Phục hình tháo lắp là một phương pháp điều trị nha khoa để thay thế các răng bị mất bằng răng giả. Quá trình này bao gồm các bước như thử răng và lắp hàm khung để đảm bảo răng giả được lắp đặt đúng vị trí và đảm bảo chức năng và thẩm mỹ của răng giả. Trong đó, thử răng và lắp hàm khung là hai bước quan trọng trong quá trình phục hình tháo lắp. Thử răng được thực hiện để đánh giá tình trạng răng, tạo khuôn mẫu và tạo răng giả tạm thời. Lắp hàm khung là quá trình thiết kế và lắp ráp khung răng giả trên hàm của bệnh nhân.
1. Cách thử răng
Đây là giai đoạn kiểm tra lại hàm sáp lần cuối trước khi vào múp, vì vậy khi thử răng cần quan tâm đến 3 vấn đề sau: Kiểm tra răng giả, kiểm tra lợi giả và kiểm tra móc.
1.1. Kiểm tra răng giả
– Thẩm mỹ:
Cần có sự hài hòa với các răng thật còn lại, và với từng bệnh nhân về màu sắc, hình dáng, kích thước và vị trí răng, đây là lần kiểm tra cuối cùng trước khi ép hàm. Cho bệnh nhân soi gương, nếu bệnh nhân bằng lòng là được.
– Chức năng nhai:
Vùng răng cửa: Kiểm tra sự tiếp xúc giữa rìa cắn răng cửa dưới với mặt trong răng cửa trên, nếu tiếp xúc không đúng phải sửa lại.
Vùng răng hàm: Kiểm tra khớp cắn vùng răng hàm không có răng trụ giới hạn phía xa bằng “nghiệm pháp cái bay sáp”: Bệnh nhân cắn đúng tương quan trung tâm, cho bay sáp hoặc dao sáp vào giữa 2 khối răng hàm, bênh nhẹ. Nếu 2 khối răng không bị hở: Nghiệm pháp âm tính, không cần chỉnh sửa. Nếu 2 khối răng tách ra được: Nghiệm pháp dương tính, cần kiểm tra lại độ sát khít của khung sườn.
1.2. Kiểm tra lợi giả
Việc kiểm tra lợi giả bằng sáp vừa nâng cao chất lượng của phục hình vừa giúp quá trình mài hàm thuận lợi hơn. Khi kiểm tra lợi giả cần chú ý 2 vùng sau:
– Vùng cổ răng giả: Nơi góp phần thẩm mỹ cho phục hình, cần được tạo hình tốt cổ răng và đường viền cổ răng.
– Vùng biên giới nền hàm: Nơi quyết định chức năng nhai, phát âm, thẩm mỹ. Nếu biên giới hụt không tốt cho việc nâng đỡ hàm giả. Nếu biên giới quá dài gây tổn thương phanh môi, phanh má, dây chằng và làm hàm giả khó ổn định. Bìa hàm giả có bề dày hợp lý.
1.3. Kiểm tra móc răng
– Tay móc: Phải ôm khít răng mang móc, đúng vùng lẹm.
2. Lắp hàm khung
Việc lắp hàm có thể bị vướng và làm cho bệnh nhân đau hoặc khó chịu vì những lý do sau:
– Có vùng lẹm trong phần nhựa.
– Bờ hàm quá dài.
– Có thể răng thật đã di chuyển một ít.
– Móc có thể bị cong do việc mài đánh bóng.
– Miệng có vài chỗ đau co do đeo hàm cũ không thích hợp, sự cọ sát của thức ăn và những sang chấn.
Khi có điểm vướng, không nên cố lắp hàm vào một cách hoàn toàn, vì như vậy có thể sẽ khó khăn và gây thêm đau cho bệnh nhân. Bác sỹ cần hỏi bệnh nhân xem có vùng nào đau quá không, có vùng nào bị đè ép quá không? Nếu có khó chịu thì phải tháo hàm ra và tìm lại nguyên nhân. Thông thường, vấn đề liên quan đến nhựa vì khung sườn đã được điều chỉnh trước đó.
– Kiểm tra bờ nền hàm và điều chỉnh nếu cần.
– Chỉnh khớp:
+ Đây là khâu rất quan trọng, bởi vì bệnh nhân sẽ không thể nào thấy thoải mái nếu các răng thật không khớp nhau hoàn toàn.
+ Trước tiên khi mang hai hàm vào, bệnh nhân phải cắn được ở cắn khít trung tâm. Thường thì những điểm chạm sớm hoặc răng giả cao sẽ làm cho răng thật không chạm được vào nhau. Việc gia tăng kích thước dọc sẽ tạo một lực căng quá mức trên các răng thật và trên xương ổ răng.
+ Tiếp tục kiểm tra và chỉnh khớp ở các tư thế: bên làm việc, bên thăng bằng, hàm dưới chuyển động ra trước.
Khi đưa hàm sang bên
* Các điểm tiếp xúc thăng bằng :
– Các múi ngoài trên và dưới và các múi trong trên và dưới của bên làm việc.
– Các múi trong trên và múi ngoài dưới của bên thăng bằng (hình 103).
Hình 103. Các điểm tiếp xúc mặt nhai trong vận động đưa sang bên trái.
* Bên làm việc:
– Triền ngoài của các múi ngoài răng dưới trượt trên triền trong của các múi ngoài răng trên.
– Triền trong của các múi trong răng dưới trượt trên triền ngoài của các múi trong răng trên (hình 103)
* Bên không làm việc :
– Triền trong của các múi trong răng dưới trượt theo triền trong của các múi trong răng trên.
Khi đưa hàm ra trước
Có được các tiếp xúc giữa các đỉnh múi răng cối nhỏ, răng cối và cạnh cắn của các răng cửa và răng nanh trên dưới. Triền gần của các múi ngoài và trong răng dưới trượt dọc theo các triền xa của các múi ngoài và trong răng trên (hình 102).
Hình 102. Các điểm tiếp xúc khi đưa hàm ra trước
Chỉnh khớp tư thế ngoại tâm
+ Đối với các hàm giả tựa hoàn toàn lên răng thật chỉnh khớp có thể được thực hiện trong miệng với giấy cắn.
+ Trường hợp có một hàm giả toàn phần đối diện một hàm giả từng phần cần phải lên giá khớp tương tự như khi làm cho hàm toàn bộ. Tốt nhất là lên giá khớp cho các hàm mất nhiều răng. Nếu có hai hàm cần lắp, lắp từng hàm một, loại bỏ điểm cao so với răng thật trước. Sau đó lắp hai hàm vào và chỉnh khớp cắn thêm. Phải đảm bảo là các răng thật chạm tốt và có kích thước dọc đúng.
– Chữa đau: Dùng một loại kem chữa đau xác định vị trí vùng lẹm và điều chỉnh lại. Nền hàm loại nâng đỡ trên răng thường rất ít có vùng bị đè nén quá mức. Còn hàm giả được nâng đỡ trên mô thường có nhiều vùng bị đè nén.
Kỹ thuật sửa đau
+ Thổi khô mặt trong nền hàm.
+ Dùng bàn chải quét 1 lớp kem mỏng lên mặt trong nền hàm mở rộng phía sau.
+ Dùng lực ép của ngón tay đặt lên mặt nhai.
+ Vùng bị nén sẽ hiện ra bằng những phần nhựa hồng lộ ra khỏi lớp kem trắng.
+ Mài bớt những vùng này, bờ hàm sẽ được đánh bóng. Còn mặt trong thì thường không cần đánh bóng, loại bỏ những mảnh nhựa mài bằng dùng nước và hơi thổi khô. Thêm một ít kem vào vùng đã mài lặp lại động tác này thêm một vài lần nữa. Không nên cố gắng mài hoàn chỉnh trong những lần này vì như vậy có thể sẽ mài quá nhiều và còn có thể điều chỉnh trong những lần khám tiếp. Khi bệnh nhân trở lại
sẽ áp dụng kỹ thuật trên cho những vùng đau khác.
3. Kết luận
Trong phục hình tháo lắp, việc thử răng và lắp hàm khung đúng cách rất quan trọng để đảm bảo răng giả được lắp đặt đúng vị trí và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chức năng và thẩm mỹ.
Việc thử răng đúng cách giúp bác sĩ nha khoa có thể tạo ra mẫu răng giả tạm thời và đánh giá độ chính xác của răng giả. Đồng thời, việc lắp hàm khung đúng cách giúp đảm bảo răng giả được lắp đặt chính xác trên hàm của bệnh nhân, giảm nguy cơ tổn thương mô mềm và giúp tăng tuổi thọ của răng giả.
Do đó, chúng tôi khuyến khích bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia nha khoa để có thể chọn được phương pháp thử răng và lắp hàm khung phù hợp nhất với họ và đảm bảo việc thực hiện đúng cách. Việc thực hiện đúng cách sẽ giúp đảm bảo sự thoải mái và sự tự tin của bệnh nhân, giảm nguy cơ tổn thương mô mềm và tăng tuổi thọ của răng giả, đồng thời giúp tránh được các chi phí phát sinh từ việc sửa chữa hoặc thay thế răng giả quá thường xuyên.
Leave a Reply