Ung thư dạ dày (UTDD) là một bệnh bệnh lí ác tính phổ biến, thường xuất hiện ở độ tuổi 40-70, thường gặp nhất là 65 tuổi . Hầu hết bệnh nhân phát hiện bệnh và nhập viện ở giai đoạn muộn (III-IV). Thường gặp nhất là ung thư tuyến dạ dày (90-95%), Lymphoma dạ dày chiếm vị trí thứ 2. Ung thư dạ dày di căn tới các cơ quan tiếp giáp : tụy, đại tràng, gan , lách, buồng trứng…… hoặc theo bạch mạch,tĩnh mạch tới mạc treo ruột,gan ,lách,hạch Troisier..
1. Yếu tố nguy cơ
- Di truyền:tỉ lệ không cao
- Teo niêm mạc dạ dày,dị sản ruột
- Polip tuyến dạ dày
- Viêm, loét dạ dạ dày
- Nhiễm helicobacte Pylori:là nguyên nhân hàng đầu
- Thức ăn chứa nhiều nitrat (thịt muối, thịt hun khói, thức ăn đóng hộp…). Khi nitrat vào dạ dày được các vi khuẩn chuyển hóa thành nitrit. Nitrit có khả năng phản ứng với các amin cấp 2, 3 tạo NITROSAMIN là chất gây ung thư dạ dày.
- Ở T0 thấp, nitrat không chuyển thành nitrit được, vì vậy nên các nước bảo quản thức ăn lạnh có tần suất mắc UTDD thấp hơn.
- Vitamin C (acid ascorbid) có khả năng làm giảm UTDD vì nó ngăn sự kết hợp giữa a.a và nitrit để tạo Nitrosamin.
2. Các triệu chứng lâm sàng của ung thư dạ dày
2.1 Triệu chứng cơ năng
- Đầy bụng sau khi ăn, khó tiêu, lúc đầu còn thưa về sau thành liên tục
- Ăn mất ngon, mới đầu chán ăn thịt mỡ, về sau chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào.
- Buồn nôn sau khi ăn, ngày càng tăng rồi nôn, lúc đầu nôn ít sau nôn nhiều với bất kỳ loại thức ăn nào.
- Thay đổi đặc tính cơn đau bụng: đau thượng vị mất chu kỳ, kéo dài hơn, không giảm khi dùng thuốc (loại trước đây cắt cơn đau tốt).
- Thiếu máu (ù tai, hoa mắt) kèm theo tiêu phân đen rỉ rả không để ý, tình cờ bác sĩ phát hiện hoặc làm Weber-Mayer (+).
- Suy nhược, mệt mỏi, sút cân không cắt nghĩa được nguyên nhân
2.2 Triệu chứng thực thể
- Khám thấy khối u vùng thượng vị: thường ở trên hoặc ngang rốn (có thể thấy ở dưới rốn nếu dạ dày sa) u rắn chắc, nổi rõ sau bữa ăn, di động ít nhiều sang trái, phải di động theo nhịp thở lên xuống. Tính di động không còn nếu K dính vào tạng lân cận (do K lan tràn).
- Dấu hiệu hẹp môn vị, Bouveret (+) đột ngột. Dấu hiệu thủng dạ dày: bụng co cứng, mất vùng đục trước gan, choáng, nôn máu, ỉa phân đen.
- Dấu hiệu ngoài đường tiêu hoá:
- Đột nhiên sốt kéo dài, phù 2 chân, viêm tắc tĩnh mạch tái phát.
Gan to đau, mặt gan lổn nhổn (có thể có di căn của UTDD) - Di căn phúc mạc:sờ bụng lổn nhổn, có dịch ổ bụng.
- Sờ thấy hạch Troisier (ở hố thượng đòn trái, di động dưới da, nhỏ sờ kỹ mới thấy khi bệnh nhân hít sâu vào).
3. Cận lâm sàng chẩn đoán ung thư dạ dày
3.1 X quang
- Uống Barium Sulfat
– Chẩn đoán xác định trong 80%-90% các trường hợp, giúp:
- Chẩn đoán vị trí của ung thư.
- Chẩn đoán mức độ thương tổn.
- Chẩn đoán hình thái của thương tổn.
– Hình ảnh X quang khác nhau tùy theo loại thương tổn:
- Thể sùi: hình khuyết có bờ nham nhở vì vùng này không có thuốc cản quang do khối u chiếm chỗ.
- Thể loét: một ổ đọng thuốc thường khá lớn, rộng và không sâu, bờ nham nhở, các nếp niêm mạc từ chung quanh đi tới dừng lại ở xa ổ đọng thuốc hay là hình thấu kính.
- Thể nhiễm cứng:
- Một đoạn dài hay ngắn mất tính chất mềm mại thay vào đó là một đoạn thẳng, nổi cao hơn hay lõm xuống so với bờ cong nhỏ.
- Trên màn huỳnh quang: đoạn này mất nhu động với hình ảnh “tấm ván nổi trên mặt sóng”.
- Một thương tổn đặc biệt của thể này là thể teo đét: Gần toàn bộ thành dạ dày dầy cộp lên, lòng dạ dày chỉ là một cái ống nhỏ.
