Xạ trị ung thư là phương pháp sử dụng các bức xạ ion-hóa vào điều trị các bướu của ung thư. Các bức xạ ion-hóa là những chùm tia mang năng lượng rất cao, khi chiếu vào vật chất sẽ sẽ bứt rời các hát điện tử (electron) ra khỏi nguyên tử của vật chất đó, tạo nên những ion. Có 2 phương pháp xạ trị là xạ trị ngoài và xạ trị tiếp cận được sử dụng như một mô thức điều trị đơn thuần hay kết hợp với các phương pháp khác. Mục đích của tia xạ là tiêu diệt tế bào ung thư tuy nhiên cũng hủy hoại mô lành. Bài viết dưới đây trình bày về biến chứng khi xạ trị.
1. Cơ chế hoạt động của tia phóng xạ
Các bức xạ dùng trong điều trị ung thư có hai dạng: dạng sóng điện từ vá dạng hạt. Các bức xạ này có các bản chất khác nhau, di chuyển với những vận tốc khác nhau, và có khả năng tạo ra các ion trong các vật chất mà chúng xuyên thấu.
Dạng sóng điện từ gồm tia X và tia gamma. Tia gamma là dạng sóng mang năng lượng cao phát ra từ quá trình phân ra các nguyên tố đồng vị phóng xạ thiên nhiên hoặc nhân tạo. Tia X, tùy thuộc vào cấu trúc có thể phát ra chùm tia có mức năng lượng cao hoặc thấp.
2. Những lợi ích và biến chứng cần biết khi xạ trị ung thư
2.1 Những lợi ích của xạ trị ung thư
- Điều trị tia xạ triệt căn có thể tiêu diệt hoàn toàn các tế bào ung thư tại vị trí được chiếu xạ nhằm điều trị tận gốc của bệnh ung thư trong trường hợp chưa di căn.
- Khi đã di căn, xạ trị giúp giảm sự tiến triển của khối u đã xâm lấn tại chỗ hoặc khối u đã tiến triển di căn mà không thể điều trị triệt căn
- Ngoài ra, xạ trị còn giúp giảm các triệu chứng của ung thư giai đoạn cuối như:
+ Đau: do di căn đến các bộ phận, đặc biệt là xương. Xạ trị giúp giảm đau nhanh sau vài lần điều trị.
+ Hội chứng xuất huyết.
+ Giảm chèn ép: bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có thể bị chèn ép do u như tuỷ sống hoặc các rễ thần kinh.
2.2 Biến chứng của xạ trị
2.2.1 Da và mô dưới da
Tổn thương của da và mô dưới da là những tổn thương hầu nhưkhông thể tránh khỏi trong quá trình xạ trị. Với những chùm tia năng lượng cạo, dạ ít bị ảnh hưởng vì liều tối đa nằm dứới da. Với những chùm tia năng lượng thấp, hạy khi xạ trị cạc ung thư ở da, liều tối đa sẽ nằm ngay trên da.
Viêm da cấp xảy ra vào tuần lễ thứ ba (25Gy) gây rụng lông, tuần lễ thứ 4 gây hồng ban, phù nề và giảm bài tiết mồ hôi, tuần lễ thứ 5 (45Gy) tróc da khoô, sau đó thành tróc da ướt, để lộ lớp bì. Các phản ứng viêm da cấp sẽ nặng nề hơn nếu sử dụng hoá trị đồng thời với một số hóa chất như Actinomycin D, Adriamycin.
2.2.2 Xương
Xương đang tăng trưởng
Sụn tăng trưởng rất nhạy với tia xạ, ngoài ra tia xa con ảnh hưởng đến mạch máu nuôi sụn. Với liều 14Gy, sẽ có sự giảm tăng trưởng trưởng thoáng qua, tốc độ tăng trưởng chỉ bằng 15% so với bình thường, phục hồi đến 60-80% tốc độ tăng trưởng sau 7 ngày, nhưng chỉ về bình thường 80 ngày sau xạ trị.
Xạ trị trẻ em, các xương trục sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong trường hợp nhỏ hơn 6 tuổi. Ngoài ra còn có các yếu tố quan trọng khác là tổng liều xạ và thể tích trường chiếu, trẻ nhận liều xạ hơn 33 Gy, với trường chiếu toàn bộ hạch trong bệnh Hodgkin sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển xương. Hoai tử đầu xương đùi ở trẻ em khi nhận liều trên 30Gy.
Xương trưởng thành
Với liều duy nhất 20 Gy sẽ gây chết các tạo cốt bào , và hoại tử mạch máu kèm theo. Xạ trị làm giảm máu đến nuôi xương gây nên loãng xương và hoại tử. Biến chứng muộn chủ yếu đối với xạ trị đối với xương là loãng xương và xơ tủy.
2.2.3 Cơ vân
Trên lâm sàng, độc tính của xạ trị trên cơ vân thường rất ít, ngoại trừ trường hợp ở trẻ em, Ở trẻ em sau liều xạ từ 30-40 Gy sẽ có hiên tượngg teo cơ, liều trên 70Gy sẽ có 50% trường hợp teo cơ trong 5 năm sau xạ trị.
2.2.4 Não
Tia phóng xạ không tác động trực tiếp lên tế bào thần kinh vì chúng không phân chia, mà gián tiếp qua tác động lên các tế bào ít nhánh, tế bào Schwann, các tế bào nội mạc các mạch máu và các sào bào.
Biến chứng sớm xuất hiện do phù nề, do tia xạ làm tổn hại hàng rào máu não và gây mất cân bằng ion của tế bào. Sự phù nề làm thay đổi màng tế bào, các enzym, sinh ra các cytokine và các gốc tự do ngày độc tế bào.
2.2.5 Tủy sống
Tổn thương bệnh học tập trung ở chất trắng, bao gồm hiện tượng mất myelin, hoại tử đông, thay đổi thành mạch làm hẹp lòng hay huyết khối. Bệnh tủy cấp xuất hiện 2-4 tháng sau xạ trị 40-45Gy/4-5 tuần. Với các triệu chứng như tê đầu chi, cảm giác điện giật khi gập cổ, và tự hồi phục sau 2-6 tháng.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm tủy do tia xạ bao gồm (1) vùng tủy nằm trong trường chiếu, (2) thời gian sau tia xạ đủ dàii, (3) sự phù hợp của vùng chiếu xạ và dấu hiệu thần kinh, (4) hình ảnh học thần kinh bình thường, (5) liều xạ trên 45 Gy với phân liều cổ điển.
2.2.6 Thần kinh ngoại biên
Biến chứng muộn trên các thần kinh ngoại biên thường rất hiếm, thướng lạ tình trạng viêm mạng cánh tay với các triệu chứng đau hoặc suy giảm vận động cảm giác, sau xạ trị với liều 55 Gy/5,5 tuần. Điều trị bằng liệu pháp vận động, corticoid, và sinh tố.
2.2.7 Mắt
Ảnh hưởng củạ tia xạ lện mắt và các phần phụ thường xuất hiện trong các trường hợp xạ trị bướu thần kinh trung ương, bướu các xoang cạnh mũi và xạ trị chính nhãn cầu. Biện chứng quan trong nhất là mất hoàn toàn thị lực, hậu quả của tổn thương nhiều cấu trúc trong mắt.
2.2.8 Ống tiêu hóa
Thực quản
Phản ứng sớm của thực quản đối với tia xạ xảy ra tại niêm mạc. Viêm thực quản biểu hiện chủ yếu bằng triệu chứng nuốt khó và nuốt đau. Vơi liều cao hơn có thể’ gây loét cấp tính vạ sau đó có thể chuyển sang loét mạn tính hoặc có sự lành sẹo.
Dạ dày
Phản ứng cấp là phản ứng viêm niêm mạc, thường ít xảy rạ. Phản ứng muộn, dạ dày có thể bị xơ chai môn vị hay loét.
Ruột non
Tế bào ruột non tăng trưởng và biệt hóa nhanh, thời gian khoảng từ 5-7 ngày, phản ứng cấp của ruột non là do ảnh hưởng của tế bào tăng trưởng.
Trực tràng
Biến chứng ở trực tràng xuất hiện trong khoảng 2-25% các bệnh nhân được xạ trị vùng chậu.
Phản ứng cấp của trực tràng đối với tia xạ tương tự với phản ứng của ruột non. Chủ yếu là tổn thương lớp niêm mạc, dưới niêm, phù mô kẽ, các ổ áp xe nhỏ, tổn thương mạch máu.
Phản ứng muộn đặc trưng bởi hiện tượng viêm lớp trong động mạch với hiện tượng hyalin hóa và xơ hóa mô kẽ.
Leave a Reply