Bệnh bạch biến là bệnh do tình trạng rối loạn sắc tố được đặc trưng bởi các đám giảm sắc tố to nhỏ khác nhau, phần lớn là hình tròn. Đặc trưng của bệnh là những điểm giảm sắc tố , màu trắng, ranh giới rõ và được bao quanh là vùng sẫm màu. Bệnh do nhiều nguyên nhân phúc tạp gây ra, lành tính , không ngứa không đau rát nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh.
1. Nguyên nhân, triệu chứng và chẩn đoán
1.1 Nguyên nhân
Bệnh bạch biến là bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và các yếu tố khác không phải di truyền. Một vài giả thuyết đã được công nhận nhưng cho đến nay, nguyên nhân thật sự của bạch biến vẫn chưa được hiểu rõ.
- Tự miễn dịch: sự thay đổi về miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào có liên quan đến sự phá hủy sắc tố của da ở bệnh nhân bạch biến. Các bệnh lý của tuyến giáp, như bệnh viêm giáp tự miễn Hashimoto và bệnh Grave, các rối loạn nội tiết khác trong bệnh Adison hay đái tháo đường, rụng tóc, thiếu máu ác tính, và các bệnh nội… có liên quan đến bạch biến.
- Sự khiếm khuyết của tế bào sắc tố ở da: có thể là khiếm khuyết do bất thường hình dạng, lưới nguyên sinh chất thô, không đủ khả năng tổng hợp và vận chuyển các hạt sắc tố melanin sang té bào tạo sừng. Một số tế bào có thế bị chết.
- Sự chết tế bào theo chu trình (apoptosis) và sự rối loạn hệ thống oxy hóa. Apotosis xảy ra sớm dẫn đến giảm đời sống của tế bào sắc tố. Sự oxy hóa đóng vai trò chủ yếu trong cơ chế bệnh sinh của bệnh bạch biến.
- Yếu tố di truyền: trên những bệnh nhân bạch biến, nghiên cứu chô thấy lệ gen có HLA-DR4, HLA-B13 và HLA-B35 cao hơn những người khác.
1.2 Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh bạch biến đặc trưng bởi các đám tổn thương to nhỏ khác nhau, phần lớn là hình tròn, màu trắng như vôi, ranh giới rõ và được bao quanh là vùng sẫm màu (viền sắc tố) Ban đầu tổn thương có thể chỉ là chấm nhỏ 2-3mm, tổn thương mở rộng dần ra vùng ngoại vi (có thể từ từ hoặc rất nhanh chóng) và xuất hiện thêm nhiều tổn thương mới liên kết với nhau tạo thành hình đa cung.
Có các loại dát bạch biến sau
– Dát bạch biến ba sắc (trichrome vitiligo) ở trung tâm là màu trắng của tổn thương bạch biến, xen giữa lá viền nâu ờ rìa tốn thương (màu nhạt hơn da bình thường), ngoài cùng là vùng da bình thường
– Dát bạch biến bốn sắc (quadrichromie vitiligo) ở trung tâm là màu trắng của tổn thương bạch biến, tiếp theo là viền nâu (màu nhạt hơn da bình thường) và viền tăng sắc tố (màu đậm hơn da bình thường) ở rìa tổn thương, ngoài cùng là vùng da bình thường. Thường gặp ở vùng da hồi phục sắc tố sau điều trị
– Dát bạch biến viêm là tổn thương có hồng ban đỏ, có bờ gờ cao trông giống như tổn thương bệnh nấm lang ben. Thường tổn thương này gặp bệnh nhân giai đoạn tiến triển
– Dát bạch biến ban đầu có thể xuất hiện ở một vị trí bất kỳ trên da. Thường chỉ là một vài chấm nhỏ, sau đó lan rộng ra cả về kích thước và số lượng tổn thương. Tùy theo thể lâm sàng mà tổn thương có thể phát triển chậm trong nhiều năm hoặc phát triển rất nhanh chỉ trong vài tuần đến vài tháng
Trong bệnh bạch biến hiện nay, trên lâm sàng người ta chia làm 2 type chính là type A và type B
Sự khác biệt giữa bạch biến type A và type B
Đặc điểm lâm sàng | Type A | TýpB |
Phân bố | Không khuc bi | Khuc bì |
Tỉ lệ | 3 | 1 |
Hoạt động | Mọi tuổi (50% <20 tuổi) | Lan ra (<1 tuổi) |
Tiến triển | Tiến triển trong nhiều năm trong cuộc đời | Lan nhanh <2 năm và dừng lại |
Sinh bệnh học | Cơ chế tự miễn | Cơ chế hóa thần kinh |
Dấu hiệu Koebner | Có | Không |
Liên quan tự miễn | Có | Không |
Liên quan với Halo nevus | Có | Không |
(Nguồn theo Thomas Habif-2010)
1.3 Xác định mức độ bệnh và giai đoạn bệnh bạch biến
Chẩn đoán xác định bệnh bạch biến dựa vào lâm sàng là chính.
Để giúp cho việc đưa ra một phương pháp điều trị, tiên lượng bệnh bạch biến, các tác giả đã thống nhất cách đánh giá mức độ bệnh và giai đoạn bệnh băng 2 chi số là VASI (vitiligo area and seventy index) và VADI (vitiligo disease activity score)
Xác định mức độ bệnh
Xác định mức độ nặng của bệnh bạch biến bằng chỉ số VASI (Vitiligo area and severity index) Đây là chi số xác đ|nh mức độ bệnh bạch biến dựa trên hai tiêu chí là diện tích tổn thương và độ nặng tổn thương Diện tích tổn thương dung phương pháp bàn tay (1 lòng bàn tay bệnh nhân bang 1 ‘0 diện tích cơ thể của chính họ) còn độ nặng dựa vào tỉ lệ phần trăm mắt sắc tố tại vùng tổn thương VASI là tổng diện tích tổn thương nhân với phần trăm sắc tố.
VASI= diện tích tất cả chỗ cơ thể (đơn vị bàn tay) xphần còn lại mất sắc tố
Trong đó, phần còn lại mất sắc tố 0% 10%, 50%, 75%, 90% hoặc 100% và diện tích tất cả bằng diện tích các vùng mặt, thân, chi trên, chi dưới, sinh dục cộng lại.
Xác định mức độ hoạt động của bệnh bạch biến
Xác định mức độ hoạt động của bệnh bạch biến bằng chỉ số VIDA
Đây là chì số xác định mức độ hoạt động của bệnh bạch biến dựa vào thời gian bắt đầu xuất hiện bệnh bạch biến đến thời điểm xác định bệnh Cụ thể:
Bảng : Mức độ hoạt động của bệnh bạch biến
Hoạt động bạch biến | Thời gian | Chỉ số VIDA |
Hoạt động | dưới hoặc bằng 6 tuần | + 4 |
– | 6 tuần – <3 tháng | + 3 |
– | 3-6 tháng | + 2 |
– | 6-< 12 tháng | + 1 |
ổn định | 1 năm hoặc hơn | 0 |
ổn định với có tái nhiễm sắc | 1 năm hoặc hơn | – 1 |
1.4 Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh bạch tạng
- Bệnh phong
- Bệnh lang ben
- Di chứng sau điều trị một số bệnh da khác như zona, vảy nến
2. Điều trị bệnh bạch biến
Để chọn một phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, cần dựa vào một số chỉ số như tuổi đời giới tính vị trí tổn thương, diện tích tổn thương, những biến đổi miễn dịch, kết quả điều trị trước đó điều kiện công tác, khả năng kinh tế. Hiện nay các tác giả đưa ra hai phương pháp dùng thuốc để điều trị bệnh bạch biến là thuốc gây tái nhiễm sắc (repigmentation) vá gây mất nhiễm sắc (depigmentation)
Các liệu pháp gây tái nhiễm sắc đến nay bao gồm các thuốc corticoid tại chỗ tacrolimus bôi (protopic, rocimus ), calcipotriol bôi (daivonex, daivobet), piperine (kem Viticare-E), UV-B, UV-311nm PUVA và phẫu thuật (ghép da tự thân ). Ngoài ra, còn dung laser HeNe chiếu và laser CO2 để hỗ trợ điều trị bệnh bạch biến cũng mang lại nhiều khả quan
Các phương pháp gây mất sắc tố được sử dụng khi tổn thương bạch biến quá nhiều – trên 50% bề mặt diện tich da mà điều trị tái nhiễm sắc không kết quả Các thuốc dung monobenzylether 20%.
Tài liệu tham khảo: Một số bệnh tự miễn dịch thường gặp – PGS.TS Đặng Văn Em, Viện 108.
Tags: #Da liễu,#Bệnh tự miễn, #Bệnh bạch biến
Xem thêm: Bệnh vảy nến
Leave a Reply