Hội chứng vành cấp là một cấp cứu nội khoa, là một biến cố do chết tế bào cơ tim do thiếu máu cục bộ cấp tính chứ không phải chết tế bào do chấn thương hay viêm cơ tim. Biểu hiện lâm sàng của bệnh động mạch vành là cơn đau thắt ngực. Trên lâm sàng, hội chứng vành cấp được thể hiện qua 3 dạng chủ yếu: Cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI) và nhồi máu cơ tim ST chênh lên (STEMI). Việc phát hiện sớm dựa vào các triệu chứng lâm sàng và điều trị kịp thời giúp giảm thiểu khả năng hoại tử tế bào cơ tim và tăng khả năng cứu sống bệnh nhân.
1. Đại cương hội chứng vành cấp
- Hôi chứng vành câp không ST chênh lên:
Hội chứng vành cấp không ST chênh lên thường xảy ra là do giảm cung cấp oxy cho cơ tim hoặc do tăng như cầu của cơ tim trên mạch vành bị xơ vữa và có hẹp ít nhiều.
* Huyết khối hình thành tại mảng xơ vữa bị dứt vỡ và thường không gây tắc mạch hoàn toàn hoặc huyết khối có thể gây tắc mạch hoàn toàn nhưng vùng cơ tim này có tuần hoàn bàng hệ khá phong phú.
- Hôi chứng vành cấp có ST chênh lên:
STEMI thường xảy ra khi có tình trạng mạch vành đã bị xơ vữa trước đó bị tắc nghẽn hoàn toàn và đột ngột cấp tính do huyết khối hình thành trong lòng mạch. Những mạch vành bị hẹp nặng tiến triển chậm dần theo thời gian thì ít khi gây NMCT cấp vì thường có tuần hoàn bàng hệ hình thành từ từ trước đó. Thay vào đó NMCT cấp ST chênh lên thường xảy ra do huyết khối hình thành nhanh chóng tại vi trí tổn thương mạch máu. Những yếu tố tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của tổn thương mạch máu là hút thuốc lá, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. STEMI thường xảy ra khi mảng xơ vữa bị đứt vỡ làm phơi bày thành phần bên trong mảng xơ vữa với dòng máu và những điều kiện tại chỗ hay toàn thân tạo điều kiện hình thành huyết khối tại chỗ. Đặc điểm mảng xơ vữa dễ bị dứt gãy là những mảng xơ vữa có lõi giàu lipid và vỏ xơ mòng. Một số ít trường hợp NMCT ST chênh lên xảy ra là do huyết khối di chuyển từ chỗ khác đến gây tắc do bất thường mạch vành bẩm sinh, do co thắt mạch vành và do những bệnh lí viêm toàn thân.
Khối lượng cơ tim bị tổn thương do tắc mạch vành phụ thuộc vào:
- Vùng cơ tim được nuôi dưỡng bởi mạch máu bị tắc.
- Mạch máu có tắc hoàn toàn hay không.
- Thời gian tắc mạch.
- Lượng máu nuôi vùng cơ tim nhờ tuần hoàn bàng hệ.
- Nhu cầu oxy của cơ tim.
- Những yếu tố nội tại giúp cho sự li giải cục máu đông một cách tự nhiên.
- Mức độ tưới máu cơ tim ở vùng nhồi máu sau khi mạch vành thượng mạc đã được tái thông.
Khi cơ tim bị thiếu máu nuôi kéo dài -> hoại tử cơ tim bắt đầu xảy ra sau 20 – 45 phút và hoại tử hoàn toàn sau 2 – 4 giờ hay lâu hơn tùy trường hợp.
- Các biến chứng:
- Rối loạn chức năng thất: thay đổi sớm nhất là rối loạn chức năng tâm trương. Điều này xảy ra trong cả thiếu máu và nhồi máu cơ tim, và chỉ cần một vùng nhỏ đã gây ra rối loạn đổ đầy. Khi cơ tim bị hoại tử > 20% khối lượng cơ tim -> chức năng tâm thu cơ tim bắt đầu suy yếu. Sốc tim xảy ra khi NMCTC xảy ra > 40% khối lượng cơ tim.
- Loạn nhịp tim: do vùng thiếu máu sẽ tăng kích thích và sự xuất hiện hiện tượng vào lại ở vùng bị thiếu máu cơ tim cục bộ. Bên cạnh đó, các yếu tố khác cũng góp phần vào là tình trạng tăng catecholamin rối loạn điện giải.
- Rối loạn dẫn truyền: do phù nề mô dẫn truyền (thành dưới) hay hoại tử vĩnh viễn các đường dẫn truyền (thành trước).
2. Biểu hiện lâm sàng
Đau ngực:
- Là triệu chứng thường gặp nhất.
- Đau có tính chất sâu do tạng. Bệnh nhân thường mô tả cảm giác đau như đè nặng, như nghiền hay như xoắn vặn. Đôi khi mô tả như dao đâm hay cảm giác đau nóng rát.
- Vi trí đau thường ở giữa ngực (sau xương ức) hoặc ở thượng vị, lan lên cánh tay bên trái, hoặc lan lên hàm dưới, cổ, bụng lưng. Đau có thể lan cao đến vùng chẩm nhưng không bao giờ lan xuống dưới rốn.
- Đặc điểm đau ngực giống như cơn đau thắt ngực không ổn định nhưng xảy ra khi nghỉ tĩnh với mức độ nặng và thời gian kéo dài hơn thường > 20 phút.
- Đau ngực cũng có thể xảy ra khi gắng sức nhưng khác với cơn đau thắt ngực ổn định là xảy ra không giảm khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng đi kèm:
Yếu, vã mồ hôi, buồn nôn, nôn ói, lo lắng, cảm giác sợ chết.
Triệu chứng khác:
Một số trường hợp bệnh nhân không có đau ngực nhưng tình trạng này chỉ xảy ra ở những bệnh nhân lớn tuổi, phụ nữ hay bệnh nhân đái tháo đường.
Ở người lớn tuổi, NMCTC có thể biểu hiện với tình trạng khó thở đột ngột diễn tiến tới phù phổi cấp. Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng tương đương như là rối loạn tri giác, rối loạn nhịp, cảm giác yếu mệt, thuyên tắc ngoại biên và tụt huyết áp không giải thích được.
Triệu chứng thực thể:
Toàn thân:
- Bệnh nhân tỏ vẻ lo lắng, xanh xao, vã mồ hôi lạnh chi.
- Mạch và huyết áp: có thể hoàn toàn bình thường. Có thể tăng hoạt giao cảm biểu hiện với tăng huyết áp hoặc nhịp nhanh (nhồi máu cơ tim thành trước). Có thể biểu hiện với cường phó giao cảm (nhịp chậm và tụt huyết áp) thường xảy ra ở bệnh nhân NMCT thành dưới.
- Thân nhiệt thường tăng trong vòng 24 – 48 giờ sau khi nhồi máu. Nhiệt độ đo được ở trực tràng có thể lên tới 38.90 Nhưng sốt thường giảm sau 4 – 5 ngày.
Tại tim:
- Mỏm tim khó sờ.
- T1 mờ do PR kéo dài.
- T2 tách đôi nghịch đảo khi có LBBB hay chức năng thất trái bị suy nặng.
- T4 thường hiện diện nhưng ít có giá trị chẩn đoán.
- T3 nghe được khi có suy chức năng thất hay do hở van hai lá hay thông liên thất (biến chứng cơ học của NMCT cấp).
- Âm thổi tâm thu giữa tâm thu hay cuối thì tâm thu ở vùng mỏm tim do rối lọa chức năng bộ máy van hai lá.
- Tiếng cọ màng tim: NMCT xuyên thành.
NSTEMI
- Triệu chứng chủ yếu là đau ngực với tính chất của bệnh mạch vành. Trong khi đó, các triệu chứng tương đương đau ngực thì ít gặp hơn, và nếu có gặp thì thường hay gặp ở phụ nữ.
- Khám thực thể thì cũng giống như trong đau thắt ngực ổn định nghĩa là có thể hoàn toàn khám không thấy bất thường gì cả! Nhưng nếu bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim một vùng rộng (thông thường là STEMI hơn là NSTEMI) và xuất hiện biến chứng thì bệnh nhân sẽ có các triệu chứng thực thể của biến chứng.
3. Điều trị hội chứng vành cấp
Bệnh nhân có hội chứng vành cấp thường sẽ nhập viện ở 1 trong 2 bệnh cảnh: hội chứng vành cấp có biến chứng hay hội chứng vành cấp chưa có biến chứng.
– Như vậy trên làm sàng khi tiếp cận ban đầu việc đầu tiên mà ta cần phải xác định là phải biết được rằng bệnh nhân có biến chứng hay không. Nghĩa là phải xác định bệnh nhân hội chứng vành cấp có biến chứng hay không có biến chứng. Thông thường khi hội chứng vành cấp có biến chứng là hội chứng vành cấp có ST chênh lên.
- Hội chứng vành cấp có biến chứng cũng phải được chia thành hội chứng vành cấp có ST chênh lên hay hội chứng vành cấp không có ST chênh lên.
Các nguyên tắc điều trị:
Thở oxy: cho những bênh nhân có đô bão hoà oxy máu <90%
Giảm đau-giảm lo âu:
- Morphine:
- An thần: nếu bệnh nhân quá kích động, có thể dùng thêm an thần.
- Các thuốc khác: Nitrate, ức chế bêta và cung cấp oxy cũng giúp giảm đau.
- Kháng kết tập tiểu cầu: 3 nhóm
- Kháng đông
- Điều trị tái tưới máu
Xem thêm:
Bệnh mạch vành: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị ở Vinmec
Leave a Reply