Sử dụng siêu âm từ các giá trị chẩn đoán dấu hiệu hoặc cộng hưởng từ có thể để đánh giá sự thay đổi hình thái của dây thần kinh giữa qua khu vực ống cổ tay, tuy nhiên siêu âm có ưu điểm vượt trội như rẻ tiền, cơ động và cho chất lượng thăm khám với độ nhạy và độ đặc hiệu cao, có thể thực hiện ngày cùng với thăm khám lâm sàng của bác sĩ lâm sàng hoặc phối hợp đồng thời với bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Cùng với điện sinh lý thần kinh, siêu âm thần kinh đã trở thành 1 yếu tốquan trọng
1) Dấu hiệu phù dây thần kinh và dấu hiệu Notch
Các dấu hiệu này trên siêu âm ít có giá trị chẩn đoán vì phụ thuộc vào chủ quan của người làm. Các dấu hiệu chỉ mang tính chất định tính chứ không đo lường được một cách cụ thể. Theo các tác giả Ahmad và cộng sự, dấu hiệu dây thần kinh phù nề, giảm âm có độ nhạy 91% trong chẩn đoán HCOCT
2) Dấu hiệu diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa trong siêu âm
Diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa là dấu hiệu có giá trị nhất và được ứng dụng rộng rãi nhất trong chẩn đoán HCOCT. Bên cạnh giá trị chẩn đoán, đo diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa theo một số tác giả còn có giá trị phân loại mức độ nặng của HCOCT và theo dõi hiệu quả điều trị.
Năm 2012, hiệp hội điện thần kinh cơ của Hoa Kỳ (AANEM) do tác giả Cartwright và cộng sự đã tổng hợp nghiên cứu 67 bài báo full text (từ năm 1990-2011) và đưa ra guideline về giá trị chẩn đoán siêu âm trong HCOCT dựa trên các dữ liệu của 67 bài báo [38], Các tác giả phân loại các bài báo thành 4 nhóm trong đó nhóm 1 và nhóm 2 gồm các nghiên cứu thuần tập sử dụng cùng tiêu chuẩn chẩn đoán (lâm sàng và điện cơ), đo đạc số liệu trên dây thần kinh giữa và đưa ra giá trị chẩn đoán.
Kết luận rút ra từ nhóm 1 và 2: diện tích dây thần kinh giữa đo ở đầu gần của ống cổ tay (ngang mức xương thuyền và xương đậu) và giá trị Delta S (hiệu số chênh lệch diện tích dây thần kinh giữa ở đầu gần của ông có tay và ở đoạn ngang cơ sấp) được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán. Diện tích dây thần kinh giữa đo trực tiếp ở đầu gần ống cổ tay dao động từ 8.5 – 12 mm2 có giá trị chẩn đoán với độ nhạy dao động từ 65% tới 97% [30, 39], độ đặc hiệu dao động từ 72,7-98% [27, 30], Các tác giả đều chọn tiêu chuẩn chẩn đoán HCOCT dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và điện cơ. Chỉ có Nakamichi và Tachibana sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCOCT dựa vào lâm sàng, đo diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa ở 3 vị trí. Kết quả diện tích cắt ngang bảng 12mm2 được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán [40].
Năm 2012, một nghiên cứu cộng gộp đánh giá vai trò của siêu âm trong chẩn đoán HCOCT trong một thập kỷ qua (2000 – 2009) đã được thực hiện bởi tác giả người Pháp Alexis Descatha và cộng sự [7], Nghiên cứu này đà tổng hợp kết quả các nghiên cứu đạt chuẩn của khắp các châu lục (Châu Mỹ, châu Âu, châu Á, Trung Đông); trên 8 quốc gia (13 nghiên cứu), đưa ra kết luận về độ nhạy và độ đặc hiệu của siêu âm trong chẩn đoán HCOCT. Theo kết luận này, diện tích dây thần kinh giữa (CSA) trong khoáng 9,5-10,5 mm2 có độ nhạy là 84% và độ đặc hiệu là 78%; CSA từ 7,0-8,5 mnr độ nhạy là 94% và CSA từ 11,5-13mm2 độ đặc hiệu là 97%.
Giá trị chẩn đoán của dấu hiệu đo diện tích dây thần kinh giữa có độ nhạy và độ đặc hiệu dao động lớn bởi vì các tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, cách đo khác nhau và sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán HCOCT cùng khác nhau. Ví dụ, phần lớn các nghiên cứu đều đo diện tích dây thần kinh giữa ở vị trí ngang xương đậu, một sổ khác lại đo ở vị trí khớp quay – trụ xa, khớp quay – cổ tay, nếp gấp cổ tay, trong ống cổ tay, móc của xương móc, và cạnh mạc giữ gân gấp đầu xa. Tiêu chuẩn đối chiếu cũng thay đổi tùy theo nghiên cứu: phần lớn các nghiên cứu sử dụng lâm sàng và điện cơ làm tiêu chuẩn chẩn đoán, một số nghiên cửu chỉ sử dụng lâm sàng làm tiêu chuẩn chẩn đoán. Tuy nhiên giá trị điện cơ đưa vào chẩn đoán ở mỗi nghiên cứu cũng khác nhau.
Ngoài giá trị chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, đo diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa cùng có vai trò trong phân loại mức độ nặng của HCOCT. Tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu cũng đưa ra các ý kiến trái chiều nhau.
Theo các tác giả Medany (2004); Padual (2008) và Y.S. Karadag (2009), siêu âm đo diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa có vai trò trong phân loại mức độ nặng của hội chứng ống cổ tay [41,42]. Nhưng theo một số tác giả khác Kaymak (2008); Mondelli (2009); Mhoon (2012) và Visser 2008…, siêu âm không có giá trị phân loại mức độ nặng cua hội chứng này.
Miedany tiến hành nghiên cứu bệnh chứng gồm 78 nhóm bệnh và 78 nhóm chứng, đánh giá lâm sàng bàng thang điểm Boston, siêu âm đo diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa ở đầu gần và trong ống cổ tay, điện cơ phân loại mức độ nặng của hội chứng ống cổ tay. Kết quả, giá trị chẩn đoán dấu hiệu của siêu âm là 10,03mm2, tỉ số dẹt là 0,3. Đo diện tích cắt ngang thân kinh giữa phân loại mức độ nặng của hội chứng ống cổ tay, phân làm ba mức độ nhẹ, trung bình, nặng với diện tích thần kinh giữa tương ứng 10-13mm2; 13-15mm2 và trên 15mm2. Tác giả thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa siêu âm và điện cơ trong phân loại mức độ nặng của hội chứng ống cổ tay [41].
Padua – L và cộng sự (2008) đã nghiên cứu mối liên quan giữa lâm sàng, test khám thần kinh, điện cơ và siêu âm trên 54 bệnh nhân có hội chứng Ống cổ tay. Kết quả giá trị chẩn đoán diện tích đầu gần dây thần kinh giữa là 10mm2. Có mối liên quan giữa diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa và mức độ nặng trên lâm sàng. Nếu như test khám lâm sàng âm tính có thể sử dụng siêu âm để phát hiện những bất thường mà các test thần kinh không thấy do tổn thương kín đáo [42],
Kadar và cộng (2009) sự nghiên cứu mối liên quan giữa diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa, điện cơ và thang điểm BCTQ. Thang điểm BCTQ phân độ nặng của HCOCT thành 5 mức độ. Nhẹ: 1,1-2; trung bình: 2,1-3; nặng: 3,1-4; rất nặng 4,1-5. Siêu âm phân độ nặng của HCOCT theo Migdaly. Điện cơ phân độ nặng theo Padua L. Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa và điện cơ trong phân loại mức độ nặng của HOT (k0619). Có mối liên quan giữa diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa với thang điểm VAS (p=0,017) và thang điểm BCTQ (p=0,021). Tóm tại, diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa phản ánh mức độ tổn thương dây thần kinh giống như bức tranh phản ánh của lâm sàng [43].
Kaymak và cộng sự (2008) nghiên cứu điện cơ và siêu âm dự đoán mức độ nặng của HCOCT trên 34 nhóm bệnh và 38 nhóm chửng. Lâm sàng đánh giá bởi thang điểm BỌ, siêu âm đo diện tích cắt ngang dây thần kinh ở ngang xương đậu và tỉ số dẹt dây thần kinh. Tác giả đưa ra một số kết luận như sau; có mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng theo thang điểm BỌ và thời gian tiềm cảm giác cũng như mối liên quan giữa thang điểm BCTQ về vận động và thời gian tiềm vận động. Không có mối liên quan giữa siêu âm và thang điểm BCTQ. Tuy nhiên có thể dùng siêu âm để chẩn đoán có hay không có HCOCT [44].
Mhoon và cộng sự (2012) nghiên cứu so sánh diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa, tỷ số chênh lệch diện tích đầu gần và điện tích ngang cơ sấp (cách đầu gần 12cm) với lâm sàng và điện cơ trên 100 bệnh nhân và 25 nhóm chứng. Kết quả với diện tích dây thần kinh 9mm2, độ nhạy là 99%; tỷ số chênh lệch diện tích là 1,4 có độ nhạy là 97%. Siêu âm không có giá trị phân loại mức độ nặng của HCOCT. Cần xem xét làm điện cơ trong trường hợp diện tích thần kinh giữa 8mm2 [45].
Bên cạnh giá trị chẩn đoán các dấu hiệu siêu âm và phân độ nặng của HCOCT, đo diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa còn có giá trị theo dõi và tiên lượng sau phẫu thuật. Năm 2008, Mondelli và cộng sự đo diện tích đầu vào ống cô tay, điện cơ phân độ nặng, sử dụng thang điểm Boston đánh giá trước và sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng. Các tác giả thấy rằng giảm diện tích cắt ngang thần kinh giữa 1mm2 có mối liên quan với phân độ nặng trên lâm sàng.
Năm 2015, Ei Miedany và cộng sự nghiên cứu về thang điểm Doppler, dấu hiệu diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa, ti số dẹt, phân độ nặng của điện cơ theo Bland và phân độ nặng theo lâm sàng tại thời điểm sau phẫu thuật 1 tuần, 1 tháng và 6 tháng. Các tác giả đưa ra kết luận: với diện tích cắt ngang > 14mm2 và tỉ số dẹt > 2,8, tiên lượng sau phẫu thuật 6 tháng cải thiện triệu chứng kém. Nếu diện tích cắt ngang < 14mm2 và thang điểm Doppler > 2, cải thiện triệu chứng tốt sau 6 tháng. Các tác giả cũng kết luận rằng siêu âm không chi đánh giá hiệu quả điều trị mà còn là một marquer quyết định điều trị. Các tác giả khuyển cáo điều trị bảo tồn trong trường hợp thang điểm Doppler cao và diện tích cắt ngang thần kinh giữa nhỏ. Xem xét phẫu thuật trong trường hợp tỉ số dẹt cao và diện tích cắt ngang thần kinh giữa lớn.
Có một số nghiên cứu bác bỏ vai trò của siêu âm trong tiên lượng sau phẫu thuật. Naranjo và cộng sự đã công bố hai báo cáo năm 2009 và 2010 rằng: đo diện tích cắt ngang thần kinh giữa, tỉ số dẹt, độ khum mạc chằng , điện cơ phân độ nặng và thang điểm Boston là căn cứ để lập kế hoạch điều trị phẫu thuật. Thang điểm Likert được sử dụng đế đánh giá sau phẫu thuật 3 tháng. Cả hai nghiên cứu đều kết luận rằng cả điện cơ và siêu âm đều không có giá trị dự báo sau phẫu thuật. Trong một nghiên cứu vào năm 2014, Bland và Rudolf đã báo cáo rằng diện tích cắt ngang dây thần kinh giữa không có giá trị tốt để dự báo sau phẫu thuật và thay đổi ở mỗi bệnh nhân cũng như điện cơ và thang điểm Boston.
Leave a Reply