Thuật ngữ hẹp van động mạch chủ dùng để chỉ tình trạng hẹp van động mạch chủ, dẫn đến tắc nghẽn đường ra của máu từ thất trái vào động mạch chủ. Điều này làm tăng hậu gánh lên thất trái, và thậm chí là gây suy thất trái. Hẹp van động mạch chủ (ĐMC) là bệnh van tim ngày càng gặp nhiều ở bệnh nhân lớn tuối nhất là ở các nước phất triển.
1. Đại cương hẹp van động mạch chủ
1.1 Dịch tể của hẹp van động mạch chủ
Hẹp van động mạch chủ, là bệnh lý van tim phổ biến nhất, thường là bệnh lý tuổi già, và do xơ vữa động mạch. Thể dạng thấp trở nên hiếm gặp ở các nước công nghiệp. Hẹp van động mạch chủ không biểu hiện triệu chứng ở 50% trường hợp và có tiên lượng tốt. Nếu bệnh biểu hiện triệu chứng, tiên lượng xấu đi, thời gian sống 2 năm dưới 50%.
1.2 Nguyên nhân của hẹp van động mạch chủ
Có ba nguyên nhân chính của hẹp động mạch chủ:
– Vôi hóa do lão hóa:
• Là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt là ở bệnh nhân trên 65 tuổi. Tỷ lệ mắc gia tăng theo tuổi.
– Vôi hóa van động mạch chủ hai lá bẩm sinh:
• Liên quan đến hội chứng Turner.
– Bệnh tim dạng thấp :
• Thường kèm với bệnh van hai lá dạng thấp.
• Dần hiếm gặp ở các nước công nghiệp do điều trị sớm bằng kháng sinh tình trạng nhiễm liên cầu.
1.3 Phân loại hẹp van động mạch chủ
Phân loại dựa vào vị trí tổn thương:
– Tại van
– Trên van
– Dưới van
2. Sinh lý bệnh của hẹp chủ
Ở bệnh nhân hẹp chủ, thất trái phải co bóp nhiều hơn để duy trì một cung lượng tim bình thường chống lại gia tăng bệnh lý chênh áp khi qua van động mạch chủ. Điều này dẫn đến phì đại thất trái đồng tâm – concentric hypertrophy of left ventricle. Theo thời gian dài, sẽ dẫn đến rối loạn chức năng thất trái, hệ quả sẽ đưa đến tình trạng xung huyết phổi và các dấu hiệu của suy tim.
Hẹp van ĐMC gây cản trở sự tống máu từ thất trái ra ĐMC vào thì tâm thu -> tăng gánh tâm thu, tăng sức co bóp dẫn đến phì đại thất trái . Hậu quả :
o Gây suy tim tâm trương.
o Suy tim tâm trương làm máu ứ lại ở nhĩ trái, ở mao mạch phổi gây phù mô kẽ: khó thở mức độ từ nhẹ đến nặng: khó thở đi gắng sức, khó thở khi nghỉ ngơi, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm, cơn hen tim, phù phổi cấp.
o Rối loạn nhịp : gây ngất, đột tử
o Chèn ép vào Động mạch vành làm giảm tưới máu cơ tim.
o Phì đại thất trái làm tăng co bóp cơ tim, tăng tiêu thụ ôxy+ máu đến mạch vành ít do hẹp van ĐMC, hậu quả sẽ đưa đến tình trạng thiếu máu cơ tim và những cơn đau thắt ngực .
– Hẹp van ĐMC cung lượng tim không thể tăng lên khi BN thay đổi tư thế hay khi gắng sức gây ra ngất khi thay đổi tư thế hay khi gắng sức.
– Van ĐMC bị vôi hóa: mảng vôi bong ra, trôi theo dòng máu có thể thuyên tắc Động mạch não, Động mach võng mạc, Động mạch thận ® cơn thoáng thiếu máu não, nhũn não, mù đột ngột.
– Rối loạn nhịp xảy ra đột ngột làm nặng lên triệu chứng khó thở: rung nhĩ, ngoại tâm thu thất.
3. Các đặc điểm lâm sàng của hẹp van động mạch chủ
3.1. Cơ năng
– Hẹp van ĐMC giai đoạn đầu bệnh nhân (BN) có thể không có triệu chứng, trừ khi hẹp quá khít BN có thể ngất.
– Lâu ngày khi thất trái đã phì đại quan trọng gây nên rối loạn tâm trương thất trái, gây ứ đọng máu ở nhĩ trái và thiếu máu cơ tim, BN sẽ xuất hiện các triệu chứng : khó thở và đau ngực.
– Triệu chứng khó thở có thể chỉ xuất hiện khi gắng sức lúc ban đầu, về sau có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi, khi nằm đầu thấp.
– Triệu chứng đau ngực có thể chỉ xuất hiện khi gắng sức lúc ban đầu, về sau có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi.
– BN có thể bị những cơn thoáng thiếu máu não hay có thể bị nhũn não thât sự do thuyên tác mạch máu não.
– BN có thể bị mù đột ngột do thuyên tắc Động mạch võng mạc.
– BN có thể bị ngất do van ĐMC hẹp quá nặng, hoặc do do rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền.
– Giai đoạn muộn khi thất trái co bóp kém sẽ xuất hiện suy tim tâm thu.
3.2. Thực thể
– Nhìn : Động mạch cảnh nảy mạnh, hõm trên ức nảy mạnh, mỏm tim có thể lệch sang trái.
– Sờ : mỏm tim.
o Vị trí : lệch sang trái
o Biên độ và tính chất nảy : tăng gánh tâm thu, thất trái nảy mạnh và kéo dài.
o Có thể sờ được tiếng T4 (sờ thấy mỏm tim nảy lên 2 lần)
o Sờ thấy Động mạch cảnh và hõm trên ức nảy mạnh.
o Sờ mạch ngoại biên : mạch nhỏ và kéo dài .
o Khi thất trái phì đại nhiều, vách liên thất ép qua bên tim phải, cản trở máu về thất phải gây nên triệu chứng giống suy tim phải như: phù, tĩnh mạch cổ nổi căng, gan to gọi là hiệu ứng Bernheim.
– Nghe :
– Nhịp tim:
Có thể rối loạn nhịp nhĩ như ngoại tâm thu nhĩ, rung nhĩ.
Phì đại thất trái có thể gây rối loạn nhịp thất như ngoại tâm thu thất.
o T1 : nếu van 2 lá bình thường và không có suy tim thì T1 nghe bình thường.
o T2 : gồm 2 thành phần A2 ( đóng van ĐMC ) và P2( đóng van ĐMP ).
Van ĐMC vôi hóa nặng , A2 mờ.
Hẹp van ĐMC bẩm sinh van còn dẻo, A2 có thể tăng.
T2 tách đôi nghịch đảo do tâm thu thất trái kéo dài làm van ĐMC đóng muộn.
P2 mạnh nếu có tăng áp động mạch phổi.
o T4 : do phì đại thất trái, nghe được ở mỏm, nghe bằng chuông.
o Clic tống máu của ĐMC ( Click đầu tâm thu ) gặp trong trường hợp hẹp van ĐMC bẩm sinh hoặc giãn gốc ĐMC
Nghe giống T1 tách đôi, đầu tâm thu, cách T1 khoảng 0,06s, nghe rõ cả ở mỏm tim và ở ổ van ĐMC, không thay đổi theo hô hấp, nghe bằng màng.
–Âm thổi :
Âm thổi tâm thu giữa tâm thu, cách T1 một khoảng, chấm dứt ngay trước T2, dạng
phụt, hình tram, nghe ở ổ van ĐMC, liên sườn II bờ phải xương ức. âm sắc thô ráp, lan lên Động mạch cảnh 2 bên.
Âm thổi giảm cường độ khi làm nghiệm pháp bóp chặt tay ( Handgrip Exercise )
Dấu Carvallo âm vì âm thổi ở bên tim trái
Có thể nghe âm thổi tâm thu ở mỏm do thành phần có tần số cao của âm thổi của hẹp van ĐMC lan xuống mỏm ( hiện tượng Gallavardin )
Tài liệu tham khảo:
Bệnh Học Tim Mạch Lecturio
Bài giảng Nội Tim mạch – Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Leave a Reply