Trật khớp háng bẩm sinh được điều trị như thế nào?

Trật khớp háng bẩm sinh là một nhóm bệnh lý xảy ra ngay sau sinh hoặc một thời gian ngắn sau sinh. Đây là một tình trạng mà chỏm xương đùi bị trật ra khỏi ổ cối của xương chậu. Nguyên nhân hiện tại chưa được xác định rõ ràng, một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân có thể liên quan đến di truyền, tư thế thai nhi trong tử cong, tư thế trẻ sau sinh, hormone và sự lỏng lẻo của bao khớp và dây chằng.

Chẩn đoán sớm là điều kiện bắt buộc để điều trị trật khớp gối bẩm sinh thành công. Việc chẩn đoán trật khớp háng bẩm sinh  có thể dựa vào các yếu tố nguy cơ, các dị tật đi kèm, khám lâm sàng và sự hỗ trợ của cận lâm sàng như X quang, siêu âm.

Sau đây là các phương pháp được ứng dụng trong điều trị trật khớp háng bẩm sinh:

1. Mang nẹp:

  • Sử dụng các loại nẹp: Pavlik, Scott, Petit, Von Rosen… Hiện nay, thường dùng nẹp Pavlik mang đai Pavlik liên tục đến khi khớp háng ổn định. Sau đó bắt đầu bỏ đai 2 giờ mỗi ngày, thời gian bỏ đai tăng gấp đôi mỗi 2 – 4 tuần.
  • Mục đích: giữ cho chỏm hướng tâm. Háng gập 90 độ, dạng 60 độ, xoay trong 20 độ.
  • Phương pháp này được chỉ định cho trẻ dưới 1 tháng.
  • Theo dõi trẻ mỗi tuần trong tháng đầu tiên, trẻ sẽ mang nẹp trong vòng tháng.
  • Lưu ý không để trẻ ở tư thế nằm nghiên nên giữ ở tư thế nằm sấp hoặc ngửa.

2. Kéo liên tục:

  • Được chỉ định trong trường hợp mang nẹp thất bại, trật chưa hồi phục và đối với trẻ lớn 7 – 8 tháng.
  • Phương pháp này thực hiện như sau:
    – Kéo Bryant. Khởi đầu 250 – 500 g, tăng dần mỗi 200 g, sau 7 ngày dạng từ từ đến 80 độ (trong vòng 2 tuần). Nếu cơ nào còn co cứng thì chỉ định cắt cơ đó.
    – Kéo Someville Petit: trường hợp sau kéo Bryant thất bại, khởi đầu 500 g tăng dần đến 2.000 g, tư thế dạng háng, thời gian trong 1 tháng và có kiểm tra X quang.

3. Bó bột:

  • Được chỉ định đối với trật khớp háng bẩm sinh nắn dễ dàng sau kéo bó bột dùng để bất động khớp háng không vững sau nắn.
  • Chống chỉ định: còn trật, còn co cứng cơ áp (cản trở sự nắn tốt), sau nắn ấn đau ổ khớp.

4. Phẫu thuật:

  • Chỉ định trong trường hợp kéo nắn thất bại,  trật không hồi phục.
  • Kỹ thuật cắt ngắn xương đùi-gập góc vào trong-xoay trong xương đùi:
    – Rạch da dọc từ mấu chuyển lớn xuống khoảng 8 – 12 cm.
    – Mở dãy chậu chày, bộc lộ cơ thẳng đùi để thấy phía ngoài của xương đùi.
    – Cắt ngắn xương đùi 1 – 3 cm dưới mấu chuyển bé. Xoay đoạn gần xương
    đùi vào trong 15 – 30 độ, gập góc vào trong để giữ góc cổ-thân xương đùi khoảng 120-135 độ. Đặt nẹp vis cố định lại xương đùi.
    – Khâu lại vết mổ.
    – Bó bột chậu bàn chân
  • Kỹ thuật cắt ngắn xương đùi-gập góc vào trong-xoay trong xương đùi:
    – Rạch da dọc từ mấu chuyển lớn xuống khoảng 8 – 12 cm.
    – Mở dãy chậu chày, bộc lộ cơ thẳng đùi để thấy phía ngoài của xương đùi.
    – Cắt ngắn xương đùi 1 – 3 cm dưới mấu chuyển bé. Xoay đoạn gần xương đùi vào trong 15 – 30 độ, gập góc vào trong để giữ góc cổ-thân xương đùi khoảng 120-135 độ. Đặt nẹp vis cố định lại xương đùi.
    – Khâu lại vết mổ.
    – Bó bột chậu bàn chân.

6. Điều trị sau phẫu thuật:

  • Thuốc giảm đau paracetamol đường uống.
  • Thuốc an thần Diazepam đường uống.
  • Theo dõi và phát hiện các biến chứng sớm của phẫu thuật như chảy máu, sốc chấn thương….

7. Theo dõi và tái khám sau điều trị:

  • Chụp x quang kiểm tra mỗi tháng trong 1 năm đầu tiên đối với trường hợp điều trị bảo tồn thành công.
  • Chụp X quang mỗi tháng đối với trường hợp điều trị bằng phẫu thuật. 3 tháng sau phẫu thuật có thể tháo bột, 6 tháng lấy nẹp vis ra kết hợp tập vật lý trị liệu để khôi phục vận động khớp, tập đi cho trẻ.
  • Sau khi điều trị trẻ vận động tốt thì tái khám mỗi năm 1 lần trong 2 đến 3 năm.

8. Dự phòng trật khớp gối bẩm sinh:

  • Khám thường quy trẻ sơ sinh để phát hiện sớm trật khớp háng bẩm sinh. Muốn điều trị đạt hiệu quả thì trật khớp háng bẩm sinh phải được chẩn đoán sớm.
  • Tránh kết hôn giữa hai gia đình có tiền căn trật khớp háng bẩm sinh. Nếu đã kết hôn cần chú ý khớp háng của trẻ sinh ra và đưa trẻ đi khám sớm nếu có dấu hiệu trật khớp háng bẩm sinh.

Nguồn: Phác đồ điều trị Nhi khoa 2020 bệnh viện Nhi đồng 1.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *