Mục tiêu kiểm soát mảng bám khi thăm dò lâm sàng quanh Implant.

Mục tiêu của kiểm soát mảng bám và điều trị nha chu hỗ trợ là duy trì liên tục sức khỏe của nướu lẫn quanh implant. Làm sạch mảng bám trên nướu thường xuyên và đầy đủ bởi bệnh nhân là điều kiện quan trọng nhất nhưng đầy thách thức để đạt được tiên lượng tốt và lâu dài cho răng cũng như implant. Để đạt được điều này, không chỉ cần điều trị duy trì toàn diện và thường xuyên, mà còn phải liên tục củng cố những kỹ thuật chải răng và sử dụng chỉ đồng thời động viên bệnh nhân. Cùng tìm hiểu rõ hơn mục tiêu kiểm soát mảng bám quanh Implant và đánh giá một số phương pháp kiểm soát phổ biến.

1. Mục tiêu kiểm soát mảng bám quanh Implant

Điểm số mảng bám cao tương quan với việc tăng độ sâu túi và viêm niêm mạc quanh implant. Do đó, mục tiêu của kiểm soát mảng bám và điều trị nha chu hỗ trợ là duy trì liên tục sức khỏe của nướu lẫn quanh implant. Làm sạch mảng bám trên nướu thường xuyên và đầy đủ bởi bệnh nhân là điều kiện quan trọng nhất nhưng đầy thách thức để đạt được tiên lượng tốt và lâu dài cho răng cũng như implant. Để đạt được điều này, không chỉ cần điều trị duy trì toàn diện và thường xuyên, mà còn phải liên tục củng cố những kỹ thuật chải răng và sử dụng chỉ đồng thời động viên bệnh nhân.

Làm sạch quanh phục hình trên implant thường được thực hiện tương tự như quanh răng hoặc quanh phục hình trên răng thật. Mục tiêu chính của việc làm sạch là loại trừ màng sinh học vi khuẩn. Người ta khuyến nghị nạo sạch quanh implant như sau:

  • Sử dụng dụng cụ đặc biệt để không làm trầy implant hoặc abutment khi làm sạch vôi răng,
  • Tránh các tác nhân đánh bóng chứa acid fluoride;
  • Sử dụng bột đánh bóng không mài mòn.

Tránh sử dụng dụng cụ tay bằng kim loại cũng như dụng cụ siêu âm và đầu siêu âm bằng kim loại do nguy cơ cọ mòn bề mặt titanium. Những dụng cụ đặc biệt không làm trầy bề mặt implant hoặc abutment bao gồm Teflon, titanium, vàng, hoặc nhựa.

Đài cao su cùng với bột pumice, bột thiếc oxit, hoặc bột đánh bóng implant đặc biệt, có thể được sử dụng với áp lực nhẹ và ngắt quãng cho bề mặt titanium. Mafarasso và cộng sự đã so sánh in vitro các quy trình làm sạch khác nhau, bao gồm cây cạo vôi siêu âm, cây cạo vôi siêu âm đầu nhựa, curette bằng thép không gỉ, curette titanium, curette Teflon, hệ thống không lực, đài cao su mài mòn, đài cao su đánh bóng, và chổi. Các tác giả kết luận rằng các công cụ sử dụng có thể được chia thành ba nhóm theo sự thay đổi bề mặt (Bảng dưới đây).

Phân loại Phương pháp
Tăng độ nhám bề mặt của cổ implant • Cạo vôi siêu âm

• Curette bằng thép không gỉ

• Curette titanium

• Đánh bóng không lực

Không làm thay đổi bề mặt của cổ implant • Đài cao su đánh bóng

• Chổi đánh bóng

• Curette Teflon

• Curette nhựa

• Cạo vôi đầu nhựa

Làm nhẵn bề mặt của cổ implant Đài cao su mài mòn

Theo Cohen, chưa có nghiên cứu nào tìm ra sự liên quan giữa sự thay đổi cơ học của bề mặt implant với việc tăng tỷ lệ viêm niêm mạc hoặc viêm quanh implant. Trong một tổng quan hệ thống, Grusovin và cộng sự đã tìm được một vài bằng chứng về những can thiệp hiệu quả nhất cho việc duy trì và phục hồi sức khỏe lâu dài cho mô quanh implant.

2. Kiểm soát mảng bám theo phương pháp đánh bóng – Đánh giá

Trong phần lớn trường hợp, viêm niêm mạc sẽ được giải quyết bằng thói quen chải răng và làm sạch vùng kẽ, kết hợp với nạo sạch duy trì bởi chuyên gia. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt là implant bị viêm mạn mà sẽ không được giải quyết, bất chấp mọi nỗ lực của bệnh nhân lẫn bác sĩ lâm sàng. Những tình huống này thường là do không tiếp cận đầy đủ khe/túi quanh implant; ví dụ, khi implant được đặt quá sâu hoặc khi thành phần phục hình khiến dụng cụ vệ sinh răng miệng không thể tiếp cận. Những vị trí đó được xem là vị trí có nguy cơ cao, và nên tái khám duy trì thường xuyên.

Hiện nay, chưa có điều trị đánh bóng implant nào có thể làm sạch hoàn toàn bề mặt implant mà vẫn bảo tồn những tính chất của nó. Khi so sánh đánh bóng hơi bằng bột glycine hoặc bột sodium bicarbonate, người ta nhận thấy bột glycine có thể là phương pháp tốt hơn để làm sạch mảng bám khỏi implant, bởi vì nó ít gây mài mòn hơn. Ngoài ra, sử dụng bột glycine dường như đóng vai trò tích cực trong việc ức chế sự tái đóng khúm của vi khuẩn lên implant trong 24 giờ đầu tiên sau khi sử dụng .

So với laser và curette, đánh bóng hơi dường như hiệu quả hơn trong việc làm sạch các mảnh vụn. Tuy nhiên, y văn lại có những báo cáo mâu thuẫn nhau, vì có một số nghiên cứu cho thấy phương pháp này có thể làm thay đổi bề mặt abutment, và bột có thể lắng đọng trên bề mặt. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định lợi ích của đánh bóng hơi trong việc điều trị hoặc phòng ngừa viêm niêm mạc quanh implant như một phần của điều trị vệ sinh implant bởi chuyên gia.

Đánh bóng bằng bột mịn dường như không làm trầy bề mặt implant. Ngoài ra, trong một nghiên cứu in vitro, Rapley và cộng sự đã chứng minh được sử dụng đài cao su với bột pumice sẽ làm bề mặt abutment láng hơn so với abutment nhẵn không được xử lý. Nếu bảo tồn bề mặt implant nguyên vẹn là mục tiêu chính, thì đài cao su và curette nhựa dường như là dụng cụ được lựa chọn.

Đài cao su với bột đánh bóng có thể được sử dụng để làm giảm độ nhám của bề mặt implant/abutment nếu đã thực hiện phương pháp làm sạch mạnh trước đó.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *