Vấn đề bạo hành và mối liên quan tới Pháp nha.

Vấn đề bạo hành luôn luôn là một vấn đề vô cùng nhức nhối trong đời sống con người. Bài viết này sẽ cung cấp cho nha sĩ góc nhìn để đánh giá, xử trí vấn đề trên thực tế lâm sàng, giúp hạn chế và giảm thiểu phần nào vấn đề này và đóng góp quá trình ngăn chặn, thông báo cho cơ quan chức năng nếu cần.

1. Đại cương về pháp nha trong vấn đề bạo hành

Vấn đề bạo hành gia đình và người thân là một vấn nạn ngày càng được quan tâm đến nhiều hơn. Nhiều chấn thương phức tạp liên quan đến vùng hàm mặt là do cố ý hay không cố ý. Những tổn thương này thường được các bác sĩ Răng Hàm Mặt, nha sĩ, chuyên gia về lĩnh vực răng hàm mặt hoặc đội ngũ nhân viên về sức khỏe răng miệng điều trị ngay hoặc trì hoãn lại. Vai trò của các chuyên gia pháp nha là phải xác định tai nạn là vô ý hay do cố ý. Khi phân tích tổn thương có một số vấn đề phức tạp thường gặp là: những chấn thương không phù hợp với bệnh sử, các tổn thương ở các giai đoạn khác nhau, sự phức tạp trong các quan hệ cá nhãn, trì hoãn chữa trị.

Khi xuất hiện những tổn thương mà bệnh sử và thăm khám thực thể gợi ý chấn thương không phải do tai nạn tự nhiên, trong các chẩn đoán khác nhau, nhân viên y tế nên nghĩ đến chấn thương là cố ý. Nhân viên chăm sóc y tế nên nhớ rằng tất cả các hình thức của bạo hành gia đình và bạo hành bạn tình có liên quan đến nhau. Hậu quả của bạo lực có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi – đặc biệt khi họ chung sống cùng nhau – là một cách để phân biệt với các hành vi bạo lực khác.

Bạo hành gia đình và bạo hành trẻ em, bạo hành vợ chồng, bạo hành hay bỏ rơi người khuyết tật và bạo hành người cao tuổi khá phổ biến ở xã hội phương Tây. Bạo lực có thể làm tổn thương thai nhi, trẻ em, thanh niên, người lớn và người cao tuổi. Trong thực tế, không có lứa tuổi nào có thể thoát khỏi sự ảnh hưởng của bạo lực. Mặc dù hầu hết các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực bạo hành đều cho rằng nam nữ là bình đẳng trong việc bị bạo hành, nhưng thực tế phụ nữ là những người chịu nhiều sự tấn công từ đàn ông hơn. Hơn 40% phụ nữ bị hiếp dâm hoặc bị hành hung có những tổn thương thực thể. Những tổn thương ở phần mềm và tổ chức cứng từ nhẹ đến nặng có thể gây ra các vết rách, dụng dập, vết thương do đạn bắn, tổn thương mất mô, gãy xương (bao gồm xương ổ răng, xương hàm và các xương khác thuộc vùng hàm mặt), những vết cắn, sai khớp, hoặc mất răng. Bạo lực bạn tình có thể có nhiều hình thức, bao gồm lạm dụng thân thể, tinh thần và lạm dụng tình dục. Bạo lực bạn tình có thể bắt đầu từ lúc hẹn hò, trong khi sống chung, trong khi kết hôn, khi ly thân hoặc ly dị và có thể tiếp diễn trong nhiều năm sau của cuộc sống. Bạo lực có thể dẫn đến hậu quả là tử vong, tổn thương thực thể nghiêm trọng, biến dạng hoặc tổn thương tâm lý.

2. Ngược đãi trẻ em – Vấn đề bạo hành

van-de-bao-hanh
Ngược đãi trẻ em, vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay

Hầu hết những định nghĩa về bạo hành, ngược đãi trẻ em và bỏ rơi trẻ em giống với tiêu chuẩn phân loại những hành vi chống lại trẻ em gây tổn thương thể chất hoặc tâm lý.

Theo trung tâm phòng chống và xử lý lạm dụng trẻ em (CAPTA), ngược đãi trẻ em là bất cứ hành động nào dẫn đến nguy cơ cao gây tử vong, làm tổn thương nghiêm trọng thể chất hoặc tinh thần, lạm dụng tình dục, hoặc trẻ em bị bóc lột bởi bố mẹ hoặc những người chịu trách nhiệm pháp lý của trẻ. CAPTA cũng phân loại chi tiết hành động ngược đãi thân thể (bỏng, gãy xương…), lạm dụng tình dục (sờ mó, vuốt ve, hiếp dâm, hoặc loạn luân), hoặc chấn thương tâm lý (cách ly, coi thường, hoặc những tên gọi). CAPTA định nghĩa “bỏ rơi” xảy ra khi bố mẹ hoặc người chịu trách nhiệm pháp lý của trẻ không có đủ sự quan tâm, không cung cấp đủ thức ăn, quần áo, nơi ở hoặc những nhu cầu cơ bản khác cho một đứa trẻ.

Tất cả những hình thức của việc bạo hành và bỏ rơi trẻ em có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng cho một đứa trẻ. Trẻ em bị bạo lực, bỏ rơi, và bạo lực từ bố mẹ có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ cao làm thay đổi hành vi, hút thuốc, sử dụng thuốc cấm, ăn quá nhiều. Trầm cảm, tự tử, phạm tội và bạo lực bạn tình làm sức khỏe xấu đi, dẫn đến bệnh tim và ung thư, những điều này liên quan với những đứa trẻ bị bạo hành và bỏ rơi.

3. Bạo hành trong quá trình mang thai

Hành hung phụ nữ mang thai, thuốc, rượu, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, các tổn thương tâm lý có thể dẫn đến làm tổn thương về thể chất và tâm lý, bao gồm cả nguy cơ tử vong, chết trước khi sinh, trẻ thiếu cần hoặc đẻ non.

Tần số lớn những lần bạo hành có liên quan đến những nguy cơ sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi. Koening và cộng sự điều tra thấy phụ nữ thường bị bạo hành trong quá trình mang thai nhiều hơn là sau khi sinh (61% phụ nữ bị bạo hành trong quá trình mang thai hoặc sau mang thai, 21% bạo hành lặp lại và 16,7% chỉ bị bạo hành sau khi sinh). Mặc dù con số này là đáng báo động, nhưng không phải tất cả phụ nữ mang thai đều là nạn nhân của bạo hành – trong thực tế, hầu hết phụ nữ trong quá trình mang thai đều không bị bạo hành.

Trong một vài trường hợp những người phụ nữ ở trong các mối quan hệ lạm dụng cho biết hành động bạo hành thực sự giảm đi trong quá trình mang thai. Một số phụ nữ cho rằng họ chỉ thực sự cảm thấy an toàn khi mang trong mình một đứa trẻ. Đôi khi những tổn thương có thể ở những vị trí không thông thường làm cho các bác sĩ Răng Hàm Mặt, Nha sĩ y pháp mà điều đó lại rất cần thiết để đánh giá những chấn thương hàm mặt ở phụ nữ mang thai.

4. Bạo lực hẹn hò – Vấn đề bạo hành thường gặp

Vấn đề bạo hành trong các mối quan hệ thân mật (hay lúc hẹn hò) có thể bắt đầu từ khi tuổi còn trẻ. Bạo lực hẹn hò (còn gọi bạo lực về thể chất trong quá trình hẹn hò) là bạo lực về mặt thể chất, tình dục hoặc tinh thần trong một mối quan hệ hẹn hò. Hành vi bạo lực bao gồm đánh, tát hoặc một số hình thức khác gây hại cho cơ thể trong thời gian hẹn hò. Ngoài các tổn thương thực thể và tử vong liên quan đến bạo lực trong thời gian hẹn hò, còn có hình thức khác là nguy cơ bạo lực tình dục, nạn nhân có thể cố gắng tự tử, lạm dụng thuốc, uống nhiều rượu hoặc đấu tranh bản thân.

5. Bạo lực vợ chồng

Bạo lực vợ chồng hay còn gọi là bạo lực bạn tình là một trong những vấn đề đáng quan tâm ở nhiều nước, là một trong những nguyên nhân cần quan tâm đến trong các vụ giết người có thể kẻ giết người là đàn ông hoặc phụ nữ đã lấy đi cuộc sống của chính mình sau các hành động bạo lực gây nên cái chết của bạn tình. Kèm theo vấn đề bạo lực gia đình đó là gánh nặng về tài chính vì phải chi phí cho điều trị, mất tiền lương, nghỉ ốm, vắng mặt, mất năng suất lao động. Nguy cơ chấn thương vùng mặt ở những nạn nhân bị bạo lực gia đình cao hơn so với các cơ chế gây chấn thương khác.

Những chấn thương vùng đầu cũng phổ biến hơn ở các nạn nhân nữ trong bạo lực gia đình. Những vị trí của tổn thương thường gặp nhất là mắt, hai bên mặt, họng và cổ, trên và dưới cánh tay, trên và dưới cẳng chân, miệng, phía ngoài bàn tay, lưng, da đầu. Các tổn thương ở vai và lưng thường ít thấy trong trường hợp bạo lực bạn tình mà những tổn thương này được tìm thấy trong trong trường hợp nguyên nhân gây ra chấn thương là tình cờ ngẫu nhiên. Bạo lực hôn nhân thường chồng chéo lên những gia đình và các mối quan hệ thân thiết. Một đứa trẻ bị bạo hành thường có một bà mẹ cũng bị bạo hành. Một bà mẹ bị bạo hành thường có một đứa trẻ bị bạo hành. Bạo hành được biết là không có giới hạn về độ tuổi, thấy ở mọi lứa tuổi từ rất trẻ cho đến rất già.

6. Bạo hành ở người cao tuổi

Vấn đề bạo hành ở người cao tuổi có thể là làm tổn thương, bóc lột, hoặc ngược đãi bởi những người họ bị phụ thuộc vào sự chăm sóc. Bạo hành ở người cao tuổi xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số dấu hiệu phổ biến hay gặp có thể thấy ở dấu và cổ. Những tổn thương khác thấy ở tóc, mất răng, dấu hiệu chấn thương trên cơ thể của dây thừng, dây đeo, các vết bầm tím nhiều màu sắc cho thấy các giải đoạn tổn thương, và cách chữa trị các vết thương khác nhau “bởi quá trình liền thương thứ phát” (chỉ ra những điều không phù hợp hoặc trì hoãn sự chữa trị).

Nguồn: Nha cộng đồng tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *