Khí cụ Activator III – Mài khí cụ tại phòng khám.

Trong điều trị bằng khí cụ activator, để kích thích hoạt động chức năng của cơ quanh miệng, khí cụ cần nằm lỏng lẻo trong miệng và bằng cách mài nhựa chọn lọc sẽ hướng dẫn di chuyển các răng mong muốn. Cùng tìm hiểu quá trình mài khí cụ Activator III tại phòng khám.

1. Tổng quan về quá trình mài khí cụ Activator III

Trong điều trị bằng khí cụ activator, để kích thích hoạt động chức năng của cơ quanh miệng, khí cụ cần nằm lỏng lẻo trong miệng và bằng cách mài nhựa chọn lọc sẽ hướng dẫn di chuyển các răng mong muốn.

Sau khi khí cụ được thực hiện trong labô sẽ được thử trên miệng bệnh nhân để đánh giá xem có vừa khít không. Thông thường, nhựa sẽ nằm giữa mặt nhai răng sau hàm trên và dưới. Khi mang khí cụ vào, hàm dưới sẽ được giữ ở tư thế lùi sau. Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi tư thế hàm dưới sẽ khó đạt được tương quan khớp cắn theo 3 chiều không gian. Vì vậy cần mài chọn lọc nền nhựa, hạn chế hoạt động cơ không mong muốn: hạn chế/giảm tác động cơ đưa hàm ra trước và hạn chế sự đáp ứng tăng trưởng của lồi cầu với tương quan theo chiều trước sau thích hợp.

2. Cụ thể

  • Vùng răng cửa
    • Răng cửa hàm trên:
      • Trong khí cụ Activator III, răng cửa hàm trên sẽ được kích thích đẩy ra trước nhờ tác động bởi lò xo hoặc ốc nới rộng ở mặt trong các răng trước (Hình 1).
khi-cu-activator-III-1
Hình 1: Mặt trong vùng răng cửa hàm trên có thể là (A) lò xo hoặc (B) nền nhựa có ốc nới rộng ôm sát mặt trong răng.
      • Nhờ tác động của cung môi thụ động hạn chế lực ép tác động vào các răng cửa hàm trên của cơ vòng môi, giúp các răng cửa di chuyển ra trước dễ dàng hơn. Lip pad gắn trên cung mỗi hàm trên sẽ kích thích sự phát triển của nền xương hàm trên nhờ tác động làm căng màng xương khi bệnh nhân mang khí cụ vào.
      • Nếu răng cửa trên đang mọc, nền nhựa mặt trong răng cửa trên sẽ hướng dẫn răng cửa di chuyển ra trước dù có hoặc không có tác động của lò xo hoặc ốc nới rộng.
    • Răng cửa hàm dưới: Khi mang khí cụ Activator III vào, hàm dưới sẽ bị đẩy lui sau. Ngoài ra, răng cửa hàm dưới được đẩy lui sau nhờ cung môi mặt ngoài các răng cửa dưới. Nền nhựa cần mài hở toàn bộ mặt trong và vùng niêm mạc xương ổ vùng răng cửa dưới. Có thể thay thế bằng hàng rào chặn lưỡi (Hình 2).
khi-cu-activator-III-2
Hình 2: Nền nhựa (hoặc tấm chặn lưỡi) ở mặt trong vùng răng cửa hàm dưới được mài hở.
  • Vùng răng sau
    • Răng sau hàm trên: Mặt phẳng hướng dẫn vùng răng sau hàm trên được mài để hướng dẫn các răng sau hàm trên di gần. Tuy nhiên nếu hàm trên chen chúc có thể chưa mài hướng dẫn để các răng sau di gần vì như vậy sẽ làm tăng mức độ chen chúc. Ở hàm trên, răng sau mọc theo hướng xuống dưới và ra trước là theo hướng thuận lợi.
    • Răng sau hàm dưới:
      • Hạn chế răng sau hàm dưới mọc hoặc trồi và mài nền nhựa giúp hướng dẫn các răng sau hàm dưới di xa. Mặt phẳng hướng dẫn tiếp xúc trong gần răng sau.
      • Như vậy khi mang khí cụ được mài hướng dẫn sẽ giúp các răng trước và các răng sau hàm trên di chuyển ra trước, giúp cung răng hàm dưới lùi sau. Ngoài ra mài hướng dẫn có thể giúp nới rộng cung răng hàm trên, thu hẹp cung răng hàm dưới theo chiều ngang. Khí cụ Activator III còn kích thích sự phát triển của xương nền hàm trên theo chiều trước sau như vậy sẽ giúp điều trị được sai hình hạng III xương.
  • Vùng mặt nhai giữa hai hàm
    • Theo chiều trước sau: Nền nhựa ở vùng mặt nhai được mài sao cho rằng sau hàm trên di gần, răng sau hàm dưới di xa giúp giảm sai hình hạng III.
    • Theo chiều đứng
      • Nếu tầng mặt dưới ngắn hoặc tương quan hai hàm phát triển theo hướng đóng hoặc cắn sâu vùng răng trước, nền nhựa ở mặt nhai được mài sao cho giúp các răng sau hàm trên trồi. Như vậy sẽ giúp làm tăng chiều cao tầng mặt dưới đồng thời cũng sẽ làm giảm nhẹ sai hình theo chiều trước sau (Hình 3).
khi-cu-activator-III-3
Hình 3: Mài nhựa cho các răng sau hàm trồi.
      • Nếu tầng mặt dưới dài hoặc tương quan hai hàm phát triển theo hướng mở hoặc cắn hở vùng răng trước, mài nền nhựa liên khớp vùng răng sau có thể làm lún các răng sau (hạn chế trồi răng sau) và như vậy góp phần làm giảm cắn hở vùng răng trước (Hình 4).
khi-cu-activator-III-4
Hình 4: Mài nhựa hạn chế các răng sau hàm trên trồi.
    • Theo chiều ngang: Mài nền nhựa giữa mặt nhai răng sau hai hàm có thể nới rộng cung răng trên, thu hẹp cung răng dưới. Thường trong sai khớp cắn hạng III cung răng trên có thể vừa kém phát triển theo chiều trước sau, chiều đứng và chiều ngang. Cung răng dưới thường rộng theo chiều ngang và dài theo chiều trước sau (Hình 5).
Hình 5: Mài nền nhựa liên khớp giữa hài hàm có thể nới rộng cung răng trên, thu hẹp cung răng dưới.
  • Vùng Lip pad
    • Theo chiều đứng: Bờ của lip pad nằm sát đáy hành lang vùng răng trước trên. Bờ lip pad phải tròn đều và được làm nhẵn láng như bờ hàm phục hình toàn hàm hàm trên. Khi mang khí cụ vào, lip pad sẽ làm căng màng xương vùng răng trước trên, giúp kích thích tạo xương vùng này.
    • Theo chiều trước sau: Lip pad đủ dày để không lộ phần kim loại bên trong. Lip pad không được đè lên các răng trước và phải hở niêm mạc xương ổ răng các răng trước.
    • Theo chiều ngang: Lip pad thường ở vùng răng cửa giữa và cửa bên hàm trên, gồm có hai miếng nhựa ở hai bên.

Nguồn tham khảo: Sách chỉnh hình răng mặt, khí cụ tháo lắp –  Bộ môn Chỉnh hình răng mặt, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *