Khí cụ tháo lắp – Lịch sử phát triển.

Ở Hoa Kỳ, khí cụ tháo lắp đầu tiên làm hằng kim loại với sự kết hợp giữa nền hàm và dây móc làm bằng kim loại quý hoặc hợp kim nickel – bạc. Cũng từ thời gian đó, phần lớn khí cụ chỉnh hình tháo lắp ở Châu Âu là khí cụ chức năng để hướng dẫn tăng trưởng. Sự khác biệt của hai lịch sử phát triển khí cụ tháo lắp này càng làm mở rộng sự phát triển ngành chỉnh nha thế giới. Cùng tìm hiểu kỹ hơn.

1. Lịch sử phát triển khí cụ tháo lắp ở Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, khí cụ tháo lắp đầu tiên làm hằng kim loại với sự kết hợp giữa nền hàm và dây móc làm bằng kim loại quý hoặc hợp kim nickel – bạc. Vào đầu thập niên 1900, George Crozat phát triển một loại khí cụ tháo lắp được làm bằng kim loại quý. Khí cụ gồm có móc đặt ở răng cối lớn thứ nhất, kim loại vàng nặng làm sườn khí cụ, và kim loại vàng nhẹ làm lò xo để tạo ra chuyển động răng mong muốn. Một số nhà thực hành lâm sàng sử dụng khí cụ Crozat (Hình 1) trong điều trị chỉnh hình. Tuy nhiên, là khí cụ tháo lắp nên khí cụ Crozat có thể tạo nghiêng răng khi di chuyển. Và trào lưu điều trị chỉnh hình lúc bấy giờ ở Hoa Kỳ là bằng khí cụ cố định.

lịch-su-phat-trien-1
Hình 1: Khí cụ Crozat ở cung răng trên và dưới cho thấy khí cụ có thể nới rộng cung răng. Móc Crozat trên răng cối có ngón tay kéo dài đến vùng lẹm ngoài gần và ngoài xa.

Theo quan điểm về khớp cắn của Angle, các bác sĩ chỉnh hình ở Hoa Kỳ nhấn mạnh vị trí chính xác của các răng trên cung hàm. Vì vậy, đa số bác sĩ tập trung sử dụng khí cụ cố định vì khí cụ cố định mới có thể dễ dàng sắp xếp các răng đều đặn và đạt khớp cắn lồng múi tối ưu.

Theo quan điểm về khớp cắn của Angle, các bác sĩ chỉnh hình ở Hoa Kỳ nhấn mạnh vị trí chính xác của các răng trên cung hàm. Vì vậy, đa số bác sĩ tập trung sử dụng khí cụ cố định vì khí cụ cố định mới có thể dễ dàng sắp xếp các răng đều đặn và đạt khớp cắn lồng múi tối ưu. Ngược lại, khí cụ cố định lại ít được quan tâm ở châu Âu vào thời kỳ đó. Hệ thống bảo hiểm ở Châu Âu phát triển nhanh, có khuynh hướng điều trị cho số đông dân số và thường do các bác sĩ tổng quát điều trị hơn là các chuyên viên chỉnh hình. Lúc bấy giờ, kim loại để sản xuất ra khí cụ cố định không có sẵn. Các bác sĩ chỉnh hình sử dụng các vật liệu sẵn có để làm khí cụ tháo lắp.

Như vậy, trong giai đoạn 1925-1965, ngành chỉnh hình răng mặt ở Hoa Kỳ hầu như chỉ sử dụng khí cụ cố định còn ở châu Âu vẫn chưa sử dụng loại khí cụ này. Tất cả các hình thức điều trị chỉnh hình để hướng dẫn tăng trưởng, cũng như tất cả các hình thức di chuyển răng đều được thực hiện bằng khí cụ tháo lắp.

2. Quá trình phát triển khí cụ tháo lắp ở châu âu

Phần lớn khí cụ chỉnh hình tháo lắp ở Châu Âu là khí cụ chức năng để hướng dẫn tăng trưởng. Khí cụ chức năng (Hình 2) giúp thay đổi tư thế của hàm dưới, giữ hàm dưới mở và đưa ra trước, như vậy sẽ gây căng cơ và mô mềm.

lịch-su-phat-trien-2
Hình 2: Trong khí cụ activator của Andressen, nhựa được mài để hướng dẫn các răng sau di chuyển. Thường răng cối hàm trên được mài hướng dẫn di chuyển ra sau, răng cối hàm dưới hướng dẫn di chuyển ra trước và cũng nới rộng cung răng trong trường hợp sai khớp cắn hạng II.

Áp lực tạo ra do căng cơ và mô mềm sẽ được truyền qua răng và xương làm di chuyển răng và thay đổi tăng trưởng của xương hàm. Vào những năm 1900, Robin với khí cụ nguyên tảng, là người tiên phong của khí cụ chức năng, nhưng khí cụ activator của Andresen (Na Uy) vào năm 1920 là khí cụ chức năng đầu tiên được chấp nhận rộng rãi. Haupl (Đức) cho rằng chỉ có những chuyển động răng do lực tự nhiên thì ổn định và điều trị sai khớp cắn bằng những khí cụ chức năng sẽ cho kết quả ổn định và an toàn. Triết lý này mẫu thuẫn với Angle và những người theo trường phái của ông, cho rằng khí cụ cố định mới di chuyển răng vào vị trí chính xác. Đây chính là những khác biệt lớn về chỉnh hình giữa Châu Âu và Hoa Kỳ ở giai đoạn giữa thế kỷ XX.

Ở châu Âu, khí cụ tháo lắp được phân thành hai loại: khí cụ chức năng hay khí cụ tác động nhằm giúp thay đổi tăng trưởng xương hàm và khí cụ di chuyển răng. Đối với khí cụ chức năng, không thể không đề cập đến vai trò của Robin và Andressen. Còn đối với khí cụ tháo lắp di chuyển răng, hai chuyên gia chỉnh hình răng mặt ở châu Âu đã góp phần vào kỹ thuật di chuyển răng là Martin Schwartz và Philip Adams. Martin Schwartz đã phát triển và công bố các loại khí cụ tách nền hay còn gọi là khí cụ có ốc nới rộng (Hình 3) – có thể tạo ra các loại chuyển động răng. Philip Adams đã cải tiến móc hình mũi tên của Schwartz thành móc Adams (Hình 4) – là móc căn bản giúp giữ dính khí cụ tháo lắp hiệu quả.

lich-su-phat-trien-3
Hình 3: Khí cụ tách nền của Martin Schwartz, Áo.
Hình 4: Móc Adams và điều chỉnh trên lâm sàng.

Vào những năm 1960, khí cụ chức năng được giới thiệu tại Hoa Kỳ nhờ các bác sĩ từ Châu Âu qua và ngược lại, khí cụ cố định từ Hoa Kỳ cũng lan sang Châu Âu. Sau này, khí cụ tháo lắp kiểu châu Âu, thường sử dụng trong giai đoạn đầu của điều trị ở thời kỳ răng hỗn hợp cũng được sử dụng ở Hoa Kỳ, trong khi khí cụ cố định đã phần lớn thay thế khí cụ tháo lắp trong điều trị chỉnh hình toàn diện ở châu Âu và ở khắp thế giới.

Nguồn tham khảo: Sách chỉnh hình răng mặt, khí cụ tháo lắp –  Bộ môn Chỉnh hình răng mặt, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *