Tổn thương khớp vai trong thể thao là một dạng tổn thương phổ biến có thể gặp ở hầu hết các môn thể thao. Vai là khớp chỏm cầu – ổ chảo gồm 3 xương tạo thành: xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Chấn thương khớp vai có thể nhẹ hoặc nặng tùy vào cơ chế chấn thương. Dưới đây là các dạng chấn thương khớp vai hay gặp cũng như điều trị và phòng ngừa trong tập luyện và thi đấu thể thao.
1. Một số tổn thương khớp vai trong thể thao thường gặp
Hội chứng khớp vai của vận động viên bơi lội là hiện tượng va chạm phía trước với dây chằng quạ – cùng do sự phát triển quá mức của cơ ngực lớn và cơ delta trước. Thông thường, nó làm khả năng xoay trong giảm và co rút bao khớp phía sau khá chặt. Kéo dài sự mất cân bằng và các chuyển động bất thường của vai vận động viên bơi lội có thế dẫn đến sự mất vững dưới lâm sàng và thoái hóa sụn viền trước.
Các loại chấn thương phổ biến nhất ở vùng vai bao gồm:
- Gãy xương đòn
- Trật khớp vai
- Hội chứng chóp xoay (Rotator Cuff).
- Tổn thương sụn viền khớp vai.
- Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vài
2. Dấu hiệu lâm sàng chấn thương vai
Một số dấu hiệu nhận biết bạn đẫ chấn thương vai như:
- Đau khi cử động hoặc luyện tập
- Viêm sưng, nóng, đỏ và đau ở vùng vai.
- Test Neerđánh giá hẹp khoang dưới mỏm cùng vai. Thực hiện bằng cách nâng bàn tay lên phía trước, bàn tay cao hơn đầu và cẳng tay sấp hoàn toàn.
- Test Hawkinsdùng để đánh giá hẹp khoang dưới mỏm cùng. Được thực hiện bằng cách nâng cánh tay lên 90°, gấp khuỷu tay 90°, sau đó xoay trong cẳng tay để xoay trong khớp vai.
- Nghiệm pháp khám Apleyđánh giá tầm vận động phối hợp của khớp vai bằng cách yêu cầu bệnh nhân cố gắng chạm vào xương bả vai bên đối diện
3. Điều trị
Điều trị ban đầu là kéo giãn bao khớp sau và các cơ xoay ngoài, cũng như tăng cường sức mạnh cơ chóp xoay. Phục hồi chuyển động bình thường của khớp vai – ngực là rất cần thiết. Cũng như cần phải tăng cường sức mạnh cơ lõi. Phẫu thuật giải áp vùng dưới mỏm cùng vai đơn thuần mà không cân bằng cơ chóp xoay và các cơ chính của vai, sẽ có tỷ lệ thành công thấp.
4. Phục hồi chức năng sau chấn thương khớp vai
Vai của vận động viên bơi lội được phục hồi giống như hội chứng bắt chẹn, với lưu ý nhấn mạnh vào việc duy trì chuyển động xoay bình thường và ngăn ngừa sự mất cân bằng từ sự phát triển giữa cơ ngực lớn và cơ delta rất khỏe với các nhóm cơ giữ vững nhỏ.
Trở lại tham gia thể thao
Cũng như trong chấn thương vai do hoạt động quá mức, va chạm phía trước đã được điều trị sẽ không tái diễn nếu các kỹ thuật và sự cân bằng các cơ đã được tối ưu hóa. Nếu vận động viên không chú ý duy trì tầm độ khớp và sức mạnh của các cơ quanh vai, tình trạng này sẽ tái phát. Được phép bơi trở lại khi đã hết các triệu chứng.
5. Phòng ngừa tổn thương khớp vai trong thể thao
Chấn thương vai cấp tính thường do tai nạn bất ngờ gây ra, và do đó rất khó ngăn ngừa. Tuy nhiên, có một số biện pháp phòng ngừa mà các vận động viên có thể thực hiện. Điều quan trọng nhất là học cách ngã đúng cách theo kiểu “gập và cuộn người”, không phải ngã bằng vai hoặc chống tay. Người chơi môn trượt tuyết nên được dạy cách co tay vào khi họ ngã và lăn lộn trên thân mình. Tương tự trong đua xe đạp và trong tất cả các môn thể thao tiếp xúc, vận động viên cần được dạy cách tránh ngã chống tay. Tiếp đất với trọng lượng cơ thể dồn lên vai là nguyên nhân phổ biến nhất làm trật khớp hoặc gãy xương vai. Thật không may, ngay cả trong các môn thể thao có nhiều va chạm, quá ít tập trung vào các kỹ thuật ngã, lăn và gập người sau một cú chặn bóng.
Nên đeo miếng đệm bảo vệ vai trong tất cả các môn thể thao có khả năng tác động trực tiếp đến vai, đặc biệt là bóng đá, khúc côn cầu trên băng và bóng chày.
Mặc dù đệm vai không được sử dụng trong hầu hết các môn thể thao giải trí, nhưng nó đã được những người tham gia có ý thức an toàn trong các môn thể thao như trượt tuyết, cưỡi ngựa, trượt băng và đua xe đạp và đã được chứng minh là làm giảm mức độ nghiêm trọng của chấn thương vai do ngã trong các môn thể thao đó.
Các chấn thương vai không cấp tính có thể được giảm thiểu bằng cách tuân thủ một chế độ luyện tập chậm, tiến bộ dần và không tập “quá nhiều quá sớm”. Điều này đặc biệt đúng đối với các vận động viên trong các môn thể thao ném và vợt, cũng như các vận động viên bơi lội.
Bất kỳ ai tham gia các môn thể thao gây căng thẳng cho vai nên tham gia vào một chương trình điều hòa nhằm phát triển sức mạnh và tính linh hoạt trong các cấu trúc xung quanh khớp.
Vì lý do thẩm mỹ, có xu hướng tập trung quá mức vào việc điều hòa bốn cơ lớn xung quanh vai: cơ delta, cơ thang, cơ ngực lớn và cơ lưng rộng. Quan niệm rằng vì những cơ này lớn hơn, nên tăng cường chúng là một cách chắc chắn để ngăn ngừa chấn thương. Tuy nhiên, điều quan trọng nhiều hơn đó là tình trạng các cơ chóp xoay là các cơ cung cấp hỗ trợ quan trọng cho khớp vai và chịu áp lực cực cao trong các hoạt động liên quan đến chuyển động kéo, đẩy và ném.
Kỹ thuật đúng cũng có một vai trò trong việc ngăn ngừa chấn thương vai không cấp tính. Tư thế không chính xác là nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương không cấp tính trong các môn thể thao dùng lực tay như quần vợt và bơi lội.
Leave a Reply