Tải lực tức thì trên Implant – Tổng quan góc nhìn.

Tải lực tức thì là một phương thức lâm sàng trong đó phục hình được gắn lên implant trong vòng 1 tuần sau khi đặt implant. Có một số điều kiện khi áp dụng phương thức tải lực tức thì. Cần nhớ rằng điều trị mất răng toàn bộ bằng phục hình cố định trên implant là rất phức tạp. Do đó, lựa chọn bệnh nhân cẩn thận cùng với kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu tổng quan và các vấn đề cần lưu ý đối với kỹ thuật tải lực tức thì trên Implant đối với quá trình phẫu thuật.

implant-tai-luc-tuc-thi

1. Tổng quan về tải lực tức thì trên Implant

Tải lực tức thì là một phương thức lâm sàng trong đó phục hình được gắn lên implant trong vòng 1 tuần sau khi đặt implant. Có một số điều kiện khi áp dụng phương thức tải lực tức thì. Cần nhớ rằng điều trị mất răng toàn bộ bằng phục hình cố định trên implant là rất phức tạp. Do đó, lựa chọn bệnh nhân cẩn thận cùng với kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm của bác sĩ lâm sàng là rất quan trọng.

  • Đào tạo sau đại học, kỹ năng và kinh nghiệm lâm sàng.
  • Lựa chọn bệnh nhân phù hợp.
  • Độ ổn định sơ khởi, được đo bằng torque vặn tối thiểu 30 Ncm và giá trị phân tích tần số cộng hưởng (ISQ) tối thiểu 60.
  • Ổn định liên hàm
  • Số lượng implant phụ thuộc vào kế hoạch implant phục hình, hình dạng cung hàm, thể tích xương, mật độ xương, và các yếu tố khác, tối thiểu 4 implant.
  • Kích thước implant và chiều dài implant tối thiểu đạt 10 mm.
  • Sự phối hợp chính xác của đội ngũ điều trị (bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ phục hình, kỹ thuật viên labo).

Một số lợi ích của phương pháp tải lực tức thì có thể kể tới:

  • Phục hồi ngay lập tức chức năng ăn nhai.
  • Rút ngắn thời gian điều trị (ít buổi hẹn điều chỉnh và điều trị hơn).
  • Không cần phục hình tạm tháo lắp.
  • Khía cạnh tâm lý và xã hội.
  • Tăng thoải mái cho bệnh nhân trong suốt giai đoạn lành thương và giảm khó chịu sau phẫu thuật do phục hình tạm tháo lắp gây ra.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đánh giá thẩm mỹ và phát âm của phục hình tương lai mà không phải khó khăn để thích nghi với hàm giả toàn hàm trong suốt giai đoạn chuyển tiếp.
  • Phục hình tạm cố định với nhịp cầu hình trứng giúp tạo hình mô mềm và không gây áp lực bất lợi lên implant như hàm giả toàn hàm. Nó còn giúp phân bố tải lực đồng đều, trong khi đó phục hình tháo lắp có nguy cơ tải lực không đồng đều trên một hoặc nhiều implant và thường xuyên phải điều chỉnh hoặc đệm.
  • Tăng cường kiểm soát phục hình bằng phục hình tạm cố định, và dễ dàng chuyển các điểm mốc đã thiết lập lên phục hình sau cùng nhờ lên giá khớp chéo, khóa silicone, và kỹ thuật cắt ngược (cutback).

2. Những vấn đề cần đặc biệt lưu ý

Những trường hợp hay các yếu tố cần phải đặc biệt lưu ý đối với quá trình tải lực tức thì trên Implant:

  • Thiếu đào tạo sau đại học và kinh nghiệm lâm sàng.
  • Phải tái tạo xương có hướng dẫn.
  • Nghiến răng là một yếu tố nguy cơ tương đối, không phải là chống chỉ định tuyệt đối của tất cả các phương thức tải lực; có thể cần thêm implant.
  • Lựa chọn bệnh nhân không cẩn thận, bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn mềm.
  • Các yếu tố nguy cơ toàn thân (ví dụ, đái tháo đường không kiểm soát, hút thuốc lá, tiền sử bệnh nha chu) có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị implant với mọi phương thức tải lực.

Bằng chứng khoa học mạnh mẽ từ y văn cho thấy tải lực tức thì có tỷ lệ tồn tại và thất bại implant tương tự như tải lực sớm và tải lực thông thường. Ở bệnh nhân mất răng toàn bộ sử dụng implant có bề mặt vi xử lý, thì tải lực tức thì, sớm, hoặc thông thường với phục hình tạm cố định một khối đều có tỷ lệ tồn tại implant và phục hình cao ở cả hàm trên lẫn hàm dưới. Tỷ lệ tồn tại 1 năm của implant được ước tính là trên 99% (khoảng tin cậy 95%) cho cả ba phương thức tải lực (tức thì, sớm, và thông thường). Một phân tích tổng hợp gần đây về các nghiên cứu tiến cứu cho thấy điều trị implant ở bệnh nhân mất răng hàm dưới toàn bộ có tỷ lệ tồn tại implant và phục hình cao, trên 96% sau 10 năm, bất kể là phương thức tải lực nào.

Phẫu thuật không lật vạt dưới sự hướng dẫn của máy vi tính đang ngày càng phổ biến. Phẫu thuật không lật vạt có thể được kết hợp hiệu quả với tải lực tức thì bằng phục hình tạm làm sẵn hoặc phục hình chuyển đổi. Tỷ lệ tồn tại trong thời gian trung bình của implant ở bệnh nhân mất răng toàn hàm sử dụng quy trình này thì tương đương với quy trình phẫu thuật thông thường. Cần có thêm những nghiên cứu lâm sàng dài hạn khi công nghệ tiếp tục được cải tiến. Nhằm nỗ lực tránh các thủ thuật nâng xoang và ghép ở vùng răng sau hàm trên lẫn hàm dưới, thì đặt implant thẳng và nghiêng ở giữa hai xoang hàm hoặc giữa hai lỗ cằm đã được đề nghị. Sử dụng implant nghiêng (khái niệm All-on-4) để tải lực tức thì ở cung hàm mất răng toàn bộ bằng phục hình cố định đã cho kết quả tốt trong thời gian trung bình, nhưng chưa có kết quả dài hạn.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *