Biến chứng trong sử dụng màng tái tạo xương – Tổng quan.

Bài viết này sẽ đề cập đến tác động của biến chứng trong quá trình sử dụng màng tái tạo xương có hướng dẫn (GBR), đồng thời nêu lên các nguyên tắc lâm sàng và đặc điểm của điều kiện tối ưu cho quá trình ghép. Cùng tìm hiểu thêm các vấn đề sau.

1. Nguyên tắc lâm sàng trong quá trình sử dụng màng tái tạo xương

  1.  Sự ổn định vết thương. Màng phải được ổn định mà không bị dịch chuyển. Có thể đạt được sự ổn định bằng cách sử dụng đinh mũ/vít để cố định màng lên bề mặt xương. Khâu màng xương cũng được sử dụng để ổn định màng và vật liệu ghép lên xương ổ răng.

    bien-chung-trong-1
    Ổn định màng bằng cách khâu lớp màng xương của vạt đôi, sử dụng mũi khâu đệm ngang. Xương ghép hạt đồng loại đông khô (FDBA) được bão hòa trong nước muối vô trùng. Sau đó, đặt vật liệu ghép lên thiếu hồng xương. Màng đã cắt tỉa được cho lên thiếu hổng và giữ bằng đinh mũ. Khâu mũi đệm ngang kéo lớp màng xương của vạt đôi lại để giữ màng và vật liệu ghép.
  2. Hình dạng màng. Bờ của màng cần cách bờ của thiếu hồng xương tối thiểu 3 mm để tạo ra không gian kín nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của mô mềm. Bờ của màng cần cách các răng kế cận ít nhất 2 mm để tránh nhiễm khuẩn từ răng.
  3. Sự phù hợp của màng. Màng phải phù hợp với vùng thiếu hồng. Góc hoặc bờ bén nhọn của màng phải được cắt tỉa để tránh làm thủng vạt.

    bien-chung-trong-2
    GBR với màng tiêu

2. Biến chứng trong quá trình sử dụng màng tái tạo xương có hướng dẫn (GBR)

Một phân tích đã cho thấy lộ màng tiêu và không tiêu trong giai đoạn lành thương đều ảnh hưởng bất lợi đáng kể đến quá trình tái tạo xương có hướng dẫn quanh implant. Gần đây, một số nghiên cứu cho rằng màng dPTFE không bị vi khuẩn xâm nhập và có thể chịu được tình trạng lộ màng trong thủ thuật tái tạo xương có hướng dẫn (GBR). Cần có thêm những nghiên cứu khác để đánh giá ảnh hưởng của việc lộ màng dPTFE lên kết quả ghép xương.

Lộ màng sớm là biến chứng thường được báo cáo nhất liên quan đến việc sử dụng màng trong GBR. Màng tiêu bị lộ ra xoang miệng sẽ khiến màng bị hấp thu nhanh hơn, nhưng lại ít biến chứng lâm sàng hơn so với màng không tiêu. Ngược lại, khi màng không tiêu bị lộ, mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn sẽ dễ dàng bám lên bề mặt màng bị lộ, gây nhiễm khuẩn mô đang lành thương, từ đó ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng. Vi khuẩn sẽ xâm nhập qua màng ePTFE để gây nhiễm khuẩn vị trí được tái tạo trong khoảng 3-4 tuần, theo một nghiên cứu in vivo (nghiên cứu trên cơ thể sống). Khi lộ màng sớm xảy ra, cần tăng cường vệ sinh răng miệng với nước súc miệng chlorhexidine gluconate 0.12% 2 lần/ngày để giảm sự hình thành mảng bám, và bệnh nhân nên được tái khám hàng tuần. Nếu có lỗ dò hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng tại vị trí lộ màng, thì nên lấy màng ra càng sớm càng tốt. Sử dụng kháng sinh toàn thân (ví dụ, amoxicillin hoặc amoxicillin và clavulanic acid) cũng được đề nghị.

Bệnh đái tháo đường được định nghĩa là một rối loạn chuyển hóa biểu hiện bởi nồng độ đường huyết cao bất thường. Tăng đường huyết là hậu quả từ việc thiếu hụt insulin do cơ thể không thể sản xuất insulin (loại 1), hoặc đề kháng insulin (loại 2) là tình trạng tế bào không thể sử dụng insulin trong gan hay mô cơ, hoặc kết hợp loại 1 và 2. Y văn đã ghi nhận được đái tháo đường có liên quan đến sự lành thương xương kém. Người ta còn nhận thấy đái tháo đường có tác động bất lợi lên sự tạo xương và tích hợp xương sau tái tạo xương có hướng dẫn GBR. Các nghiên cứu cho thấy kiểm soát đường huyết qua trung gian insulin có thể cải thiện tiên lượng của GBR.

3. Điều kiện tối ưu cho quá trình cấy ghép

Kỹ thuật tái tạo xương có hướng dẫn được sử dụng để tăng sống hàm theo chiều ngang và chiều dọc, nhằm cho phép đặt implant vào xương hàm trên và xương hàm dưới bị teo. Vai trò của màng ngăn trong GBR là để tạo và duy trì khoảng cho các tế bào tạo xương từ tủy xương xung quanh di cư vào vị trí cần tái tạo mô xương. Nó có tác dụng như một màng ngăn để loại trừ các tế bào biểu mô và mô liên kết tăng trưởng nhanh đi vào vị trí dự kiến, đồng thời tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng xương.

Sử dụng màng trong quá trình tái tạo xương có hướng dẫn cho phép làm tăng thể tích xương nhằm tạo điều kiện tối ưu cho phẫu thuật cấy ghép. Một tổng quan hệ thống cho thấy tỷ lệ tồn tại của implant được đặt vào những vị trí được xử lý tái tạo xương có hướng dẫn thì tương tự như implant được đặt vào xương tự nhiên. Một tổng quan hệ thống khác đã kết luận rằng ghép xương theo chiều ngang có tỷ lệ tồn tại của implant tương đương nhau giữa vị trí ghép (91.7-100%) với vị trí không can thiệp (93.2-100%). Mặc dù dữ liệu hiện nay còn hạn chế, nhưng ghép xương theo chiều đứng sử dụng kỹ thuật GBR đã được thực hiện thành công, và các dữ liệu lâm sàng lẫn mô học đều ủng hộ việc sử dụng nó.

Nguồn tài liệu: Clinical Cases in Implant Dentistry, First Edition – Published 2017 by John Wiley & Sons, Inc.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *