Các phương pháp điều trị bệnh u xơ tử cung hiệu quả

U xơ tử cung (UXTC) là khối u sinh dục thường gặp nhất. Xuất độ của u xơ-cơ tử cung tăng theo tuổi, với xuất độ cao nhất  ở khoảng độ tuổi 40. Ở nhiều bệnh nhân, các khối u xơ-cơ tử cung hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng,  chỉ được phát hiện thông qua khám định kỳ. Mục tiêu của điều trị u xơ-cơ tử cung là giải quyết được vấn đề chủ có liên quan đến u xơ-cơ tử cung.
u-xo-tu-cung

1. Vị trí UXTC

Thường thấy nhất là u trên tử cung (TC). Tuỳ theo vị trí của u trên thân TC mà người ta có 3 dạng UXTC:

– U dưới niêm mạc TC (chiếm 5%): thường gây ra triệu chứng rong huyết, do đó dễ đưa đến chỉ định mổ cắt TC dù kích thước u nhỏ, tỉ lệ ung thư hóa thường xảy ra ở loại u xơ cơ dưới niêm mạc này. Trên lâm sàng, có thể nhận biết bằng cách dùng muỗng nạo thăm dò buồng TC. Ngoài ra có những trường hợp u có cuống dài, thò ra ngoài CTC, thường dễ bị viêm loét và nhiễm khuẩn.

– U trong lớp cơ TC: có thể có cuống dài hay nằm lọt vào giữa 2 lớp phúc mạc của dây chằng rộng, gây khó khăn trong chẩn đoán và phẫu thuật.

– U xơ cơ ở CTC : hiếm gặp.

2. Triệu chứng

2.1. Triệu chứng cơ năng

– Hầu hết bệnh nhân đến khám vì bụng to ra hay có cảm giác trằn nặng bụng dưới. Đau hạ vị ít xảy ra. Nếu đau nhiều, phải nghĩ đến khả năng có biến chứng viêm nhiễm hoặc hoại tử.

– Triệu chứng do sự chèn ép của khối u

* Lên bàng quang: tiểu nhiều lần, tiểu khó, đôi khi bị bí tiểu.

* Lên niệu quản: thận ứ nước

* Lên trực tràng: táo bón hoặc đau khi đại tiện

* Nếu u thật to chèn lên ruột, dạ dày: RL tiêu hóa.

– Ra máu âm đạo bất thường, thường là dưới dạng rong kinh hoặc cường kinh. Một số BN có thể có triệu chứng: xanh xao, mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu, khó thở,…

2.2. Triệu chứng thực thể

– Nắn bụng: có thể thấy u ở hạ vị, nằm giữa, mật độ cứng, thường lồi lõm không đều, có thể di động nếu u không quá to.

– Thăm âm đạo kết hợp khám bụng: có thể giúp chẩn đoán đúng đa số các trường hợp u xơ cơ tử cung. Thăm khám cho thấy 1 khối u cứng, bề mặt lồi lõm, di động theo TC, không đau.

2.3. Chẩn đoán phân biệt

– TC có thai: dựa kinh chót, thử nước tiểu tìm hCG.

– U buồng trứng: trong trường hợp điển hình, khối u buồng trứng thường nằm lệch 1 bên hố chậu, tách biệt với tử cung bởi 1 rãnh ngăn cách và di động độc lập với tử cung. Mật độ của u nang buồng trứng thường không chắc như trong u xơ cơ tử cung. Có thể phân biệt bằng chụp buồng tử cung – vòi trứng có cản quang. Trong u xơ cơ tử cung, thường lòng tử cung bị biến dạng. Tuy nhiên, trong trường hợp u xơ cơ tử cung dưới phúc mạc có cuống, rất khó phân biệt với khối u buồng trứng.

3. Điều trị u xơ tử cung

Các phương pháp xử trí UXTC

  1. Theo dõi
  2. Nội khoa
  3. Phẫu thuật:
  • Bóc nhân xơ
  • Cắt tử cung toàn phần
  • Tắc động mạch tử cung

Theo dõi: UXTC không có triệu chứng

Nội khoa:

Chỉ định: UXTC có triệu chứng

Thuốc:

+ Progestin, dụng cụ tử cung có levonorgestrel

+ Thuốc ngừa thai phối hợp

+ Đồng vận GnRH

Progesterone và progestin không tác dụng như nhau trên u xơ-cơ tử cung. Cả progesterone tự nhiên lẫn progestin đều có thể gây teo nội mạc, và vì thế có tác dụng giảmchảy máu khi có u xơ-cơ tử cung. Tuy nhiên, progesterone tự nhiên làm tăng epidermal growth factor (EGF), là chất có tác dụng thức đẩy u xơ-cơ tử cung phát triển, đồng thời ức chế insulin-like growth factor-1 (ILGF1) là chất có tác dụng ức chế phát triển u xơ-cơ tử cung. Trong khi đó, progestin (progestogen) điều hòa giảm cả ER lẫn PR trong u xơ-cơ tử cung. Điều hòa giảm trên ER và PR này của progestogen cho phép nó có điều hòa sinh học trong u và có tác dụng ức chế tăng trưởng các u xơ-cơ tử cung.

Thuốc tránh thai nội tiết có thể làm giảm lượng máu kinh trong một khoảng thời gian
điều trị ngắn hạn.

Các chế phẩm đồng vận của Gonadotropin-Releasing Hormone (GnRHa) hiện có gồm xịt mũi, tiêmdưới da và dạng phóng thích dài.
Cơ sở của sử dụng GnRHa cho điều trị u xơ-cơ tử cung là việc dùng GnRHa liên tục sẽ gây ra hiện tượng nội hóa các thụ thể của GnRH tại tuyến yên, dẫn đến việc giải mẫn cảm kéo dài của tuyến yên với GnRH. Tuyến yên bị giải mẫn cảm không còn khả năng phóng thích FSH, dẫn đến hệ quả là không còn gây ra được phát triển noãn nang tại buồng trứng và do đó triệt tiêu nguồn sản xuất estrogen nội sinh.

GnRHa được chỉ định khi:
· Muốn giảmthể khối u tạmthời, nhằmthay đổi phương thức phẫu thuật
· Muốn giải quyết tạmthời tình trạng chảy máu liên quan đến u xơ-cơ tử cung.

 

Phẫu thuật:

  • Chỉ định:

+ UXTC to cỡ thai >=12 tuần có triệu chứng

+ U xơ dưới niêm gây rong huyết

+ Xuất huyết tử cung bất thường không đáp ứng với điều trị nội

+ Có biến chứng chèn ép bàng quang, niệu quản

+ UXTC có nguy cơ hóa ác hoặc chưa phân biệt được với nguyên nhân ác tính

+ Vô sinh, sẩy thai liên tiếp

  • Phương pháp phẫu thuật:

+ Bóc nhân xơ:

  • U xơ dưới thanh mạc -> mở bụng
  • U xơ dưới niêm -> nội soi

+ Cắt tử cung toàn phần:

  • Sau mãn kinh: cắt buồng trứng
  • Chưa mãn kinh: giữ buồng trứng

+ Tắc ĐM tử cung:

  • Chỉ định:
  • BN không đồng ý phẫu thuật
  • BN có chống chỉ định gây mê toàn thân
  • U xơ tái phát sau phẫu thuật
  • Chống chỉ định: RL đông máu
  • Sau tắc động mạch tử cung, dùng NSAIDs, paracetamol, kháng sinh dự phòng, theo dõi BC viêm nhiễm, chảy máu; xuất viện sau 1 ngày

 

3. Chỉ định phẫu thuật

– Khi UXTC to tương đương với 1 TC có thai ³ 12 tuần, vì trong trường hợp này u dễ có khả năng gây biến chứng chèn ép lên các cơ quan trong ổ bụng và dễ bị thoái hoá.

– Khi có triệu chứng chèn ép niệu quản gây thận ứ nước

– Khi có triệu chứng rong kinh, rong huyết hoặc cường kinh kéo dài, hoặc khi chẩn đoán được vị trí dưới niêm mạc của u xơ cơ tử cung.

– Khi khối u được chẩn đoán nằm trong dây chằng rộng, dù u nhỏ cũng nên giải quyết phẫu thuật vì u ở vị trí này dễ chèn ép lên niệu quản.

– Khi nghi ngờ bị ung thư hóa.

* Nội soi buồng tử cung là phẫu thuật được lựa chọn cho các nhân xơ dưới niêm mạc FIGO 0 hay FIGO 1.

* Bóc nhân xơ tử cung là lựa chọn cho các trường hợp UXTC có chỉ định can thiệp nhưng bệnh nhân lại chưa đủ con hay chưa hoàn thành kế hoạch sinh con (tức có nguyện vọng muốn giữ tử cung).

* Cắt tử cung được xemlà cách duy nhất giải quyết vĩnh viễn vấn đề UXTC.

* Thuyên tắc động mạch tử cung là một là phương pháp can thiệp với xâm lấn tối thiểu, nhưng lại là một can thiệp có ý nghĩa tương đương với cắt tử cung.

Xem thêm: Đau bụng dưới âm ỉ ở nữ là bệnh gì?


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *