Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo ESC: Các bác sĩ cần nắm rõ để chẩn đoán chính xác

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo ESC – Hiệp hội Tim mạch Châu Âu năm 2016 định nghĩa: “Suy tim là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi các triệu chứng cơ năng điển hình (ví dụ: khó thở, phù chân và mệt mỏi) mà có thể đi kèm với các triệu chứng thực thể (như nhịp tim nhanh,  thở nhanh, tĩnh mạch mạch cổ nổi, ran ở phổi và phù ngoại vi) gây ra bởi bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim mạch, dẫn đến cung lượng tim giảm và/hoặc áp lực trong buồng tim cao lúc nghỉ hoặc khi gắng sức/tress”. Từ đó có thể thấy, các bác sĩ cần nắm rõ các tiêu chuẩn cụ thể để chẩn đoán suy tim theo ESC trên lâm sàng. Bài viết này sẽ phân tích hơn các tiêu chuẩn cụ thể được nêu ra trong chẩn đoán suy tim theo ESC.

1. Chẩn đoán theo Hiệp hội tim mạch Châu Âu

Một vấn đề cụ thể với suy tim là suy giảm cung lượng tim, cùng với suy giảm bơm máu cho các cơ
quan, có thể dẫn đến một số cơ chế bù trừ. Trong số các cơ chế bù trừ là kích hoạt của hệ thần kinh
giao cảm, giải phóng catecholamine, hoạt hóa hệ Renin-Angiotensin-Aldosterone (RAAS), và tăng sản
xuất ADH. Việc giải phóng của các peptide lợi natri, cũng như tái cấu trúc tim và phì đại tim là cơ chế bù trừ thêm.
Vấn đề với các cơ chế bù trừ là, có ích lúc đầu, sau đó sẽ dẫn đến sự
xấu đi đáng kể của suy tim nếu bị hoạt hóa lâu dài. Trọng lượng tim ví dụ 500 gram. Nếu nó nặng hơn, việc cung cấp oxy của tim trở nên quan trọng. Hơn nữa, suy tim thường dẫn đến một sự mất tính co thắt, mặc dù tăng trưởng cơ tim theo hướng bệnh lý. 

Lưu đồ chẩn đoán suy tim của Hội Tim mạch học châu Âu (ESC) 2016

  • Chẩn đoán suy tim tâm thu: 3 tiêu chuẩn:
  • Triệu chứng cơ năng
  • Triệu chứng thực thể
  • EF giảm.
  • Chẩn đoán suy tim tâm trương: 4 tiêu chuẩn:
  • Triệu chứng cơ năng
  • Triệu chứng thực thể
  • EF bảo tồn
  • Bằng chứng bệnh cấu trúc cơ tim (dày thất trái, dãn nhĩ trái) và/hoặc rối loạn chức năng tâm trương.

Bảng 1: Phân độ suy tim dựa vào phân xuất tống máu (EF) theo ESC

Phân loại EF (%) Đặc điểm
I . Suy tim với phân xuất tống máu giảm (HFrEF) ≤ 40 Còn gọi là suy tim tâm thu
II. Suy tim với phân xuất tống máu bảo tồn (HFpEF) ≥ 50 Còn gọi là suy tim tâm trương. Đây là một chẩn đoán khó
khăn còn đang tranh cãi bao gồm các nguyên nhân ngoài
tim gây ra các triệu chứng của suy tim
a.HFpEF, giới hạn 41-49 Tương tự HFpEF.  Thuộc nhóm giới hạn hoặc trung gian
b.HFpEF, cải thiện > 40 Bênh nhân trước đây có EF giảm và đang cải thiện, khác
với những bệnh nhân có EF giảm

 

2. Hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim theo ESC

2.1 Chẩn đoán suy tim tâm thu:

Các nguyên nhân gây suy tim tâm thu thường gặp là bệnh động mạch vành (Nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ cơ tim), quá tải áp lực mạn tính (Tăng huyết áp, bệnh van tim tắc nghẽn), quá tải thể tích mạn ( bệnh van tim hở, bệnh tim có shunt Trái – phải), bệnh cơ tim, rối loạn nhịp tim hay tần số tim, bệnh tâm phế, rối loạn chuyển hóa…

– Triệu chứng cơ năng chủ yếu là khó thở:

+ Khó thở khi gắng sức

+ Khó thở kịch phát về đêm, hoặc khó thở phải ngồi.

– Triệu chứng thực thể  bao gồm:

+ Nhịp tim nhanh, Nhịp tim >120 lần/phút

+ Nhịp thở nhanh, tần số >25 lần/phút có sử dụng cơ hô hấp phụ,

+ Nghe có ran phổi,

+ Tràn dịch màng phổi.

+ Tăng áp động mạch phổi.

+ Phù ngoại biên, gan to.
– Siêu âm tim EF giảm (xem bảng 1)
2.2  Chẩn đoán suy tim tâm trương:

Suy tim tâm trương có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh động mạch vành, bệnh van tim, bệnh tăng huyết áp, bệnh cơ tim phì đại, cơ tim hạn chế, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, bệnh thận và sử dụng thuốc gây hại cho tim.
– Triệu chứng cơ năng: các triệu chứng của suy tim tâm trương khá đa dạng

  • Mệt mỏi: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của suy tim tâm trương. Bẹnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi và khó khăn trong việc hoạt động thường ngày.
  • Khó thở: Bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở khi thực hiện các hoạt động như leo cầu thang, tập thể dục, hoặc thậm chí là trong tình trạng nghỉ ngơi.
  • Sự đau đớn: Bệnh nhân suy tim tâm trương có thể cảm thấy đau ngực hoặc khó chịu ở vùng ngực.
  • Đau đầu: Bệnh nhân suy tim tâm trương cũng có thể cảm thấy đau đầu do thiếu máu và thiếu oxy trong não.
  • Buồn nôn và khó tiêu: Suy tim tâm trương cũng có thể gây ra các triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn và khó tiêu.
  • Chóng mặt và hoa mắt: Bệnh nhân suy tim tâm trương có thể cảm thấy chóng mặt và hoa mắt do thiếu máu và oxy đến não.

– Triệu chứng thực thể

 

Các triệu chứng chung của suy tim như:  Tĩnh mạch cảnh nổi (hoặc áp lực tĩnh mạch trung tâm > 16 mmHg), Ran ở phổi hoặc phù phổi cấp, Tim to, Phản xạ gan tĩnh mạch cảnh (+), Thời gian tuần hoàn > 25 giây. Đáp ứng với lợi tiểu (giảm > 4,5 kg trong 5 ngày), Tràn dịch màng phổi , Dung tích sống < 2/3 bình thường , Gan to…. Chẩn đoán suy tim EF bảo tồn vẫn là thử thách với nhân viên y tế vì phần lớn là chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân không do tim khác với những triệu chứng gợi ý suy tim trên lâm sàng. Cho đến nay.

Siêu âm tim EF bảo tồn (Xem bảng 1)
– Chứng cứ bệnh tim cầu trúc (dày thất trái,dãn nhỉ trái và / hoặc rối loạn chức năng tâm trương)
Các biện pháp điều trị suy tim tâm trương bao gồm:

– Kiểm soát tốt huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

– Kiểm soát tốt tần số thất ở bệnh rung nhĩ có suy tim tâm trương.

– Lợi tiểu rất hiệu quả để chống phù và giảm sung huyết phổi.

– Tái tưới máu mạch vành cần thiết ở bệnh nhân suy tim tâm trương tiền sử bệnh động mạch vành.

–  Các  thuốc  ức chế beta,  ức chế men chuyển,  chẹn thụ thể agiotensin hoặc  chẹn kênh Canxi  có  thể  giảm  triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân suy tim tâm trương.

So sánh suy tim EF bảo tồn  và suy tim EF giảm

Suy tim PSTMG Suy tim PSTMBT
Bệnh sử

Bệnh mạch vành

Tăng huyết áp

Đái tháo đường

Bệnh van tim

Khó thở kịch phát

 

+++

++

++

++++

++

 

++

++++

++

+

+++

Khám lâm sàng

Tim to

Tiếng tim mờ

Tiếng ngựa phi T3

Tiếng ngựa phi T4

Tăng huyết áp

Hở van 2 lá

Ran phổi

Phù

Tĩnh mạch cổ nổi

 

+++

++++

+++

+

++

+++

++

+++

+++

 

+

+

+

+++

++++

+

+

+

+

X-quang ngực thẳng

Tim to

Sung huyết phổi

 

+++

+++

 

+

+++

Điện tâm đồ

Phì đại thất trái

Sóng Q

Điện thế thấp

 

++

++

+++

 

++++

+

Siêu âm tim

Phì đại thất trái

Dãn thất trái

Lớn nhĩ trái

Phân suất tống máu giảm

 

++

++

++

++++

 

++++

++

Nguồn tham khảo: https://timmachhoc.vn/suy-tim-phan-suat-tong-mau-bao-ton-tu-co-che-benh-sinh-den-chan-doan-va-dieu-tri/

Xem thêm: Suy tim tâm trương: Những điều cần biết


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *