Mối liên hệ giữa sang chấn khớp cắn và bệnh lý nha chu.

Bài viết này nêu lên quá trình tìm ra mối liên hệ giữa sang chấn khớp cắn và mô nha chu, đồng thời nêu bật lên các triệu chứng của sang chấn tác động thế nào đến với người bệnh. Cùng tìm hiểu sâu hơn và kỹ hơn về vấn đề này.

sang-chan-khop-can-1
Bệnh lý khớp cắn và nha chu luôn song hành với nhau

1. Khái niệm

– Hội thảo quốc tế về phân loại bệnh và tình trạng vùng quanh răng năm 1999 định nghĩa: Sang chấn khớp cắn trong bệnh vùng quanh răng là những thay đổi bệnh lý hoặc thay đổi thích nghỉ ở vùng quanh răng do lực trong khi cắn nhai. Sang chấn khớp cắn xảy ra khi tổ chức quanh răng nhận lực truyền tử răng lớn tới mức quả khả năng truyền lực từ xương ổ răng ra xương hàm xung quanh.

– Sang chấn chỉ có thể chẩn đoán chắc chắn khi làm mô bệnh học, do vậy các triệu chứng lâm sàng và Xquang là những dấu hiệu hỗ trợ. Ngoài việc tạo ra các tổn thương ở vùng quanh răng, lực còn tạo ra sang chắn ở khớp thái dương hàm, các cơ cắn, tuỷ răng.

– Hội nghị năm 1999 chia sang chấn khớp cắn làm hai trường hợp tiên phát và thứ phát:

+ Sang chẩn tiên phát: Sang chắn xảy ra với ba điều kiện đồng thời: chiều cao xương ổ binh thường, chưa mất bám dinh, lực từ răng đối diện quá mức.

+ Sang chẩn thứ phát: Sang chấn xảy ra với ba điều kiện đồng thời: xương ổ răng đã giảm chiều cao, có mất bám dính, lực tử răng đối diện bình thường hoặc quá mức.

+ Tác động của sang chắn tiên phảt vả sang chấn thứ phát lên vùng quanh răng như nhau. Sang chấn khớp cắn xảy ra khi tổ chức quanh răng nhận lực truyền từ răng vào lớn tới mức quá khả năng truyền lực từ xương ổ răng ra xương hàm xung quanh.

– Stillman năm 1971, đưa ra định nghĩa sang chấn khớp cắn: là một tỉnh trạng tổn thương tổ chức quanh răng do hoạt động nhai ở vị trí khớp hảm tối đa. Tổ chức Y tế Thế giới năm 1978 định nghĩa sang chấn khớp cắn: là tổn thương ở vùng quanh răng do răng truyền lực trực tiếp hay gián tiếp vào vùng quanh răng, lực sinh ra do răng đối diện tạo nên.

– Trong cuốn thuật ngữ vùng quanh răng xuất bản năm 1986 bởi Hội Nha chu Mỹ, sang chấn khớp cắn được định nghĩa là một sang thương tổ chức giữ răng do chịu lực quá mức.

– Vẫn còn những băn khoăn và tranh luận cho đến tận ngày nay: Có sự liên quan giữa sang chấn và sự tiến triển của bệnh viêm quanh răng không? Đo lực cắn khớp bằng cách nào và ở mức nào thì gọi là lực quá mức. Khi lực cắn khớp được chẩn đoán là quá mức thì ở thời điểm nào cần điều trị?

– Các lực gây sang chấn tác động lên một răng đơn lẻ hoặc một nhóm răng ở điểm chạm sớm, trong quá trình ăn nhai hay trong khi nghiến răng hay đưa hàm quá mức sang bên, có thể xuất hiện điểm chạm sớm sau khi mất răng hay di chuyển răng.

2. Thực nghiệm sang chấn khớp cắn trên động vật để xem sang chấn khớp cắn có phải là nguyên nhân của viêm quanh răng

– Các thực nghiệm trên động vật và theo dõi sang chấn khớp cắn trên người cho thấy rằng sang chấn gây tiêu xương ổ răng ở nơi chịu lực sang chấn, làm cho răng lung lay, đây là một thay đổi thích nghỉ sinh lý của dây chẳng và xương ổ răng, răng sẽ hết lung lay khi hết sang chấn.

– Ở những vùng răng bị viêm quanh răng đang tiến triển, sang chấn khớp cắn làm tăng tốc độ phát triển của bệnh.
Box (năm 1935) và Stone (năm 1938), báo cáo thực nghiệm trên cửu và khi thấy kết quả: sang chấn là một trong những căn nguyên gây bệnh vùng quanh răng, có hiện tượng tiêu xương chéo ở một hoặc nhiều răng. Kết luận của Box và Stone bị nhiều người phê phán vì họ thiếu nhóm chứng và phương pháp nghiên cứu chưa thích hợp. Nhiều nha sĩ cho rằng lực cắn khớp quá mức chỉ là yếu tố thuận lợi với bệnh viêm quanh răng chứ không là nguyên nhân trực tiếp.

– Neiderud và cs. năm 1992, làm thực nghiệm trên chỏ, ông thấy rằng khi răng bị sang chấn, không có mảng bám vi khuẩn tại chỗ thì cây thăm dò nha chu sẽ đi vào dễ hơn là do tổ chức quanh răng bị lỏng lẻo, sẽ đi vào sâu hơn 0,5 mm so với răng không bị sang chẩn.

– Từ những nghiên cứu của Fleszar, Pihlstrom, Burgett và Neiderud có thể suy luận rằng những răng bị sang chấn khớp cắn và bị lung lay tăng dần có nguy cơ tổn thương vùng quanh răng nhiều hơn những răng không bị sang chấn khớp cắn và lung lay.

3. Triệu chứng của sang chấn khớp cắn

• Tiêu xương chéo

Tiêu xương chéo và lung lay răng là những triệu chứng quan trọng của sang chấn khớp cắn. Tuy nhiên tiêu xương chéo gặp ở cả răng có sang chấn khớp cắn và răng không sang chấn, như vậy tiêu xương chéo không phải là triệu chứng đặc hiệu của sang chấn.

• Lung lay răng

Có thể do sang chấn khớp cắn, cũng có thể do giảm chiều cao xương ổ răng hay do vùng dây chẳng bị giãn rộng. Đặc trưng của sang chấn là lung lay răng tăng dần, cần phải khám bệnh nhân liên tục trong vài ngày mới xác định được lung lay tiến triển.

• Điểm chạm sớm

Vị trí lồng múi tối đa, trượt hàm sang hai bên và ra trước, chú ý không nhằm với điểm chạm dẫn hướng khi trượt hàm sang bên.

• Lung lay răng tiên phát và thứ phát

– Muhlemann năm 1954 và 1960 đã làm nghiên cứu về cơ chế lung lay rằng: với lực 100 pound tác động lên thân răng, thân rằng sẽ bị lực đẩy nghiêng, nhờ có tổ chức giữ răng mà răng chỉ di chuyển 5/100 đến 10/100 mm. Chuyển động này gọi là lung lay tiên phát, là kết quả của sự thay đổi vị trí chân răng trong huyệt ổ răng. Ở vùng bị nén có sự giảm 10% độ rộng của vùng dây chẳng, ở vùng bị giãn có sự tăng tương ứng để bù trừ. Mức độ lung lay tiên phát khác nhau tuỳ người và tuỳ từng răng và tuỳ thuộc vào vùng dây chẳng quanh răng.

– Khi một lực lớn (500 pound) tác động lên thân rằng, các bỏ sợi collagen ở vùng bị giãn không chịu nổi độ lớn của lực, thân răng bị ngả nhiều hơn, mức độ bị ngả thêm gọi lung lay răng thứ phát. Theo Muhlemann: mức độ lung lay thứ phát không giống nhau ở các răng: răng cửa 10 – 12/100, răng nanh từ 5 – 9/100, răng hàm nhỏ từ 8 – 10/100 và răng hàm lớn từ 4 – 8/100 mm. Lung lay thứ phát ở trẻ em lớn hơn người lớn, nữ giới lớn hơn nam giới, buổi sáng nhiều hơn buổi chiều.

• Lung lay sinh lý và lung lay bệnh lý

– Lung lay sinh lý là khi răng bị nghiêng và chân vẫn ở trong huyệt ổ răng, chân di chuyển tới điểm tiếp xúc với xương vỏ.

– Lung lay bệnh lý: Khi răng lung lay cùng với phản ứng viêm tại vùng dây chẳng và xương ổ răng thì được coi là lung lay bệnh lý.

Nguồn: Lâm sàng bệnh quanh răng và Implant Nha khoa – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *