Dấu hiệu nhiễm HIV: nhận biết sớm để bảo vệ sức khỏe

Dấu hiệu nhiễm HIV là những biểu hiện sớm giúp chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV và điều trị kịp thời, phòng tránh lây nhiễm. Lây nhiễm HIV theo đường quan hệ tình dục là phương thức lây truyền chủ yếu.  Tỉ lệ lây nhiễm HIV qua QHTD thuộc vào các yếu tố khi quan hệ không an toàn, hành vi tình dục và kiểm soát, phát hiện người nhiễm HIV tại cộng đồng. Bài viết dưới đây nêu ra các đặc điểm của Virus HIV cũng như các triệu chứng lâm sàng theo từng giai đoạn và cách phòng ngừa.

1. Đại cương về HIV

HIV là một virus ARN gồm 9200 nucleotid
• HIV là một “retrovirus”:
– Sao chép từ ARN thành ADN sử dụng enzyme sao chép ngược
– ADN được tạo ra sau đó tích hợp vào bộ gen của tế bào vật chủ (lympho bào T)
– Sau đó virus HIV (ARN và các protein) tiếp tục được tạo ra bằng phức hợp ADN này.

Dấu hiệu nhiễm HIV

HIV lây lan chủ yếu qua những con đường

  • Quan hệ tình dục không an toàn, nhiều bạn tình.
  • Đường máu: như truyền máu…..
  • Dùng chung bơm kim tiêm như tiêm chích ma túy
  • Lây truyền HIV từ mẹ sang con: qua nhau thai/trong khi sinh con

Các giai đoạn của HIV

HIV tiến triển qua những giai đoạn khác nhau, bao gồm:
1. Nhiễm HIV tiên phát
2. Giai đoạn tiềm tàng
3. Nhiễm HIV có triệu chứng
4. AIDS (nhiễm HIV tiến triển).

2. Các hành vi nguy cơ và dấu hiệu nhiễm HIV theo giai đoạn

2.1 Các hành vi nguy cơ/ dấu hiệu phơi nhiễm HIV

Bạn có QHTD qua đường âm đạo hoặc hậu môn với bao nhiêu người?
Bạn có sử dụng bao cao su trong tất cả các lần QHTD không?
Bạn có QHTD để đổi lấy tiền hoặc hiện vật không?
Bạn có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không?
Bạn có QHTD người có nguy cơ nhiễm HIV hay không?
Bạn có dùng chung dụng cụ tiêm chích với người khác không?
Bạn có vợ/chồng/bạn tình nhiễm HIV không? Nếu có:
  • ·       Anh ấy/cô ấy đã điều trị ARV được 6 tháng hay chưa?
  • ·       Anh ấy/cô ấy có được xét nghiệm tải lượng HIV không?
  • ·       Anh ấy/cô ấy có uống thuốc hằng ngày hay không?

 

  • Phơi nhiễm HIV: tiếp xúc với nguồn máu hoặc dịch cơ thể có HIV có khả năng có thể bị lây nhiễm HIV
  • Thường gặp các trường hợp:
    • Dùng chung kim tiêm hoặc vật sắc nhọn
    • Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ
    • Quan hệ tình dục: bị rách BCS, bạn tình dấu HIV, ngoài ý muốn, bị lạm dụng…
    • Tai nạn: sinh hoạt, vô ý, bị cắn,…

2.2 Các giai đoạn nhiễm HIV và triệu chứng chủ yếu của từng giai đoạn

Giai đoạn 1: nhiễm HIV tiên phát

Thường bệnh nhân không triệu chứng hoặc có  hội chứng nhiễm retrovirus cấp:

Xuất hiện 2-4 tuần sau khi nhiễm HIV
• Các triệu chứng kéo dài 1-2 tuần và thường gặp nhất gồm:
– Sốt: Sốt 38 -40 độ C hoặc sốt nhẹ thất thường, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy toàn thân, sưng hạch ở một số nơi: cổ, nách
– Đau cơ/đau khớp
– Viêm họng
– Hạch to toàn thân

Phát ban:

Phát ban toàn thân là một biểu hiện thường gặp:
– Tổn thương hồng ban dát sẩn 5-10 mm
– Xuất hiện 48-72 giờ sau khi bắt đầu sốt
– Kéo dài trong 5-8 ngày
– Thường gặp nhất ở mặt và thân mình
– Điển hình thì không ngứa

  • Chuyển đảo huyết thanh thường xuất hiện trongvòng 4-12 tuần nên xét nghiệm tìm kháng thể HIVthường ÂM TÍNH trong giai đoạn này
    • Nếu nghi nhiễm HIV và xét nghiệm HIV âm tính thì làm lại xét nghiệm sau 1 và 3 tháng
    • Xét nghiệm tải lượng virus HIV có thể chẩn đoán được nhiễm HIV cấp tính.

