Trong một số tình huống lâm sàng, chẳng hạn như viêm quanh implant với khiếm khuyết trên xương hoặc khiếm khuyết một thành trong xương ở vùng không thẩm mỹ, thì phẫu thuật cắt bỏ kết hợp vạt định vị về phía chóp và tạo hình implant được đề nghị. Phẫu thuật tái tạo được chỉ định ở những thiếu hồng miệng núi lửa giới hạn rõ, có khả năng lưu giữ xương hoặc vật liệu thay thế xương. Bài viết đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị và lựa chọn phẫu thuật với bệnh lý Implant. Cùng tìm hiểu.
1. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị và lựa chọn phẫu thuật với bệnh lý Implant
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ hoặc tái tạo được đề xuất để điều trị viêm quanh implant tùy theo hình thái và hình dạng của thiếu hồng xương. Trong một số tình huống lâm sàng, chẳng hạn như viêm quanh implant với khiếm khuyết trên xương hoặc khiếm khuyết một thành trong xương ở vùng không thẩm mỹ, thì phẫu thuật cắt bỏ kết hợp vạt định vị về phía chóp và tạo hình implant được đề nghị. Phẫu thuật tái tạo được chỉ định ở những thiếu hồng miệng núi lửa giới hạn rõ, có khả năng lưu giữ xương hoặc vật liệu thay thế xương.
Có một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả: cấu trúc của thiếu hồng và thành phần bề mặt của implant. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã sử dụng các thiếu hồng quanh implant nhân tạo và nhận thấy chiều rộng của thiếu hồng có ảnh hưởng xấu đến kết quả mô học. Sử dụng vật liệu ghép xương cũng có thể có lợi cho kết quả điều trị. Người ta nhận thấy thiếu hồng trong xương hẹp và sâu có sự cải thiện lâm sàng sau điều trị nhiều hơn so với thiếu hồng nông và rộng. Ngoài ra, số lượng thành xương xung quanh thiếu hồng càng nhiều (ví dụ, thiếu hổng 3 thành so với thiếu hồng 1 thành) thì càng thành công sau điều trị tái tạo. Bề mặt implant khác nhau có thể dẫn đến đặc trưng thiếu hồng khác nhau. Một số nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt trong kích thước thiếu hồng gây ra bởi bề mặt phun titanium plasma, bề mặt xoi mòn acid và thổi cát thô, bề mặt nhẵn titanium tinh khiết Ngược lại, một nghiên cứu lại cho thấy thiếu hồng nhiều hơn trong viêm quanh implant sau khi cấy implant phủ hydroxyapatite.
Một yếu tố nữa cần xem xét khi so sánh sự lành thương xung quanh các implant bị nhiễm khuẩn là sự hiện diện của niêm mạc sừng hóa. Mặc dù chưa có nghiên cứu mô tả mức độ niêm mạc sừng hóa trước và sau điều trị, nhưng rất khó để duy trì vệ sinh răng miệng tốt quanh implant nếu không có niêm mạc sừng hóa. Chiều rộng niêm mạc sừng hóa tối thiểu cần thiết để duy trì sức khỏe của mô quanh implant vẫn còn gây tranh cãi. Tuy nhiên, các tổng quan hệ thống gần đây đã kết luận rằng thiếu niêm mạc sừng hóa quanh implant dường như có liên quan đến những thông số lâm sàng chỉ thị viêm và vệ sinh răng miệng kém. Đủ niêm mạc sừng hóa có thể cần thiết, nhưng bằng chứng về điều này vẫn còn ít ỏi do số lượng nghiên cứu hạn chế và kết quả không đồng nhất giữa các nghiên cứu.
Mức độ thành công rất khác nhau. Tỷ lệ thành công dao động từ 3 đến 7.5 năm, nhưng chưa có dữ liệu theo dõi lâu dài. Sự thành công của điều trị phẫu thuật sau 6 năm theo dõi có thể đạt 45.3%, còn lại là thất bại hoặc không thể ngừng sự tiến triển của viêm quanh implant. Về thủ thuật, lật vạt kết hợp kháng sinh được ghi nhận là thất bại, còn phẫu thuật tái tạo kết hợp kháng sinh thì thành công. Vạt định vị về phía chóp kết hợp với tái tạo đường viền xương và kháng sinh được ghi nhận là thành công.
2. Đánh giá quá trình tái tích hợp xương
Tái tích hợp xương được định nghĩa là sự tạo xương mới xung quanh bề mặt implant bị tiêu xương do nhiễm khuẩn. Báo cáo đồng thuận của Hội thảo Nha chu Châu Âu lần thứ sáu đã khẳng định, “lật vạt làm sạch bao gồm khử khuẩn bề mặt và phẫu thuật tái tạo sẽ giải quyết tình trạng viêm quanh implant, thúc đẩy sự lấp đầy xương và có thể gây tái tích hợp xương”. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã ghi nhận sự khác biệt đáng kể về sự lấp đầy xương và tái tích hợp xương giữa các bề mặt implant khác nhau. Tái tích hợp xương đã được báo cáo trong các nghiên cứu mô học trên động vật, nhưng chưa có nghiên cứu lâm sàng trên người chứng minh sự tái tích hợp xương. Trong nhiều trường hợp lâm sàng ở người, phim X-quang sau phẫu thuật chỉ cho thấy sự lấp đầy xương sau phẫu thuật tái tạo.
Tái tích hợp xương chỉ có thể được xác định bằng phương pháp mô học.
3. Sử dụng Laser trong điều trị phẫu thuật
Laser có thể được sử dụng để khử khuẩn bề mặt implant. Một nghiên cứu lâm sàng đã đánh giá hiệu quả của liệu pháp laser đối với viêm quanh implant bằng cách đo lường nồng độ của các tác nhân gây bệnh nha chu (Aggregatibacter
actinomycetemcomitans, Porphyromonas gingivalis, và Prevotella intermedia). Kết quả cho thấy liệu pháp laser làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn. Trong số các loại laser được sử dụng để khử khuẩn bề mặt, laser Er: YAG thường được bác sĩ lâm sàng sử dụng do sở hữu những đặc tính tốt để làm sạch vôi răng, mô hạt, và khử nhiễm bề mặt. Một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng đã so sánh hiệu quả của laser Er: YAG so với “curette nhựa + viên gòn + nước muối vô trùng” trong điều trị phẫu thuật cho viêm quanh implant; nghiên cứu đã không chứng minh được tác động của phương pháp khử khuẩn bề mặt lên kết quả lâm sàng sau 6 tháng theo dõi. Một nghiên cứu theo dõi 4 năm cũng không ghi nhận được sự khác biệt về kết quả lâm sàng dài hạn giữa các phương pháp này. Một tổng quan hệ thống gần đây đã kết luận rằng các loại laser làm giảm độ sâu túi tương đương với các phương pháp khử khuẩn bề mặt implant thông thường trong thời gian theo dõi ngắn.
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.
Leave a Reply