Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID: Những điều cần biết để phòng tránh

Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID dựa trên sựức chế COX1 làm giảm tạo thành chất nhầy của niêm mạc dạ dày tá tràng. Viêm loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) là tình trạng tổn thương niêm mạc dạ dày hay tá tràng với nhiều mức độ khác nhau do sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công. Là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em, là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày. Đồng thời cũng chính acid này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét sâu.

Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID

1. Bệnh sinh và bệnh nguyên của viêm loét dạ dày

1.1 Yếu tố bảo vệ của niêm mạc dạ dày:

Hàng rào niêm mạch dịch

  • Giàu bicarbonate, tạo bởi glycoprotéine chứa phospholipides, có tính nhầy, chống lại tấn công của ion H+.
  • Khi pH<1,7 vượt quá khả năng trung hoà, ion H+ đến lớp niêm mạc dạ dày và gây loét.

Lớp niêm mạc dạ dày: tiết glycoproteines, lipides và bicarbonate, loại bỏ sự đi vào bào tương của ion H+ bằng 2 cách:

  • Một là làm trung hòa do bicarbonate,
  • Hai là đẩy ion H+ vào khoảng kẻ nhờ bơm H+- K+ – ATPase nằm ở cực đáy.

Lớp lamina propria: có chức năng điều hòa. Oxy và bicarbonate được cung cấp trực tiếp cho hạ niêm mạc bởi các mao mạch có rất nhiều lổ hở, các tb này rất nhạy cảm với toan chuyển hóa hơn là sư thiếu khí.

1.2 Bệnh Nguyên

Bệnh viêm loét dạ dày được hình thành khi các yếu tố tấn công (HCl, pepsin, HP, thuốc) lấn át các yếu tố bảo vệ (HCO3, chất nhầy, tế bào biểu mô bề mặt)  dạ dày, đó là khi niêm mạc dạ dày bắt đầu bị “ăn mòn” – chính là khởi đầu của bệnh viêm loét dạ dày. Các tổn thương sẽ tiến triển từ viêm nông, viêm trợt rồi đến viêm loét. Nặng hơn nữa là thủng tại vị trí viêm loét. Các triệu chứng đau của bệnh nhân cũng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng.

1.2.1 Di truyền:

+ Loét tá tràng có tố tính di truyền.

– Nhóm máu O không tiết các kháng nguyên hòa tan ABH.

– Tăng tiết pepsinogen I + tăng tiết acid HCL.

– Cường gastrin máu do u gastrinome trong bệnh đa u nội tiết nhóm I.

– Cường gastrin máu do phì đại tế bào G ở hang vị.

+LDD di truyền ít rõ hơn. Tần suất của nhóm máu A cao một cách bất thường.

1.2.2. Yếu tố tâm lý: Stress trong cô ng việc và đời sống là  một trong các yếu tố gây loét.

1.2.3. Thuốc lá:

– Làm xuất hiện các ổ loét mới và làm chậm sự lành sẹo hoăc gây đề kháng với điều trị.

–  Cơ chế có thể do kích thích dây X, hủy niêm dịch do trào ngược tá tràng dạ dày

– Hoặc do giảm tiết bicarbonate và ức chế yếu tố tăng trưởng niêm mạc.

1.2.4 Thuốc:

Aspirin: DD có pH acide, Asp không phân ly và hòa tan với mỡ, nên xuyên qua lớp nhầy, ăn mòn niêm mạc gây loét. Toàn thân, Aspirin ức chế Prostaglandine(Cox1+Cox2).

Kháng viêm non-stéroide: Giống Aspirin nhưng không gây ăn mòn tại chổ mà chủ yếu ức chế COX1 và COX2.

Corticoide:  không gây loét trực tiếp, vì chỉ làm ngăn chận sự tổng hợp Prostaglandin, nên chỉ làm bộc phát lại các ổ loét cũ, hoặc ở người có sẳn tố tính loét

(Xem thêm ở phần 2)

1.2.5 Vi Khuẩn H.P: Sản xuất các chất sau:  

+  Amoniac làm môi trường tại chổ bị acid bị loét.

+ Men urease làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

+ Proteine bề mặt, có hoá ứng động (+) với bạch cầu đa nhân trung tính và monocyte.

2. Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID và cách khắc phục

2.1 Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID

Các thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) được sử dụng phố biến nhất trên thế giới. Theo đó bệnh loét và biến chứng của loét dạ dày tá tràng xảy ra khoảng trên 25% bệnh nhân sử dụng các thuốc nhóm kháng viếm non-steroid. Có hơn 30 triệu viên thuốc và 100 triệu đơn thuốc được kê mồi năm ở Mỹ với chi phí gần 4,8 tỷ đô la Mỹ.

Các tác dụng phụ trên dạ dày ruột phụ thuộc vào liều lượng điều trị. Trong số những bệnh nhân bị biến chứng chảy máu hoặc thủng thường không có các triệu chứng chậm tiêu trước đó chiếm khoảng 50 – 60%.

15 đến 45% bệnh nhân có tốn thương loét không triệu chứng. Tuy nhiên từ 1 đến 4% bệnh nhân phải vào viện cấp cứu vì biến chứng nghiêm trọng do thuốc kháng viêm mang lại. Mồi năm có gần 200.000 người bị chết do uống các thuốc chống viêm non-steroid. Các thuốc kháng viếm non-steroid ức chế tổng hợp prostaglandin sẽ dẫn đến phá vỡ hàng rào niêm mạc dạ dày tá tràng dẫn đến cho phép khuyếch tán trờ lại ion hydro, làm giảm sản xuất bicarbonate và màng nhầy, làm tăng bài tiết acid dạ dày gây ra loét; đặc biệt là thuốc kháng viêm không chọn lọc do ức chế cà COX1 và COX2 và nhất là aspirin ngoài tính chất ức chế prostaglandine không chọn lọc nó còn có tính acid mạnh gây ăn mòn niêm mạc, do các tinh thể của nó và nhất là ức chế lên sự ngưng tập tiểu cầu do đó gây ra tổn thương loét và xuất huyết với tỷ lệ cao và nặng.

Bên cạnh aspirin là thuốc làm tăng tỷ lệ loét dạ dày, các thuốc kháng viêm non – steroid cũng gây tồn thương niêm mạc dạ dày như indomethacin, Ibuprofen, naproxen, tomentil, sulindac, piroxicam, diflunisal, fenoprofen…

Sử dụng NSAID và nhiễm HP được xem như là các yếu tố nguy cơ độc lập đối với loét dạ dày tá tràng. Loét dạ dày tá tràng không biến chứng thường gập ờ bệnh nhân sử dụng NSA1D có HP dương tính hơn là âm tính. Những bệnh nhân sử dụng NSAID bị nhiễm HP có nguy cơ loét biến chứng xuất huyết tăng lên gấp đôi so với người sử dụng NSAID không nhiễm. Các bệnh nhân nhiễm HP dùng liều thấp aspirin gây ra tốn thương dạ dày nhiều hơn ờ những người không nhiễm. Do đó, khi điều trị tiệt trừ HP cần lưu ý đến việc sử dụng các thuốc kháng viêm non steroides.

2.2 Cách khắc phục

Thay đổi dạng bào chế: Nhằm hạn chế tác dụng phụ gây ra loét dạ dày của NSAID, người ta đã bào chế ra dạng đặc biệt – viên bao tan trong ruột.

Sử dụng thêm các thuốc chống loét, đặc biệt là trên những bệnh nhân phải dùng các loại thuốc kháng viêm thường xuyên  và lâu dài như bệnh khớp mạn tính. Sử dụng các thuốc ức chế bơm proton hoặc antacid.

Cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, không hút thuốc, uống rượu bia.

Tags: #Nội khoa, #Tiêu hóa, #Viêm loét dạ dày tá tràng, #Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID.

Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

 


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *