Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn khí sắc mạn tính, Đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hay đi kèm với các giai đoạn trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực còn được gọi là rối loạn hưng trầm cảm. Các bằng chứng về dịch tễ học và di truyền cho thấy rằng rối loạn lưỡng cực có sự tham gia tích cực của các yếu tố di truyển và tỷ lệ bệnh tương đối không thay đổi theo sự khác nhau của từng cá nhân và nghịch cảnh xã hội.
- Khái niệm tâm lý học về cảm xúc.
Cảm xúc là một quá trình hoạt động của tâm thần biểu hiện thái độ của con người đối với những kích thích bên ngoài cũng như bên trong cơ thể, đối với những biểu tượng và ý niệm thuộc phạm vi xã hội cũng như phạm vi thế giới vật lý
Cảm xúc không thể tách khỏi các hoạt động tâm thần khác: tri giác, tư duy, vv…. Không có cảm xúc, không thể hoàn chỉnh quá trình nhận thức thực tại được. Trực tiếp hay gián tiếp mọi cảm xúc đều bắt nguồn từ thực tại, từ cảm giác mà ra: trời mát thấy dễ chịu, vui vẻ, trời nóng dễ bực bội.
Cơ sở giải phẫu của cảm xúc phần lớn ở vùng dưới vỏ, chủ yếu vùng gian não (cảm xúc sơ đẳng bản năng). Phần nhỏ hơn nữa ở vỏ não, võ não chi phối chủ yếu các tình cảm cao cấp. Cơ chế sinh lý chủ yếu của cảm xúc là cơ chế thần kinh, còn các biến đổi thể dịch nội tiết cảm xúc là các khâu trung gian. Mọi cảm xúc đều kèm theo những phản ứng vận động tương ứng, những biến đổi phức tạp trong hoạt động tuyến nội tiết (tuyến yên, tuyến thượng thân, vv…), những biểu hiện thực vật đa dạng.
- Các hội chứng cảm xúc
Một hội chứng trầm cảm điển hình gồm có bốn phần chủ yếu sau đây, biểu hiện quá trình ức chế toàn bộ tâm thần và cơ thể:
- Cảm xúc bị ức chế: khí sắc hạ thấp, buồn rầu ủ rủ, mất thích thú cũ, nhìn xung quanh thấy ảm đạm, bi quan về tiền đồ.
- Tư duy bị ức chế: suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn. Tự cho mình là hèn kém nhất, mất tin tưởng vào bản thân, có ý tưởng tự sát
- Vận động bị ức chế: bệnh nhân ít hoạt động, ít nói, ăn uống kém, thường nằm lâu một chỗ hay ngồi lâu một tư thế, nét mặt đau khổ, trầm ngâm suy nghĩ. Trường hợp nặng nhất có thể có hiện tượng bất động. Có trường hợp có hành vi tự sát.
- Các biểu hiện cơ thể: Đau nhức trong cơ thể, thể trạng suy kiệt, các triệu chứng cơ thể không tìm thấy tổn thương thực thể.
Có những trường hợp trầm cảm không điển hình trong đó đáng lẻ bất động, bệnh nhân lại kích động: lăn lộn, khóc lóc, kể lể, than phiền với mọi người.
Hội chứng trầm cảm, đặc biệt trầm cảm nặng có loạn thần là một hội chứng cấp cứu, vì do hoang tưởng bị tội lỗi chi phối, trong một cơn xung động, bệnh nhân có thể tự sát hoặc giết người thân rồi tự sát.
Hội chứng trầm cảm có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, tâm thần phân liệt, loạn thần phản ứng, loạn thần triệu chứng, vv…
- Hội chứng hưng cảm
Là một hội chứng hoàn toàn đối lập với hội chứng trầm cảm. Một hội chứng hưng cảm điển hình gồm có bốn thành phần chủ yếu sau này, biểu hiện qáu trình hưng phấn toàn bộ tâm thần:
- Cảm xúc hưng phấn: khí sắc vui vẻ, bệnh nhân cảm thấy khoan khoái dể chịu, đầy sinh lực. Nhìn xung quanh thấy vui tươi sang sủa, thú vị, lạc quan về tiền đồ.
- Tư duy hưng phấn: quá trình liên tưởng rất nhanh chóng, tư duy phi tán, chủ ý thay đổi luôn, nhiều chương trình, nhiều sáng kiến, tự đánh giá quá cao, có khi hoang tưởng tự cao rõ rệt.
- Vận động hưng phấn: lúc nào cũng hoạt động, can thiệp vào mọi việc không biết mệt mỏi. Thường là không kích động, chỉ kích động khi nào kiệt sức hay có bệnh nhiễm khuẩn và bệnh cơ thể kèm theo. Đặc biệt khi người khác ngăn cản bệnh nhân thực hiện hoạt động của mình, bệnh nhân trở nên kích động.
- Triệu chứng cơ thể: Không ăn , không ngủ vì cho rằng mình có nhiều năng lượng và dành thời gian để thực hiện các ý tưởng của bản thân.
Có nhiều trường hợp hưng cảm không điển hình như hưng cảm vui vẻ đơn thuần (không liên tưởng nhanh, không hoạt động nhiều), hưng cảm kèm hoang tưởng, hưng cảm giận dữ, vv…
Hội chứng hưng cảm gặp trong nhiều bệnh nhân tâm thần khác nhau.
Hội chúng điển hình gặp trong bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Hội chứng không điển hình gặp trong bệnh tâm thần phân liệt. Còn gặp trong loạn thần triệu chứng, liệt toàn thể tiến triển, vv…
- Hội chứng loạn cảm (syndrome dysphorique):
Hội chứng gồm có:
- Khí sắc u ám, hằn học, bất mãn với xung quanh.
- Tăng cảm giác, dễ bị kích thích:
- Khuynh hướng bạo động, dể nổ ra những cơn giận giữ, tấn công người khác.
Thường gặp nhất trong bệnh động kinh. Còn gặp trong các bệnh thực thể ở não và trong bệnh nhân cách bệnh (thể xung động)
- Hội chứng lo âu:
– Cảm xúc: căng thẳng, lo lắng
– Tư duy: đề cặp đến nổi lo âu
– Hành vi: bồn chồn, đứng ngồi không yên , khó ngũ
– Triệu chứng cơ thể: tim đập nhanh, đánh trống ngực, thở nhanh, có lúc khó thở, nóng ruột..
- Điều trị rối loạn lưỡng cực
Lựa chọn thuốc và liều điều trị tùy thuộc từng cá thể.
– Các giai đoạn hưng cảm, hưng cảm nhẹ và hỗn hợp cấp tính
Các thuốc chỉnh khí sắc: có thể lựa chọn
- Lithium: phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương: 0,8 – 1,2mEq/lít. Liều khoảng 600 – 900 mg/ngày
- Divalproex: 750mg/ngày – 60mg/kg/ngày
- Valproat: 500 – 2000mg/ngày
- Carbamazepin: 200 – 1600mg/ngày
Các thuốc chống loạn thần: có thể lựa chọn
- Thuốc chống loạn thần điển hình
- Haloperidol : 5 – 30 mg/ngày
- Chlorpromazin: 25 – 500mg/ngày
- Thuốc chống loạn thần không điển hình
- Risperidon: 1 – 10 mg/ngày
- Olanzapin: 5 – 30mg/ngày
Các giai đoạn trầm cảm cấp tính
Các thuốc chỉnh khí sắc: có thể lựa chọn
- Lamotrigin: 100 – 400mg/ngày
- Lithium:
Các thuốc chống trầm cảm: có thể lựa chọn
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs)
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin
- Điều trị duy trì
- Lựa chọn các thuốc tác dụng trong giai đoạn cấp
- Valproat: 200 – 500mg/ngày
- Carbamazepin: 200 – 400mg/ngày
- Risperidon : 2 mg/ngày
- Olanzapin: 10 mg/ngày
- Quetiapin: 100 mg/ngày
Leave a Reply