Giai đoạn 2: Triệu chứng nhẹ
Những hội chứng điển hình/phổ biến nhất:
• Sút cân không rõ nguyên nhân mức độ trung bình (< 10% thể trọng)
• Các nhiễm trùng hô hấp tái phát (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm họng)
• Zona (Herpes zoster)
• Phát ban sẩn ngứa (PPE)
• Nấm móng, viêm da bã nhờn.

Giai đoạn 3: Triệu chứng tiến triển
Những hội chứng điển hình/phổ biến nhất:
• Không rõ nguyên nhân (KRNN):
– Sút cân nặng (> 10% trọng lượng cơ thể)
– Tiêu chảy mạn tính trên 1 tháng
– Sốt dai dẳng trên 1 tháng
• Bệnh Candida miệng kéo dài, bạch sản lưỡi dạng lông
• Lao phổi
• Nhiễm khuẩn nặng (viêm phổi, mủ màng phổi, NT huyết…)
• Thiếu máu (<8 g /dl), giảm bạch cầu trung tính (<0.5 x 109/l), hoặc giảm tiểu cầu (<50 x 109 /l) không rõ nguyên nhân.

Giai đoạn 4: Triệu chứng nặng
• Hội chứng suy mòn do HIV: có 2 trong 3 triệu chứng sau:
– Sút cân nặng (> 10% trọng lượng cơ thể) không rõ nguyên nhân
– Tiêu chảy mạn tính trên 1 tháng không rõ nguyên nhân
– Sốt dai dẳng trên 1 tháng không rõ nguyên nhân

  •  Nhiễm herpes simplex mãn tính (môi miệng, sinh dục, hoặc hậu môn, trực tràng) kéo dài trên 1 tháng, hay herpes nội tạng bất kể vị trí nào).
  • Lao ngoài phổi
  •  Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP)
  • Bệnh Candida thực quản
  • Bệnh Toxoplasma hệ thần kinh trung ương
  • Viêm màng não do Cryptococcus neoformans
  • Bệnh do Penicillium marneffei
  • Viêm võng mạc do Cytomegalovirus (CMV)
  • Viêm phổi do vi khuẩn tái phát…

2.3 Lợi ích của việc điều trị ARV sớm

  • Điều trị ARV cho người nhiễm với mục đích làmgiảm lây nhiễm HIV cho bạn tình
    • Giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình âm tính đến 93% (Theo NC HP TN 052 tại Châu Phi)
    • Đây là biện pháp dự phòng hiệu lây nhiễm HIV hiệu quả nhất ngoại trừ KHÔNG quan hệ tình dục
    • KHÔNG có một ca nhiễm mới nào xuất hiện trong các cặp dị nhiễm mà người có HIV đã được điều trị với kết quả tài lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế (PARTNERS, Opposites Attract).
  • Ngăn chặn tối đa, lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể
  • Phục hồi chức năng miễn dịch => Giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV => Dự phòng lây truyền HIV (bạn tình/bạn chích), từ mẹ sang con.

Bắt đầu điều trị ARV khi nào?

  • Càng sớm càng tốt khi BN sẵn sàng (chú ý loại trừ các nhiễm trùng cơ hội cần trì hoãn ARV)

❑ Trong cùng ngày có chẩn đoán HIV

❑ Trong vòng 1 tuần từ khi có chẩn đoán HIV

❑ Bệnh nhân HIV tiến triển đang cần điều trị nhiễm trùng cơ hội: tùy tình trạng bệnh nhân.

  • Chuẩn bị điều trị:

❑ Tư vấn về lợi ích của điều trị, và tuân thủ điều trị

❑ Rà soát các tương tác thuốc và chọn phác đồ ARV thay thế phù hợp (nếu có tương tác với phác đồ ưu tiên)

Tiêu chuẩn điều trị:

  • Tất cả người nhiễm HIV, không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng hay số lượng tế bào CD4
  • Trẻ dưới 18 tháng tuổi có kết quả xét nghiệm PCR lần 1 (+) hoặc có kháng thể kháng HIV (+) đồng thời có biểu hiện bệnh lý HIV nặng.

2.4 Các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV:

    • Quan hệ tình dục an toàn
    • Quản lý các bệnh lây truyên qua đường tình dục.
    • PrEP = Dùng ARV TRƯỚC KHI phơi nhiễm HIV đối với người có HIV(-) nhằm dự phòng lây nhiễm HIV.PrEP là chiến lược dự phòng HIV mới bằng cách sử dụng thuốcARV đối với người chưa nhiễm HIV.
    • PEP: dự phòng sau phơi nhiễm HIV, sử dun gj ARV ngay sau khi phơi nhiễm/ nghi ngờ tình trạng phơi nhiễm HIV. Phơi là sự tiếp xúc trực tiếp của da hay niêm mạc không còn nguyên vẹn với các loại dịch sinh học của cơ thể (máu, dịch âm đạo, tinh dịch,…) dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *