Tỷ lệ thành công của điều trị implant thường được báo cáo là trên 90%. Thất bại implant, mặc dù có tỷ lệ tương đối nhỏ, nhưng không phải là hiếm gặp, và thường dao động từ 1 đến 8%. Thất bại implant được cho là do hai nguyên nhân chính: thất bại cơ học hoặc thất bại sinh học, hoặc kết hợp cả hai. Sự hiện diện và mức độ viêm quanh implant đã được đánh giá, và các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng bệnh nhân bị bệnh nha chu sẽ tăng nguy cơ phá hủy mô nhiều hơn so với đối tượng khỏe mạnh. Do đó, khám, chẩn đoán cẩn thận, và điều trị thành công bệnh nha chu là vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu điều trị cấy ghép.
1. Thất bại điều trị Implant – Góc nhìn
Implant đã được sử dụng để phục hồi cho các trường hợp mất răng toàn bộ hoặc bản phần trong hơn 30 năm qua. Chúng đã trở thành lựa chọn điều trị chính để thay thế răng mất của hầu hết bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng, do có tỷ lệ thành công cao và chất lượng như răng thật, thể hiện qua hình dạng tự nhiên, dễ duy trì, và không cần can thiệp lên các răng kế cận để tạo nâng đỡ. Tỷ lệ thành công của điều trị implant thường được báo cáo là trên 90%. Thất bại implant, mặc dù có tỷ lệ tương đối nhỏ, nhưng không phải là hiếm gặp, và thường dao động từ 1 đến 8%. Thất bại implant được cho là do hai nguyên nhân chính: thất bại cơ học hoặc thất bại sinh học, hoặc kết hợp cả hai.
2. Bệnh lý nha chu và Implant
Tỷ lệ bệnh nha chu được báo cáo bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ là 47% ở người trên 30 tuổi và 70.1% ở người trên 60 tuổi. Do nhu cầu implant đang tiếp tục tăng lên, nên ngày càng có nhiều bệnh nhân bị viêm nha chu hoạt động hoặc đã điều trị trở thành ứng viên của điều trị cấy ghép. Trong trường hợp này, chúng tôi trình bày và thảo luận về điều trị implant cho bệnh nhân có tiền sử bệnh nha chu. Mục tiêu là thảo luận tỷ lệ thành công và thất bại của implant ở bệnh nhân bị bệnh nha chu so với bệnh nhân khỏe mạnh.
Đánh giá vi khuẩn tại vị trí bị viêm quanh implant cho thấy số lượng lớn các tác nhân gây bệnh nha chu phổ biến, chẳng hạn như Porphyromonas gingivalis, Aggregatibacter actinomycetemcomitans, và Prevotella intermedia, cho thấy vi khuẩn trong túi nha chu có thể gây nhiễm khuẩn chéo, và hơn thế nữa, túi nha chu có vai trò như bể chứa cho sự đóng khúm vi khuẩn ở vùng dưới nước quanh implant. Ngoài vi khuẩn, đáp ứng của vật chủ dường như cũng đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình và mức độ phá hủy mô xảy ra quanh implant. Do đó, không chỉ sự hiện diện của các tác nhân gây bệnh nha chu, mà những hiện tượng phức tạp từ sự tương tác và trao đổi giữa mảng bám vi khuẩn với hệ thống miễn dịch cũng có thể góp phần vào sự khởi phát và tiến triển của viêm quanh implant. Những bệnh nhân nhạy cảm được cho là phản ứng mạnh mẽ với các tác nhân nhiễm trùng, dẫn đến phá hủy mô nhiều hơn trong quá trình tiến triển bệnh nha chu.
Sự hiện diện và mức độ viêm quanh implant đã được đánh giá, và các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng bệnh nhân bị bệnh nha chu sẽ tăng nguy cơ phá hủy mô nhiều hơn so với đối tượng khỏe mạnh. Mặc dù điều này là đúng, nhưng sự khác biệt trong tiêu chí chẩn đoán bệnh nha chu cũng có ý nghĩa và được xem là yếu tố gây nhiễu. Ngoài ra, chỉ có một vài nghiên cứu có nhóm chứng về vấn đề này. Do đó, khám, chẩn đoán cẩn thận, và điều trị thành công bệnh nha chu là vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu điều trị cấy ghép. Ngoài ra, phải tuân thủ chương trình duy trì phù hợp sau điều trị nha chu và điều trị cấy ghép để duy trì sức khỏe mô nha chu cũng như sự thành công của implant.
Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.
1. Herrera D, Roldán S, O’Connor A, Sanz M. The periodontal abscess (II). Short-term clinical and microbiological efficacy of 2 systemic antibiotic regimes. J Clin Periodontol 2000;27:395-404.
2. Camelo M, Nevins ML, Schenk RK, et al. Clinical, radiographic, and histologic evaluation of human periodontal defects treated with Bio-Oss and Bio-Gide.
Int J Periodontics Restorative Dent 1998;18(4):321-331. 3. Bowers GM, Chadroff B, Carnevale R, et al. Histologic evaluation of new attachment apparatus formation in humans. Part I. J Periodontol 1989;60(12):664-674.
4. Meredith N, Book K, Friberg B, et al. Resonance frequency measurements of implant stability in vivo. A cross- sectional and longitudinal study of resonance frequency measurements on implants in the edentulous and partially dentate maxilla. Clin Oral Implants Res 1997;8(3):226-233.
5. Eke Pl, Dye B.A, Wei L, et al. Prevalence of periodontitis in adults in the United States: 2009 and 2010. J Dent Res 2012;91(10):914-920.
6. Mombelli A. Microbiology and antimicrobial therapy of peri-implantitis. Periodontol 2000 2002;28:177–189.
7. Page RC, Offenbacher S, Schroeder HE, et al. Advances in the pathogenesis of periodontitis: summary of developments, clinical implications and future directions. Periodontol 2000 1997;14:216-248.
8. Van der Weijden GA, van Bemmel KM, Renvert S. Implant therapy in partially edentulous peridoontally compromised patients: a review. J Clin Periodontol 2005;32:506-511.
9. Schou S, Holmstrup P, Worthington HV, Esposito M. Outcome of implant therapy in patients with previous tooth loss due to periodontitis. Clin Oral Implants Res 2006;17(Suppl 2):104-123.
10. Karoussis IK, Kotsovilis S, Fourmousis I. A comprehensive and critical review of dental implant prognosis in periodontally compromised partially edentulous patients. Clin Oral Implants Res 2007;18:669-679.
Leave a Reply