Gần đây, kỹ thuật xói mòn khí được giới thiệu trở lại trong nha khoa. Những phát hiện mới nhất của nó là nó có khả năng bảo tồn tối đa cấu trúc của răng. Cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này.
1. Tổng quan về xói mòn khí trong nha khoa can thiệp tối thiểu
Năm 1940, bác sĩ Robert Black nghiên cứu sử dụng kỹ thuật xói mòn khí trong nha khoa. Công ty SS White giới thiệu sản phẩm AirDent vào năm 1951.
Gần đây, kỹ thuật xói mòn khí được giới thiệu trở lại trong nha khoa. Những phát hiện mới nhất của nó là nó có khả năng bảo tồn tối đa cấu trúc của răng. Có khả năng gắn dính phục hồi với bề mặt răng.
Kỹ thuật xói mòn khí loại bỏ tối thiểu tổn thương sâu răng, sử dụng các chất bám dính như composite resin dạng chảy, vì vậy làm cho miếng hàn phục hồi rất hiệu quả. Kỹ thuật xói mòn khí loại bỏ cấu trúc răng bằng cách sử dụng dòng phân tử oxit nhôm hay cacbon dioxit, khí nitrogen. Những phân tử xói mòn tấn công vào răng với vận tốc lớn và loại bỏ một số lượng nhỏ cấu trúc của răng.
Nhìn chung áp lực khí thay đổi từ 40 – 160 psi. Kích thước những phân tử điển hình là 27 – 50 micrometer đường kính. Tốc độ phụ thuộc vào từng loại máy. Khoảng cách đến bề mặt răng thay đổi từ 0,5 – 2mm. Khoảng cách xa hơn sẽ làm giảm hiệu quả xói mòn.
Xói mòn khí nâng cao khả năng bám dính của men răng. Bất cứ tổn thương sâu răng nào cũng được loại bỏ tiết kiệm bằng kỹ thuật xói mòn khí, nó mở rộng tối thiểu những hố rãnh mặt nhai để cho phép nhìn thấy và đánh giá sâu răng, và ít làm mất tổ chức men ngà xung quanh so với khi dùng mũi khoan. Nếu sâu răng phát triển đến lớp men, một sealant hay composite lỏng có thể được sử dụng. Nếu sâu răng phát triển đến ngà răng, chất hàn dự phòng được sử dụng là nhựa có hạt độn lớn đặt ở những vùng sâu, rộng, những nơi chịu lực nhai. Sealant được sử dụng để trám bít những hố rãnh không bị sâu.
Xói mòn khí được sử dụng để chuẩn bị bề mặt chân răng trước khi hàn những tổn thương như mòn cổ răng, tiêu cổ răng mà không phải loại bỏ nhiều mô răng để tạo lưu giữ cơ học cho miếng hàn.
2. Chỉ định
– Phục hình: loại bỏ cement cũ từ inlays, chụp răng, sửa chữa phục hình sứ ở trong miệng.
– Chỉnh nha: sử dụng lại những mắc cài kim loại bị bong.
– Chất bám dính nha khoa: tăng hiệu quả acid etching cho hàn răng bằng composite.
3. Chống chỉ định
– Loại bỏ ngà mềm: Khi sử dụng xói mòn khí để loại bỏ ngà mềm, kết quả sẽ là tạo ra bụi mịn, không đủ để xói mòn. Do đó, các bác sĩ nha khoa thường sử dụng các công cụ khác như là tay khoan chậm, tay khoan nhanh nha khoa hoặc sử dụng các dụng cụ cầm tay như cây nạo ngà để tiến hành loại bỏ ngà mềm, ngà mủn, hỗ trợ trong quá trình điều trị sâu răng, tổn thương tổ chức cứng của răng.
– Loại bỏ phục hồi bằng amalgam vì nó tạo ra nhiều hơi thủy ngân: Amalgam là một hỗn hợp chứa nhiều loại kim loại, bao gồm thủy ngân là kim loại chính. Xói mòn khí nha khoa trên những miếng trám/phục hình bằng amalgam có thể tạo ra nhiều hơi thủy ngân, dễ dàng bay trong không khí và vào hệ hô hấp, gây nguy hiểm cho sức khỏe của bác sĩ nha khoa và bệnh nhân.
– Để đi vào tủy, khi đó mô mềm sẽ bị ảnh hưởng.
4. Ưu điểm của phương pháp xói mòn khí
– Loại bỏ không quá nhiều tổ chức răng của bệnh nhân.
– Tạo xoang nhỏ, thích hợp với tạo bám dính trong các điều trị phục hồi.
– Bệnh nhân ưa thích: ít áp lực, nhiệt, rung, âm thanh, cảm giác dễ chịu hơn.
– Không cần thiết phải tiêm tê trong quá trình điều trị.
– Ít có tác dụng phụ.
– Bột: Không có vi khuẩn.
5. Nhược điểm
– Men ngà khỏe mạnh thường hiệu quả hơn với men ngà nhiễm trùng.
– Không thể thay thế acid etching trên men.
– Cần phải có Rubber dam.
– Không có tác dụng nhiều đối với sự ngăn ngừa kẽ hở vi mô.
– Phụ thuộc vào máy hút.
– Có thể tạo thành bụi, chống chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh hô hấp.
– Chú ý: “Mở rộng dự phòng” – Một khái niệm lạc hậu.
– Sử dụng xói mòn khí như một công cụ chẩn đoán để phát hiện tổn thương kém khoáng hóa sớm.
Tuy nhiên, xói mòn khí vẫn là một phương pháp hiệu quả trong nha khoa. Khi được sử dụng đúng cách, phương pháp này có thể loại bỏ các vết bẩn và sâu răng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các phương pháp khác. Để tránh những rủi ro và hạn chế của xói mòn khí, các bác sĩ nha khoa cần phải được đào tạo và có kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp này, đồng thời sử dụng các công cụ và vật liệu an toàn và hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Ngoài ra, việc chăm sóc răng miệng hằng ngày bằng cách đánh răng đúng cách và sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng khác cũng là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng.
Nguồn: Nha cộng đồng tập 2 – NXB Giáo dục Việt Nam
Leave a Reply