Thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai là vấn đề thường gặp, cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều về tâm lý, giải phȁu, sinh lý, huyết học, tuần hoàn, có thể gặp các triệu chứng như đánh trống ngực hay tiếng thổi tâm thu lành tính… với người khỏe mạnh, hệ thống tim mạch thích nghi được với những thay đổi đó, nhưng với sản phụ có bệnh tim mạch thì thai nghén trở thành gánh nặng và làm cho các bệnh lý tim mạch trở nên nặng hơn, dễ xảy ra biến chứng cho mẹ và thai nhi.
1.Tổng quan
Bệnh tim mạch ở phụ nữ có thai hiếm gặp ở châu Âu và các quốc gia phát triển, nhưng rất thường gặp ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng nửa triệu sản phụ tử vong do hậu quả của các biến chứng có liên quan đến thai nghén, trong đó nguyên nhân do bệnh lý tim mạch là phổ biến. Trong các nguyên nhân do tim mạch, hay gặp nhất là tăng huyết áp (12%), các bệnh tim khác chiếm 20%. Tỷ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo các nghiên cứu của Bộ Y Tế, ước tính số sản phụ tử vong khoảng 220/100.000 trường hợp sinh đẻ, tử vong do nguyên nhân bệnh tim mạch chiếm một lượng lớn trong tổng số tử vong chung.
Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều về tâm lý, giải phȁu, sinh lý, huyết học, tuần hoàn, có thể gặp các triệu chứng như đánh trống ngực hay tiếng thổi tâm thu lành tính… với người khỏe mạnh, hệ thống tim mạch thích nghi được với những thay đổi đó, nhưng với sản phụ có bệnh tim mạch thì thai nghén trở thành gánh nặng và làm cho các bệnh lý tim mạch trở nên nặng hơn, dễ xảy ra biến chứng cho mẹ và thai nhi.
Tại Việt Nam, bệnh tim thường gặp ở phụ nữ có thai vȁn liên quan nhiều đến bệnh van tim do di chứng thấp tim, một số khác do các bệnh tim bẩm sinh chưa được phát hiện và xử trí trước đó. Những sản phụ này có thể sẽ gặp nhiều nguy cơ trong quá trình thai nghén.
Những phụ nữ mang van nhân tạo cơ học thường gặp khó khăn trong vấn đề dùng thuốc chống đông như thế nào trong giai đoạn mang thai. Trong khi đó, bệnh thiếu máu cơ tim đang ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ có thai do độ tuổi mang thai tăng lên và thói quen hút thuốc lá. Tách thành động mạch chủ và các nhánh của động mạch chủ trở nên thường gặp hơn ở phụ nữ mang thai. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, một số phụ nữ có thể mắc một thể bệnh cơ tim có tiên lượng rất nặng nề – bệnh cơ tim chu sản.
Việc chăm sóc phụ nữ mang thai và sắp sinh có bệnh lý tim mạch đòi hỏi phải có sự phối hợp của đa chuyên khoa và xây dựng kế hoạch để quản lý, được theo dõi lưu trữ hồ sơ và phải có kế hoạch chủ động khi những sản phụ này chuyển dạ.
2. Thay đổi sinh lý ở phụ nữ có thai
Cung lượng tim tăng lên sớm ở phụ nữ mang thai, đạt mức tối đa ở giữa ba tháng giữa của thai kỳ. Đây là kết quả của việc tăng cả thể tích tống máu và tần số tim. Xuất hiện tình trạng giãn mạch ngoại biên, giảm sức cản của tuần hoàn hệ thống và tuần hoàn phổi.
Áp lực mao mạch phổi bít (PCWP) không tăng, trong khi áp lực keo huyết tương giảm nên hiệu số giữa [Áp lực keo – Áp lực mao mạch phổi bít] giảm khoảng 28%, làm cho phụ nữ mang thai dễ bị phù phổi. Phù phổi sẽ dễ xảy ra nếu như tăng tiền gánh (ví dụ truyền dịch vào cơ thể), hoặc tăng tính thấm của mao mạch phổi (ví dụ trong tiền sản giật), hoặc do phối hợp cả hai.
Trong giai đoạn muộn của quá trình mang thai, ở tư thế nằm ngửa, tử cung và thai sẽ đè lên tĩnh mạch chủ dưới gây giảm lượng máu tĩnh mạch về tim, kết quả làm giảm thể tích tuần hoàn và cung lượng tim. Từ tư thế nằm nghiêng khi chuyển sang tư thế nằm ngửa sẽ làm giảm 25% cung lượng tim. Do đó phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng trái hoặc nằm nghiêng phải bất cứ khi nào có thể. Việc giảm cung lượng tim dȁn đến giảm dòng máu đến tử cung, ảnh hưởng đến lượng máu nuôi thai gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Quá trình chuyển dạ cũng làm tăng cung lượng tim (15% ở giai đoạn đầu và 50% ở giai đoạn thứ hai). Cơn co tử cung dẫn đến
300 – 500 mL máu tự động dồn ngược trở lại hệ tuần hoàn, sự đáp ứng của hệ giao cảm với cơn đau và lo lắng sẽ gây ra tăng nhịp tim và huyết áp. Cung lượng tim tăng lên nhiều hơn trong thời gian có cơn co tử cung và cả khoảng giữa những cơn co.
Sau khi sinh, cung lượng tim sẽ tăng ngay lập tức do giảm chèn ép của tĩnh mạch chủ dưới, và cơn co của tử cung (lúc đó đã rỗng) đẩy máu vào tuần hoàn hệ thống. Cung lượng tim tăng 60 – 80%, sau đó giảm nhanh tới giá trị trước khi đẻ trong vòng 1 giờ sau đẻ. Sự dịch chuyển của lượng dịch từ các khoảng ngoại bào làm tăng lượng máu tĩnh mạch trở về và tăng thêm thể tích tống máu. Do đó sản phụ có nguy cơ xuất hiện phù phổi ở giai đoạn hai của quá trình chuyển dạ và ngay sau sinh.
Thay đổi sinh lý trong quá trình mang thai
Những thay đổi sinh lý của hệ tuần hoàn ở phụ nữ có thai
Cung lượng tim |
↑ |
40% |
Thể tích tống máu |
↑ |
|
Tần số tim |
↑ |
Tăng 10 – 20 nhịp/phút |
Huyết áp |
↓
→ |
Quý 1 và quý 2 thai kỳ |
Quý 3 thai kỳ |
||
Áp lực tĩnh mạch trung tâm |
→ |
Áp lực mao mạch phổi bít |
→ |
|
Sức cản hệ đại tuần hoàn và sức cản mạch phổi |
↓ |
25 – 30% |
Áp lực keo huyết tương |
↓ |
10 – 15% |
3. Kết luận
Trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều về tâm lý, giải phȁu, sinh lý, huyết học, tuần hoàn, có thể gặp các triệu chứng như đánh trống ngực hay tiếng thổi tâm thu lành tính… với người khỏe mạnh, hệ thống tim mạch thích nghi được với những thay đổi đó, nhưng với sản phụ có bệnh tim mạch thì thai nghén trở thành gánh nặng và làm cho các bệnh lý tim mạch trở nên nặng hơn, dễ xảy ra biến chứng cho mẹ và thai nhi.
Leave a Reply