Thất bại của implant có thể được chia thành sớm và muộn. Thất bại implant muộn thường là do viêm quanh implant, gãy implant, quá tải lực trước khi tích hợp xương đầy đủ, và chấn thương khớp cắn. Thất bại implant do viêm quanh implant có nhiều dấu hiệu lâm sàng giống như viêm nha chu. Những dấu hiệu đó thường là chảy máu khi thăm dò, đau, tăng độ sâu túi (> 4 mm), chảy mủ, và tiêu xương. Viêm quanh implant có thể được điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật để khử khuẩn bề mặt implant bằng kháng sinh và các phương pháp làm sạch. Tuy nhiên, khi sàn xoang hàm có liên quan đến nhiễm trùng, thì điều trị có thể không thành công do nguy cơ cao phát triển viêm xoang mới hoặc trở bệnh nặng nếu bệnh nhân đã bị viêm xoang. Bài viết này đánh giá tổng quan về quy trình tháo Implant thất bại trong điều trị, đồng thời đánh giá mối liên quan giữa thành công của Implant và vấn đề vi khuẩn. Cùng tìm hiểu.
1. Phương pháp tháo Implant thất bại
Mũi khoan, mũi trepan, nạy, kềm, và các dụng cụ piezo điện được sử dụng để tháo implant bị thất bại. Thông thường, những dụng cụ và kỹ thuật này sẽ làm mất rất nhiều xương ổ răng, từ đó ảnh hưởng đến vị trí cấy ghép sau này. Tuy nhiên, khi bắt buộc phải tháo implant, thì phương pháp xâm lấn tối thiểu sẽ là phương án hàng đầu, nhằm bảo tồn vị trí cấy ghép cho những điều trị trong tương lai đồng thời cho phép phục hồi thẩm mỹ, dù là phục hình trên implant hay nhịp cầu [1].
Nhiều bác sĩ lâm sàng cho rằng đặt implant là thành công khi implant không bị rơi ra ngoài hoặc không lung lay. Thuật ngữ “implant thành công” thường bị tráo với “implant tồn tại”. Đây là một sai lầm, bởi vì implant tồn tại không nhất thiết là implant thành công. Implant tồn tại được định nghĩa là sự tồn tại của implant bên trong xoang miệng cho dù xảy ra biến chứng sinh học/cơ học. Implant thành công được định nghĩa là implant không lung lay trong thời gian dài (> 10 năm), không có thấu quang quanh implant trên phim X-quang, tiêu xương theo chiều dọc (< 0.2 mm) trong năm đầu tiên và những năm tiếp theo, và không bị viêm quanh implant, đau, hoặc dị cảm [2-4].
2. Mối liên quan giữa thành công của Implant và vấn đề vi khuẩn
Sự thành công của implant rất nhạy cảm với sự thâm nhiễm vi khuẩn [1]. Do đó, điều quan trọng là phải thực hiện tốt điều trị giai đoạn I, chẳng hạn như vệ sinh răng, điều trị nha chu, và điều trị nội nha nếu cần. Điều này sẽ cho phép lành thương sau phẫu thuật tốt hơn.
Thất bại của implant có thể được chia thành sớm và muộn. Thất bại implant muộn thường là do viêm quanh implant, gãy implant, quá tải lực trước khi tích hợp xương đầy đủ, và chấn thương khớp cắn. Thất bại implant do viêm quanh implant có nhiều dấu hiệu lâm sàng giống như viêm nha chu. Những dấu hiệu đó thường là chảy máu khi thăm dò, đau, tăng độ sâu túi (> 4 mm), chảy mủ, và tiêu xương [2, 5, 6]. Y văn cho thấy ít gặp implant thất bại muộn, mà hầu hết implant bị thất bại ở giai đoạn sớm của sự lành thương [6].
Viêm quanh implant có thể được điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật để khử khuẩn bề mặt implant bằng kháng sinh và các phương pháp làm sạch [7]. Tuy nhiên, khi sàn xoang hàm có liên quan đến nhiễm trùng, thì điều trị có thể không thành công do nguy cơ cao phát triển viêm xoang mới hoặc trở bệnh nặng nếu bệnh nhân đã bị viêm xoang [8, 9]. Y văn cho thấy một trong những nguyên nhân khiến implant di chuyển về phía xoang hàm là do phản ứng viêm quanh implant [10].
Người ta cho rằng sử dụng cây vặn torque ngược là phương pháp ít xâm lấn nhất để hạn chế phá hủy cấu trúc xung quanh khi tháo implant [2]. Tuy nhiên, không thể đạt được torque ngược nếu trụ implant vẫn tích hợp xương do kết nối trong yếu hơn lực cần thiết để tháo implant.
Tổng kết lại, việc sử dụng kỹ thuật không sang chấn để tháo implant được ưu tiên hơn các kỹ thuật thông thường sử dụng mũi trepan, mũi khoan, hoặc piezo do bảo tồn mô quanh implant. Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu đồng thời giúp đặt implant và làm phục hình trong tương lai một cách đơn giản.
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.
1. Porter JA, von Fraunhofer JA. Success or failure of dental implants? A literature review with treatment considerations. J Acad Gen Dent 2005;53(6):423-432.
2. Froum S, Yamanaka T, Cho SC, et al. Techniques to remove a failed integrated implant. Compendium 2011;32(7):2-50.
3. Simonis P, Dufour T, Tenebaun H. Long-term implant survival and success: a 10-16 year follow-up of non- submerged dental implants. Clin Oral Implants Res 2010;21(7):772-777.
4. Albrektsson T, Zarb G, Worthington P, Eriksson AR. The long-term efficacy of currently used dental implants: a review and proposed criteria of success. Int J Oral Maxillofac Implants 1986;1(1):11-25.
5. Kim J-E, Shim J-S, Huh J-B, et al. Altered sensation caused by peri-implantitis: a case report. Oral Maxillofac Surg 2013;116(1):9-13.
6. Palma-Carrió C, Maestre-Ferrín L, Peñarocha-Oltra D, et al. Risk factors associated with early failure of dental implants. A literature review. Med Oral Patol Cir Bucal 2011;16(4):e514-e517.
7. Mombelli A, Moëne R, Décaillet F. Surgical treatments of peri-implantitis. Eur J Oral Implantol 2012;5(Suppl):S61-S70.
8. Prathapachandran J, Suresh N. Management of peri- implantitis. Dent Res J. 2012;9(5):516-521.
9. Viña-Almunia J, Peñarocha-Diago MA, Peñarocha-Diago M. Influence of perforation of the sinus membrane on the survival rate of implants placed after direct sinus lift. Literature update. Med Oral Patol Oral Cir Bucal 2009;14(3):E133-E136.
10. Fusari P, Doto M, Chiapasco M. Removal of a dental implant displaced into the maxillary sinus by means of the bone lid technique. Case Rep Dent 2013;2013:260707
Leave a Reply