng mức độ tổn thương hệ miễn dịch của bệnh nhân
• Theo dõi tiến triển của bệnh HIV
• Xác định khi nào cần :
– Điều trị hoặc ngừng dự phòng bằng Cotrimoxazole
• Theo dõi đáp ứng của bệnh nhân với điều trị ARV.

Giai đoạn 1: Không triệu chứng
Những hội chứng điển hình/phổ biến nhất:
• Không có triệu chứng
• Hạch to toàn thân dai dẳng

Giai đoạn 2: Triệu chứng nhẹ
Những hội chứng điển hình/phổ biến nhất:
• Sút cân không rõ nguyên nhân mức độ trung bình (< 10% thể trọng)
• Các nhiễm trùng hô hấp tái phát (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm họng)
• Zona (Herpes zoster)
• Phát ban sẩn ngứa (PPE)
• Nấm móng, viêm da bã nhờn.

Giai đoạn 3: Triệu chứng tiến triển
Những hội chứng điển hình/phổ biến nhất:
• Không rõ nguyên nhân (KRNN):
– Sút cân nặng (> 10% trọng lượng cơ thể)
– Tiêu chảy mạn tính trên 1 tháng
– Sốt dai dẳng trên 1 tháng
• Bệnh Candida miệng kéo dài, bạch sản lưỡi dạng lông
• Lao phổi
• Nhiễm khuẩn nặng (viêm phổi, mủ màng phổi, NT huyết…)
• Thiếu máu (<8 g /dl), giảm bạch cầu trung tính (<0.5 x 109 /l), hoặc giảm tiểu cầu (<50 x 109 /l) không rõ nguyên nhân.

Giai đoạn 4: Triệu chứng nặng
• Hội chứng suy mòn do HIV: có 2 trong 3 triệu chứng sau:
– Sút cân nặng (> 10% trọng lượng cơ thể) KRNN
– Tiêu chảy mạn tính trên 1 tháng KRNN
– Sốt dai dẳng trên 1 tháng KRNN
• Nhiễm herpes simplex mãn tính (môi miệng, sinh dục, hoặc hậu môn, trực tràng) kéo dài trên 1 tháng, hay herpes nội tạng bất kể vị trí nào).

Những hội chứng điển hình/phổ biến nhất:
• Lao ngoài phổi
• Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP)
• Bệnh Candida thực quản
• Bệnh Toxoplasma hệ thần kinh trung ương
• Viêm màng não do Cryptococcus neoformans
– Bệnh do Penicillium marneffei
• Viêm võng mạc do Cytomegalovirus (CMV)
• Viêm phổi do vi khuẩn tái phát…

Các tiêu chuẩn chẩn đoán HIV tiến triển
Nhiễm HIV tiến triển:
• Ở người lớn, vị thành niên và trẻ > 5 tuổi: khi CD4 ≤ 200 tế bào/mm³ hoặc giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4
• Tất cả trẻ < 5 tuổi được coi là bệnh HIV tiến triển.

4. Điều trị ARV

4.1 Mục đích điều trị ARV

  • Ngăn chặn tối đa, lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể
  • Phục hồi chức năng miễn dịch => Giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV

=> Dự phòng lây truyền HIV (bạn tình/bạn chích), từ mẹ sang con.

4.2 Nguyên tắc điều trị ARV

  • Điều trị ARV ngay khi được chẩn đoán nhiễm HIV
  • Phối hợp đúng cách ít nhất 3 loại thuốc ARV
  • Đảm bảo tuân thủ điều trị hàng ngày, liên tục, suốt đời.

4.3 Tiêu chuẩn điều trị ARV

  • Tất cả người nhiễm HIV, không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng hay số lượng tế bào CD4
  • Trẻ dưới 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm PCR lần 1 (+) hoặc có kháng thể kháng HIV (+) đồng thời có biểu hiện bệnh lý HIV nặng.

4.4 Các nhóm thuốc điều trị ARV

Ức chế men sao chép ngược nucleoside – NRTIs

  • Abacavir, or ABC (Ziagen)
  • Emtricitabine, or FTC (Emtriva)
  • Lamivudine, or 3TC (Epivir)
  • Tenofovir alafenamide, or TAF (Vemlidy)
  • Tenofovir disoproxil fumarate, or TDF (Viread),
  • Zidovudine or ZDV (Retrovir)

Ức chế men sao chép ngược non-ucleoside – NNRTIs

  • Delavirdine or DLV (Rescripor)
  • Doravirine, or DOR (Pifeltro)
  • Efavirenz or EFV (Sustiva)
  • Etravirine or ETR (Intelence)
  • Rilpivirine or RPV (Edurant)

Ức chế men Protease-PIs Atazanavir or ATV (Reyataz)

  • Darunavir or DRV (Prezista)
  • Lopinavir + ritonavir, or LPV/r (Kaletra)
  • Ritonavir or RTV (Norvir)
  • Tipranavir or TPV (Aptivus)

Ức chế tích hợp – INSTIs Bictegravir or BIC (kết hợp với thuốc khác như Biktarvy)

  • Dolutegravir or DTG (Tivicay)
  • Elvitegravir or EVG (Vitekta)
  • Raltegravir or RAL (Isentress)

Xem thêm: Nhiễm HIV


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *