1. Các loại dịch truyền tĩnh mạch.
1.1. Định nghĩa.
- Dịch tinh thể: dung dịch chứa các phân tử chất tan nhỏ như muối khoáng, dextrose.
- Dịch keo: dung dịch chứa các phân tử chất tan lớn như albumin và tinh bột.
- Dịch truyền tĩnh mạch cân bằng: dịch tinh thể hoặc keo không khác biệt lớn về khả năng thay đổi hằng định nội môi của khoang ngoại bào.
1.2. Phân biệt osmolarity với tonicity của dịch truyền.
Osmolality: là nồng độ các phần tử chất tan trong một đơn vị khối lượng dịch (mOsm/kg), dùng để mô tả áp lực thẩm thấu của hệ thống sinh học.
Osmolarity: nồng độ chất tan trong một đơn vị thể tích dung môi (mOsm/L), thường sử dụng thay thế với osmolality trong thực hành lâm sàng. Ưu tiên dùng mô tả áp lực thẩm thấu của dịch truyền tĩnh mạch. Nó tính toán tất cả chất tan trong dung dịch, kể cả nó vào được tế bào (glucose, urea).
Tonicity: khả năng của dịch ngoại bào tạo gradient thẩm thấu kéo nước ra hoặc vào tế bào.
1.3. Các loại dịch truyền.
2. Đường truyền cho các loại dịch truyền tĩnh mạch.
- Đường tĩnh mạch ngoại biên: là đường thường được sử dụng nhất cho truyền dịch và/hoặc thuốc.
- Đường truyền trong xương: trong các trường hợp khó hoặc tĩnh mạch ngoại biên xẹp, đường truyền trong xương ưu tiên hơn đường tĩnh mạch trung tâm trong hồi sức.
- Đường tĩnh mạch trung tâm: có thể lưu catheter lâu hơn đường ngoại biên và trong xương.
- Catheter lòng rộng, ngắn cho tốc độ chảy dịch cao hơn.
- Ưu tiên truyền dịch nhanh với thể tích lớn qua nhiều catheter tĩnh mạch ngoại biên bằng kim 16G trở xuống cho bệnh nhân sốc giảm thể tích.
3. Các nguyên lý sử dụng dịch truyền tĩnh mạch.
3.1. Các chỉ định chung của dịch truyền tĩnh mạch.
Dịch truyền tĩnh mạch là một can thiệp thường dùng nhất cho người bệnh ngoại trú. Bệnh nhân có thể có nhiều chỉ định truyền dịch tĩnh mạch như:
- Hồi sức dịch.
- Bù dịch:
- Do mất dịch trực tiếp hoặc mất nước tự do.
- Nhu cầu dịch cơ bản (dịch truyền duy trì).
- Điều chỉnh rối loạn điện giải (hạ natri, hạ kali, hạ calci).
- Truyền thuốc.
3.2. Các lưu ý khi chỉ định dịch truyền tĩnh mạch.
- Dịch truyền tĩnh mạch nên được chỉ định như các loại thuốc khác.
- Điều trị truyền dịch theo nguyên tắc 4D như bên dưới.
- Bệnh nhân được truyền dịch nên đánh giá liên tục (ít nhất mỗi ngày).
- Nguyên tắc 4D trong chỉ định dịch truyền bao gồm:
-
- Drug: lựa chọn loại dịch truyền phù hợp.
- Dosing: tính thể tích dịch truyền và tốc độ.
- Duration: theo dõi đáp ứng truyền dịch và quyết định thời gian truyền dịch tối thiểu – tối đa.
- De-escalation: giảm liều và tiến tới ngừng dịch.
3.3. Các giai đoạn động học của truyền dịch.
- Giai đoạn hồi sức người bệnh (vài phút): can thiệp cứu mạng bệnh nhân trong tình trạng sốc nặng (hồi sức dịch).
- Giai đoạn hồi sức tạng (vài giờ): duy trì tưới máu mô cho người bệnh đang có hoặc có nguy cơ rối loạn huyết động (test dịch truyền, tăng liều dịch duy trì để giữ tưới máu mô).
- Giai đoạn hồi sức tạng (vài ngày): quản lý dịch truyền ở bệnh nhân giai đoạn ổn định (dịch truyền duy trì, bù dịch đang mất) và dự phòng tích tụ dịch không cần thiết (nên chuyển sang bổ sung nước đường miệng/đường ruột).
- Giai đoạn hồi phục tạng (nhiều ngày – nhiều tuần): giảm truyền dịch và loại bỏ dịch thừa.
4. Đánh giá đáp ứng dịch truyền và theo dõi.
4.1. Đánh giá lâm sàng.
Bao gồm đánh giá ban đầu và đánh giá lại tình trạng lâm sàng thường xuyên (như mạch, huyết áp, CRT, áp lực tĩnh mạch trung tâm) và các thông số cận lâm sàng (các marker, hình ảnh học) phụ thuộc tình trạng người bệnh, mục tiêu điều trị và đáp ứng.
Đánh giá giảm thể tích (mất dịch) dựa vào:
- Triệu chứng thực thể của mất nước có biểu hiện (như khô màng nhày).
- Sốc và các dấu hiệu của giảm tướu máu ngoại biên.
- Hạ huyết áp tư thế.
- Thiểu niệu (có thể là biểu hiện của tổn thương thận cấp trước thận).
- ↓ CVP and ↓ JVP
- Có đáp ứng dịch truyền.
Dấu hiệu nhận biết người bệnh đủ dịch:
- Không có dấu hiệu giảm thể tích hoặc tăng thể tích.
Dấu hiệu của tăng thể tích (quá tải thể tích):
- ↑ CVP and ↑ JVP
- Phù phổi hoặc ran ẩm khi khám phổi.
- Cổ trướng và/hoặc tràn dịch (tràn dịch màng phổi).
- Tĩnh mạch cổ nổi.
- Phù chi dưới hoặc phù toàn thân.
- Tăng cân.
- Thiểu niệu hoặc vô niệu (trong tổn thương thận cấp tại thận, sau thận, suy tim sung huyết).
Các bước test dịch truyền:
1. Chọn loại dịch.
- Lactate Ringer’s (ưu tiên trong phần lớn tình huống).
- Nước muối sinh lý.
2. Chọn tốc độ và thể tích truyền.
Test dịch truyền chuẩn:
- Người lớn: 100–200 mL trong 5–10 phút hoặc 250–500 mL trong 15–20 phút.
- Trẻ em: 5–15 mL/kg trong 5–10 phút.
3. Xác định mục tiêu.
Dấu hiệu đáp ứng dịch truyền.
- Tăng ≥ 10–15% cung lượng tim hoặc thể tích nhát bóp.
- Tăng khoảng 12% hiệu áp.
- Các dấu hiệu sinh tồn như: tăng huyết áp tâm thu, bình thường hóa nhịp tim và tần số thở.
- Thể tích nước tiểu≥ 0.5 mL/kg/h
4. Đặt ra giới hạn.
- Khi có dấu hiệu của quá tải thể tích.
- Các thông số khách quan: ↑ CVP tăng 2 mm Hg
4.2. Đánh giá bằng cận lâm sàng.
- Công thức máu (kiểm tra cô đặc máu, tầm soát thiếu máu hoặc mất máu tiềm ẩn).
- Hóa sinh máu như glucose, Ure, creatinine, điện giải.
- Lactate.
Các công cụ hình ảnh học đánh giá thể tích:
- X quang ngực thẳng: phát hiện dấu hiệu của quá tải thể tích.
- Siêu âm tim. Đánh giá thể tích tĩnh mạch và đáp ứng dịch truyền. Đánh giá thể tích dựa vào tính toán kích thước tâm thất, thể tích nhát bóp, và/hoặc cung lượng tim.
- Đánh giá đáp ứng dịch truyền bằng nghiệm pháp nâng chân thụ động, có thể đánh giá được nguy cơ quá tải dịch. Nâng cả 2 chân 45° trong 1 phút, sẽ làm tăng tiền tải 150 – 300mL. Đánh giá dương tính dựa vào cung lượng tim và các dấu hiệu sinh tồn (tăng thể tích nhát bóp lên ≥ 10%).
Nguồn:
Intravenous fluid therapy, Amboss.
Leave a Reply