Khí cụ tháo lắp có ốc nới rộng – Nguyên tắc đặt ốc và hoạt động.

Khi mở rộng hoặc thu hẹp ốc, nền nhựa bao xung quanh ốc cũng sẽ được mở rộng hoặc thu hẹp theo. Như vậy, nền nhựa sẽ chuyển tải lực của ốc lên răng và xương bên dưới. Để thực hiện tốt điều này, nền nhựa phải tiếp xúc thật khít sát với răng và xương nền bên dưới. Cùng tìm hiểu nguyên tắc hoạt động, vị trí đặt ốc, chiều hướng lực tác dụng và lưu ý đối với khí cụ tháo lắp có ốc nới rộng này.

1. Nguyên tắc hoạt động của khí cụ tháo lắp có ốc nới rộng

Khi mở rộng hoặc thu hẹp ốc, nền nhựa bao xung quanh ốc cũng sẽ được mở rộng hoặc thu hẹp theo. Như vậy, nền nhựa sẽ chuyển tải lực của ốc lên răng và xương bên dưới. Để thực hiện tốt điều này, nền nhựa phải tiếp xúc thật khít sát với răng và xương nền bên dưới.

Lực do ốc nới rộng tạo ra là lực gián đoạn, lực sẽ giảm khi răng di chuyển. Khi xoay ốc 90°, nền nhựa sẽ tách rời nhau 0,2mm, tạo lực tác động lên răng cả hai bên và làm màng nha chu mỗi bên bị thu hẹp 0,1mm. Khoảng thu hẹp này không làm gián đoạn tuần hoàn máu, không tạo hiện tượng thoái hóa kính, tạo điều kiện lý tưởng cho việc di chuyển răng trong xương ổ.

Khí cụ ốc nới rộng tháo lắp thường được chỉ định nới rộng sang bên trong trường hợp điều trị cắn chéo răng sau một hoặc hai bên. Khí cụ ốc nới rộng còn được chỉ định nới rộng theo chiều ngang tạo chỗ cho các răng cửa trên chen chúc. Nới rộng cung răng trên còn có thể giúp điều trị các trường hợp lùi chức năng của khớp cắn hạng II. Ngoài ra, khí cụ này còn sử dụng để di xa răng cối lớn thứ nhất tạo chỗ cho rằng cối nhỏ mọc.

2. Vị trí đặt ốc nới rộng và chiều hướng lực tác dụng

Trong khí cụ ốc nới rộng, tùy theo hướng tác động của ốc và sự phác họa nền nhựa sẽ tạo ra những lực tác động khác nhau nhằm thay đổi vị trí và hình dạng cung răng. Độ lớn của lực phụ thuộc vào diện tích nền nhựa và số lượng các răng neo chặn.

Ốc nới rộng theo chiều ngang

  • Ốc nới rộng hai bên
    • Ốc thường được đặt ngay đường giữa khẩu cái ở vị trí giữa răng cối nhỏ thứ nhất và thứ hai hàm trên. Nền nhựa được phân chia thành hai phần bằng nhau, tạo hai khối neo chặn tương đương nhau và lực tạo ra bởi ốc sẽ tác động đều hai bên theo chiều ngang (Hình 1 A, B).
khi-cu-thao-lap-co-oc-noi-rong-11
Hình 1 (A): Vị trí ốc nới rộng được đặt ở đường giữa khẩu cái khoảng vùng răng cối nhỏ để nới rộng cung răng đều ra hai bên. (B): ốc nới rộng đặt ở đường giữa hàm dưới.
    • Thường được chỉ định trong trường hợp nới rộng cung răng, tạo chỗ cho những trường hợp chen chúc răng trước hoặc cắn ngược răng sau hai bên.
  • Ốc nới rộng một bên: Ốc được đặt ở vị trí của răng cần di chuyển theo chiều ngang, nền nhựa được phân chia không đồng đều. Khi kích hoạt ốc nới rộng, phần nền nhựa có diện tích lớn sẽ có neo chặn lớn hơn do đó sẽ không hoặc di chuyển ít hơn. Thường được chỉ định trong trường hợp cắn ngược một bên (Hình 2, 3).
khi-cu-thao-lap-co-oc-noi-rong-22
Hình 2: Khí cụ có ốc nới rộng đặt ngay đường giữa nhưng phác họa nền hàm không đồng đều để nới rộng cung rằng nhiều hơn ở bên có diện tích nền hàm nhỏ hơn.
khi-cu-thao-lap-co-oc-noi-rong-33
Hình 3: Ốc được đặt tại vị trí của răng cần di chuyển theo chiều ngang (A) di ngoài hai răng cối nhỏ, (B) di ngoài răng cối lớn thứ nhất hàm trên.
  • Ốc nới rộng được đặt ngay đường giữa khẩu cái kết hợp với lò xo Z, cung môi: Ốc nới rộng được đặt ngay đường giữa khẩu cái nhưng phác họa nền hàm có thể không đồng đều và kèm theo các lò xo để di chuyển các răng mong muốn (Hình 4, 5, 6, 7).
khi-cu-thao-lap-co-oc-noi-rong-44
Hình 4: Chen chúc nhẹ vùng răng cửa, R11 lệch trong. Nới rộng cung răng tạo khoảng cho R11, kích hoạt lò xo đẩy nghiêng ngoài R11. Cần nâng cao khớp cắn vùng răng sau để giải phóng cản trở phía trước.
khi-cu-thao-lap-co-oc-noi-rong-55
Hình 5: Khí cụ ốc nới rộng kết hợp với cung môi trong điều trị hô răng (cần mài hở nền nhựa vùng răng trước).
khi-cu-thao-lap-co-oc-noi-rong-66
Hình 6: Ốc nới rộng đặt ngay đường giữa để nới rộng cung răng tạo chỗ cho hai răng cửa giữa hàm trên bị kẹt vào trong. Hai răng này được đẩy ra trước bằng lò xo Z. Mặt phẳng nâng cao khớp cắn vùng răng trước để điều trị cắn sâu.
Hình 7: Ốc nới rộng đặt ngay đường giữa để nới rộng cung răng giúp tạo khoảng cho các răng chen chúc. Cung mỗi kết hợp với lò xo chữ Z để điều chỉnh các sai lệch vùng răng trước.

Ốc nới rộng theo chiều trước sau

  • Ốc nới rộng về phía trước: ốc tạo lực đẩy các răng cửa về phía môi để điều trị cắn ngược vùng răng cửa hoặc tạo chỗ cho trường hợp các răng bị chen chúc nhẹ (Hình 8).
Hình 8: (A) Ốc nới rộng kết hợp nâng cao khớp cắn răng sau tạo lực đẩy các răng cửa trên ra trước trong trường hợp cắn chéo, (B) Ốc nới rộng kết hợp cung mỗi để điều trị chen chúc vùng răng cửa dưới.
  • Ốc nới rộng về phía sau: Thường dùng để di xa răng, tăng chiều dài cung răng (Hình 9, 10).
Hình 9: Ốc nới rộng về phía sau để di xa răng 26.
Hình 10: Ốc nới rộng về phía sau để di xa răng 24,25,26, kết hợp nâng cao khớp cắn vùng răng sau.

Ốc nới rộng được đặt theo hình chữ Y

Hình 11: Nền nhựa được phác họa theo hình Y, ốc sẽ tác động theo chiều ngang và chiều trước sau. Phác họa nền nhựa trong trường hợp này để sắp xếp các răng nanh chen chúc thiếu chỗ.

Ốc nới rộng dạng rẻ quạt

Ốc nới rộng rẻ quạt là một dạng đặc biệt của ốc nới rộng. Ốc có một trục bản lề nên khi xoay ốc, nền nhựa mở rộng quanh bản lề này. Thường được sử dụng trong trường hợp cung răng chỉ hẹp hoặc vùng răng trước (dạng chữ V), hoặc vùng răng sau.

Ốc nới rộng dùng thu hẹp các khoảng hở

Do khả năng di chuyển được tấm nền của khí cụ tháo lắp, có thể sử dụng ốc nới rộng thu hẹp khoảng hở giữa các tấm nền bằng cách mở rộng ốc tối đa trước khi ép nhựa. Khi kích hoạt khí cụ, xoay ốc theo chiều ngược lại sẽ giúp đóng kín khoảng hở trên cung răng.

3. Cách điều chỉnh khí cụ

Bệnh nhân tự điều chỉnh khí cụ được bằng khóa vặn ốc. Thường trong nền nhựa của khí cụ có gắn sẵn một dấu mũi tên. Dấu mũi tên cho biết chiều hướng tăng ốc nới rộng. Nếu tăng ốc mỗi 4 vòng một lần mỗi tuần, tốc độ di chuyển răng sẽ là 0,8mm/ tháng. Sau khi tăng ốc nới rộng, khí cụ cần phải khít sát trong miệng. Nếu khí cụ không khít sát sẽ dễ bị mất neo chặn và không di chuyển răng theo mong muốn.

Khi sử dụng khí cụ có ốc nới rộng, ốc nới rộng có thể bị xoay ngược lại. Lúc đó, khi mang khí cụ vào bệnh nhân sẽ cảm thấy lỏng lẻo. Ngược lại, trường hợp bệnh nhân bỏ khí cụ không mang một thời gian, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất chặt hoặc khí cụ sẽ không thể gắn vào được trong miệng. Lúc này bệnh nhân cần tái khám ngay. Bác sĩ có thể tăng ốc hoặc vặn ốc ngược trở lại để điều chỉnh sao cho khí cụ thật khít sát trong miệng và như vậy tiến trình điều trị sẽ bị chậm lại.

Đối với khí cụ nới rộng tháo lắp, bệnh nhân thường tự vặn ốc nới rộng 1- 2 lần mỗi tuần.

Nguồn tham khảo: Sách chỉnh hình răng mặt, khí cụ tháo lắp –  Bộ môn Chỉnh hình răng mặt, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *