Phân loại mất răng trong phục hình nha khoa

Mất răng là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của con người. Việc phân loại mất răng là một trong những bước quan trọng trong quá trình chẩn đoán và lựa chọn phương pháp thay thế răng phù hợp nhất cho bệnh nhân. Hiện nay, có nhiều phương pháp phân loại khác nhau được sử dụng trong nha khoa, trong đó phân loại của Kennedy hay Kourlainsky hay Kennedy-Applegate. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các phương pháp phân loại này, cũng như ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp, giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và chọn lựa phương pháp phù hợp trong quá trình thay thế răng phục hình.

1. Tổng quan:

Mất răng là tình trạng dễ thấy trong nha khoa do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm sâu răng, nhiễm trùng, chấn thương, lão hóa và bệnh lý răng miệng. Mất răng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và nói chuyện của con người, mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng khác như lệch khớp cắn, viêm nhiễm và suy giảm khả năng tự lành của răng miệng. Hơn thế nữa còn ảnh hưởng đến tâm lí bệnh nhân, mất răng có thể khiến bệnh nhân tự ti, ngại giao tiếp xã hội,…

Phân loại mất răng là một trong những bước quan trọng trong quá trình chẩn đoán và lựa chọn phương pháp thay thế răng phù hợp nhất cho bệnh nhân. Phân loại mất răng giúp xác định vị trí, số lượng, độ mất răng và hướng điều trị, từ đó giúp nha sĩ lựa chọn phương pháp thay thế răng phù hợp nhất để tái tạo lại chức năng của răng miệng.

Việc chọn phương pháp và vật liệu thay thế răng phù hợp sẽ giúp tái tạo lại chức năng của răng miệng, tăng cường khả năng nghiền nhai, giúp bệnh nhân ăn uống dễ dàng hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

2. Phân loại mất răng theo Kourlainsky:

Phân loại dựa trên việc xác định điểm chạm khi 2 hàm ở tương quan khớp cắn trung tâm:

  • Loại I: Còn 3 điểm chạm
  • Loại II: Còn 2 điểm chạm
  • Loại III: Còn răng nhưng không còn điểm chạm
  • Loại IV: Không còn điểm chạm, mất hết răng.

Phân loại này giúp nha sỹ thấy được sự liên quan giữa trên miệng và labo phục hình:

  • Loại I không cần thử sáp
  • Loại I, II không cần phải đo tầng mặt dưới
  • Loại III phải đo tầng mặt dưới
  • Loại IV phải đo cắn trung tâm

Tuy nhiên, phân loại này còn nhiều hạn chế vì chưa cho biết chỉ định phục hình và nếu mất răng còn 1 điểm chạm thì không thuộc loại nào.

3. Phân loại mất răng theo Kennedy:

Theo phân loại của Kennedy, mất răng được chia thành 4 loại:

  • Type I: Mất răng hàm 2 bên không còn giới hạn xa
  • Type II: Mất răng hàm 1 bên không còn giới hạn xa
  • Type III: Mất răng hàm 1 bên còn giới hạn xa
  • Type IV: Mất nhóm răng cửa đi qua đường giữa

Phân loại này giúp ta biết được hình thái mất răng, tuy nhiên chưa rõ ràng trong việc đưa ra được chỉ định phục hình cụ thể.

4. Phân loại mất răng Kennedy được bổ sung bởi Applegate:

Bao gồm 6 loại:

  • Type I: Mất răng hàm 2 bên không còn giới hạn xa
  • Type II: Mất răng hàm 1 bên không còn giới hạn xa
  • Type III: Mất răng hàm 1 bên còn giới hạn xa, những răng còn lại không còn trụ tốt do khoảng mất răng dài, sống hàm tiêu nhiều, răng trụ yếu.
  • Type IV: Mất nhóm răng cửa đi qua đường giữa
  • Type V: Mất răng hàm 1 bên còn giới hạn xa, giới hạn gần là nhóm răng cửa không còn khả năng nâng đỡ phục hình.
  • Type VI: Mất răng hàm 1 bên còn giới hạn xa nhưng răng trụ tốt, lực nhai không quá mạnh, khoảng mất răng ngắn, sống hàm cao (ngược lại với loại III, thường thấy trên lâm sàng).
Phân loại mất răng
Phân loại mất răng Kennedy applegate

Phân loại này quan tâm nhiều hơn đến vị trí, số lượng răng mất và tình trạng các răng thật còn lại. Phân loại này cũng giúp đưa ra được chỉ định phục hình cụ thể:

  • Type I,II,III,V làm phục hình tháo lắp
  • Type IV có thể làm phục hình tháo lắp hoặc cố định.
  • Type VI chỉ định phục hình cố định.

5. Nguyên tắc khi phân loại mất răng:

Có tổng cộng 8 nguyên tắc khi phân loại mất răng:

  • Nguyên tắc 1: Phân loại mất chỉ được tiến hành sau khi nhổ các răng có chỉ
    định nhổ răng.
  • Nguyên tắc 2: Nếu mất răng số 8 mà không cần làm răng giả thì không tính
    đến trong phân loại
  • Nguyên tắc 3: Nếu còn răng số 8 mà được dùng như răng trụ thì răng só 8 này
    được tính đến trong phân loại
  • Nguyên tắc 4: Nếu mất răng số 7 mà không cần làm răng giả (ví dụ: mất cả
    răng số 7 đối diện mà không làm răng giả) thì không tính đến
    trong phân loại.
  • Nguyên tắc 5: Vùng mất răng phía sau luôn được chọn để qui định loại mất răng.
  • Nguyên tắc 6: Những khoảng mất răng khác được gọi là biến thể và được
    đánh số
  • Nguyên tắc 7: Độ rộng của khoảng mất răng biến thể không được tính đến trong
    phân loại mà chỉ được tính số trong khoảng mất răng có thêm
  • Nguyên tắc 8: mất răng loại IV không có biến thể

6. Kết luận:

Phân loại mất răng là quá trình xác định loại mất răng, vị trí, số lượng và nguyên nhân gây mất răng. Có nhiều phương pháp phân loại mất răng được sử dụng trong nha khoa, bao gồm phân loại theo Kennedy hay kennedy applegate. Quá trình phân loại mất răng giúp nha sĩ lựa chọn phương pháp điệu trị phục hình phù hợp với tình trạng mất răng của bệnh nhân, giúp phục hồi chức năng của răng miệng và tăng cường chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

 

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *