Viêm da tiếp xúc (VDTX) là phản ứng viêm da do tương tác giữa da và các tác nhân bên ngoài môi trường, xảy ra qua một trong hai cơ chế: không miễn dịch (viêm da tiếp xúc kích ứng – VDTXKU) và miễn dịch (viêm da tiếp xúc dị ứng – VDTXDU). Các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng của da đến các tác nhân: nồng độ chất tiếp xúc. cách thức, thời gian, vùng tiếp xúc. tuổi bệnh nhân, bệnh kèm theo, yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, tăng tiết mồ hôi.
1. Đại cương
Viêm da tiếp xúc được chia thành 2 nhóm bệnh khác nhau:
– Do tác động của chất kích thích trực tiếp (tiếp xúc trực tiếp) lên da: Là tình trạng viêm cấp tính do tiếp xúc một lần với chất kích thích như: acid, kiềm, phenol, muối halogen, hay một số hóa chất khác… .khởi phát nhanh và các tổn thương xuất hiện một cách chính xác tại vị trí tiếp xúc.
– Viêm da tiếp xúc dị ứng, chỉ xảy ra ở những bệnh nhân mà da trước đó đã được mẫn cảm do tiếp xúc với dị nguyên. Tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên gây ra phản ứng viêm da gián tiếp do các tế bào lympho T được mẫn cảm đặc hiệu. Vai trò của các tế bào Langerhans ở biểu bì trong việc mang kháng nguyên và tạo ra sự tiếp xúc tiếp theo với lympho T hoặc ở trong da hoặc ở hạch bạch huyết vùng hiện đang là đối tượng của các thử nghiệm thăm dò tích cực.
Bảng: Sự khác biệt giữa viêm da kích thích trực tiếp và viêm da tiếp xúc dị ứng.
Kích thích trực tiếp | Tiếp xúc dị ứng | |
Tỷ lệ hiện mắc | Thường gặp | Ít gặp hơn |
Phơi nhiễm với dị nguyên | Có thể không | Cần có dị nguyên |
Vị trí ảnh hưởng | Tại chỗ tiếp xúc trực tiếp và lan rộng một chút | Tại vị trí tiếp xúc và lan ra xa nơi tiếp xúc |
Tính dễ mẫn cảm | Mọi người đều dễ mẫn cảm | Chỉ một số người |
Những bệnh da đi kèm khác | Thiên về tạng dị ứng | Thiên về sử dụng kéo dài các thuốc tại chỗ để điều trị bệnh da mạn tính (như loét chân) |
Thời gian | Khởi phát nhanh 4 – 12 giờ sau tiếp xúc
Các tổn thương xuất hiện ở lần đầu tiếp xúc |
Thường khởi phát 24 giờ hoặc lâu hơn sau phơi nhiễm
Không có tổn thương ở lần đầu tiếp xúc |
2. Các nguyên nhân thường gặp gây viêm da tiếp xúc
Các chất gây viêm da tiếp xúc kích ứng gồm:
+ Kiềm: có trong xà phòng, bột giặt, chất tẩy rửa, các chất cọ bếp, lò vi sóng, nhà vệ sinh,… xuyên thấm và phá huỷ sâu do làm tan chất sừng. Viêm da bàn tay ở người nội trợ, công nhân nhà máy xà phòng hay do kiềm gây ra.
+ Acid sulfuric, acid nitric, acid oxalic, acid chloric…, gây VDTXKƯ nghề nghiệp.
+ Các chất khác: bromine, chlorine, iodine, bụi kẽm, bụi vôi, bụi gỗ, bụi thuốc lá. potassium dichlomate trong da thuộc, xi măng,…
+ Các dung môi hoà tan chất dầu, dầu bôi trơn, dầu cắt công nghiệp, dung môi bay hơi gây VDTX ở mũi, miệng.
+ Các chất khác có khả năng gây VDTXKU gồm: các thức ăn từ biến, thịt, sâu bướm, bọ cánh cứng, bướm đêm, thuôc bôi như tim gentian, các chế phẩm từ than đá, thuốc tím. thúy ngân, hexachlorophene, mỹ phẩm nhất là loại dùng cho mắt,…
– Các chất hay gây ra VDTXDƯ gồm:
+ Hương liệu, chất bảo quản trong mỹ phàm, p-phenylenediamine trong chất nhuộm tóc.
+ Maldehyde trong nhựa dán.
+ Lamix, thiramix, mercaptomix trong cao su,…
+ Sản phẩm từ than đá, thuốc bôi, hoá chất trừ sâu, nhựa cây, hoa, phấn hoa, quần áo…
+ Kim loại như: đồng, thủy ngân, nickel, bạc, kẽm,…
3. Chẩn đoán
3.1 Chẩn đoán xác định
- Dựa vào lâm sàng: hình thái và cách sắp xếp, phân bố tổn thương ở các vị trí gợi ý.
- Tiền sử cá nhân, đặc biệt là tiền sử viêm da trước đó: Nghề nghiệp, sở thích, sử dụng mỹ phẩm, quần áo, đồ dùng cá nhân, môi trường nhà ở, thuốc bôi.
3.2 Chẩn đoán nguyên nhân
Vị trí | Nguyên nhân |
Mặt | Mỹ phẩm, xà phòng, gọng kính, dược phẩm, dầu xức (dầu khuynh diệp, cù là.) |
Da đầu | Chất nhuộm tóc, dầu gội. |
Miệng | Chất liệu trong nha khoa, một số thực phẩm có chất bảo quản và gia vị. |
Cổ, dái tai | Trang sức có chứa niken. Phấn hút ẩm chống hăm. |
Nách | Phấn hút ẩm chống hăm. Chất kem tẩy mùi, sáp lăn |
Bàn tay | Cây cỏ, chất niken, kem bôi, dược phẩm xà bông, chất tẩy rửa, chất liệu trong dầu nhớt xe, sơn dầu vecni, xi măng. |
Thân người | Trang sức, quần áo có đính niken, màu nhuộm, đầu dây thắt lưng kim loại bị oxy hóa. |
Bàn chân | Vớ, chất liệu trong giày da. |
3.3 Chẩn đoán phân biệt
– Viêm da dầu: dát đỏ. vảy da ẩm, mỏng, vị trí ở vùng nhiều tuyến bã như mặt, rãnh mũi má, cung lông mày,…
– Viêm da cơ địa
– Zona
– Nấm da
– Vảy nến
4 . Điều trị viêm da tiếp xúc
- Nhìn chung, điều trị VDTX thường đơn giản và nên sử dụng thuốc bôi tại chỗ là chính.
- Trường hợp cấp tính: sử dụng dung dịch Jarish đắp, hồ nước, thuốc bôi có Corticoid, kháng Histamin, hoặc corticoid dùng đường toàn thân trong thời gian ngắn.
- Kem giữ ẩm nhằm phục hồi hàng rào bảo vệ của da.
- Tacrolimus có thể sử dụng thay thế corticoid để tránh tác dụng phụ của corticoid trong trường hợp VDTX mạn tính.
- Trường hợp nặng, mạn tính: dùng quang trị liệu hoặc có thể dùng các thuốc ức chế miễn dịch như azathioprine, cyclosporine.
- Trường hợp bội nhiễm: dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân.
Loại bỏ dị nguyên ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt.
- Điều trị tại chỗ:
+ Làm sạch thương tổn bằng nước sạch, có thể sử dụng dung dịch thuốc tím pha loãng (1/10.000 – dung dịch có màu hồng cánh sen nhạt) để rửa.
+ Nếu tổn thương khô: bôi kem Hydrocortisone 0,5% – 1% lên tổn thương khô, 2 lần/ngày trong 3 – 5 ngày.
+ Nếu tổn thương rỉ dịch: bôi dung dịch có chứa chất kẽm Dalibour 2 lần/ngày hoặc dung dịch xanh Methylen 3 lần ngày.
- Điều trị toàn thân
+ Kháng histamin uống nếu ngứa nhiều.
+ Khánh sinh uống nếu có bội nhiễm nặng
5. Phòng bệnh
– Loại bỏ các chất kích ứng hoặc dị nguyên tiếp xúc đã biết.
– Xác định cơ địa nhạy cảm bằng cách đo độ đó của da, độ mất nước qua da hoặc dùng test áp đế sàng lọc sự kích ứng của sản phẩm định dùng, đồng thời thăm dò phân ứng dị ứng của cơ thê.
– Dùng kem bảo vệ thích hợp, tránh tắm rửa quá mức.
– Hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa.
– Thường xuyên bôi kem làm ẩm nhất là sau khi làm việc để chống nứt. khô da. tránh sự xâm nhập của các chất kích ứng.
– D găng thích hợp khi làm việc trong môi trường có chất kích ứng hoặc dị nguyên nỉ. Nên dùng các loại găng đế không cho hóa chất hay dung môi xuyên thấm vào da.
Xem thêm:
Lưu ý tác dụng phụ của thuốc mỡ bôi ngoài da có chứa Corticoid
Leave a Reply