Hạn chế:
– Bỏ sót một số vùng (vùng mù của X quang)
– Không phát hiện thương tổn nhỏ, thương tổn nông khu trú ở lớp niêm mạc
– Khó phân biệt ổ loét lành tính ở bờ cong nhỏ hay một ung thư thể loét
3.2 Nội soi
– Dùng ống soi mềm loại nhìn thẳng với ảnh sáng lạnh
– Tác dụng:
- Thấy niêm mạc tất cả các vùng của dạ dày, hình ảnh rất rõ
- Phát hiện được những thương tổn nhỏ và nông ở niêm mạc.
- Có thể chải niêm mạc làm XN tế bào và sinh thiết làm XN mô học.
- Máy chụp hình có thể ghi lại hình ảnh, máy quay hình cho phép quan sát nhu động.
– Hạn chế: máy đắt tiền, dễ hỏng
3.3 Siêu âm
– Hình ảnh không rõ ràng bằng các hình ảnh của X quang và nội soi.
– Giúp xác định dịch báng trong ổ bụng, tìm hạch, nhân di căn gan, u di căn buồng trứng… Vì vậy, siêu âm là bắt buộc khi đánh giá khả năng phẫu thuật.
– Siêu âm có đầu dò nội soi giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán bệnh và trong xác định độ xâm lấn của thương tổn.
3.4. Chụp cắt lớp điện toán
– Thấy được:
- Khối u choán chỗ trong lòng dạ dày
- Bề dầy của thành dạ dày
- Thấy các hạch trong vùng, u xâm lấn vào tụy, vào gan, nhân di căn gan, di căn buồng trứng.
– CLVT hông phải là phương tiện chẩn đoán sớm bệnh ung thư dạ dày.
3.5. Xét nghiệm
- Không có xét nghiệm đặc hiệu của ung thư dạ dày.
- Hồng cầu và HCT giảm khi bệnh nhân đến trễ. Hồng cầu có khi chỉ còn 1.000.000/mm3, hematocrit 10%.
- Có hồng cầu trong phân.
- CEA (Carcino Embryonic Antigen) có thể cao
4. Chẩn đoán ung thư dạ dày
-
- Giai đoạn sớm:
- Rất khó chẩn đoán do: không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ, không đặc hiệu
- Nguyên tắc chẩn đoán giai đoạn này: Phải nghĩ đến UTDD khi:
- Một người – nhất là người đứng tuổi xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, uể oải.
- Để chẩn đoán, bắt buộc soi dạ dày
- Giai đoạn tiến triển
- Triệu chứng tùy thuộc vị trí thương tổn:
- Tâm vị: có triệu chứng nghẹn
- Hang vị: triệu chứng nôn
- Thân dạ dày: triệu chứng thường nghèo nàn (dạ dày im lặng)
- Soi dạ dày và chụp X quang (nếu cần) để chẩn đoán vị trí, mức độ thương tổn
- Giai đoạn muộn
- Chẩn đoán thường dễ
- Nếu tình trạng bệnh nhân cho phép nên chụp X quang dạ dày để khẳng định
- Siêu âm bụng: đánh giá tình trạng xâm lấn, di căn
- Chụp phổi tìm di căn
5. Biến chứng
Trong quá trình diễn tiến, có thể có các biến chứng:
Hẹp môn vị
- Thường gặp do ung thư ở hang vị chiếm 2/3 UTDD
- Biểu hiện lâm sàng:
- Giống hẹp môn vị do loét. Khác ở chỗ không có tiền sử loét dạ dày tá tràng
- Sờ được khối u vùng trên rốn lệch phải
Thủng
- Do hoại tử mô ung thư từ niêm mạc ra thanh mạc
- Biểu hiện lâm sàng: giống thủng do loét dạ dày tá tràng. Khác: không có tiền sử
Chảy máu
- Máu chảy rỉ rả từ mô ung thư bị hoại tử hoặc chảy từ mạch máu do mô ung thư làm hoại tử thành mạch
- Lâm sàng có thiếu máu
6. Điều trị
6.1 Phẫu thuật
Không còn chỉ định phẫu thuật khi:
- Có di căn xa và không thể lấy bỏ di căn đó (gan, phổi, xương, hạch Troisier)
- Di căn xa có thể cắt bỏ được (gan trái, buồng trứng) không có CCĐ phẫu thuật
- Tình trạng bệnh nhân quá xấu, có kèm bệnh lý mạn tính nặng nề
- Có nhiều dịch báng
- Khối u to, hoàn toàn không di động
Phương pháp phẫu thuật
- Tùy vị trí khối u:
- Cắt dạ dày bán phần dưới
- Cắt dạ dày bán phần trên
- Cắt dạ dày toàn bộ
- Ung thư dạ dày di căn hạch rất sớm nên bao giờ cũng nạo vét hạch. Lấy toàn bộ mạc nối lớn vì có nhiều hạch
6.2. Hóa trị
– Có tính chất bổ trợ
– Các hóa chất được dùng:
- 5 – FluoroUracil (5-FU): nhiều nhất
- Adriamycin, Mitomycin C, Methotrexate
6.3. Kết quả lâu dài
– Kết quả lâu dài phụ thuộc vào:
- Giai đoạn bệnh
- Độ biệt hóa của mô ung thư
- Vị trí thương tổn
- Phương pháp và chất lượng phẫu thuật
- Tuổi và sức khỏe bệnh nhân
– Tiên lượng:
- Tỉ lệ sống 5 năm sau mổ nói chung: 10 – 20%
- Tỉ lệ sống 5 năm sau mổ ung thư giai đoạn sớm có thể tới 90 – 95%
- Ung thư dạ dày muốn cải thiện kết quả chủ yếu là phát hiện sớm
Xem thêm: Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ
Leave a Reply