Nội soi can thiệp-tiêm Histoacryl búi giãn tĩnh mạch phình vị

Nội soi can thiệp-tiêm Histoacryl búi giãn tĩnh mạch phình vị là một phương pháp chẩn đoán và điều trị tiên tiến trong việc chữa trị các bệnh về giãn tĩnh mạch phình vị, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ lưỡng các hạn chế và tác dụng phụ của phương pháp này trước khi sử dụng.

1. Đại cương

N- butyl-2-cyanoacrylate (histoacryl) là một hợp chất polyme. Quá trình polyme hóa diễn ra khi chất này tiếp xúc với nước tạo thành chất đông cứng và bám chắc vào bất cứ bề mặt nào mà nó tiếp xúc. Chính vì vậy tiêm histoacryl vào trong lòng của tĩnh mạch phình vị khi tiếp xuc với máu trong lòng mạch quá trình polyme sẽ diễn ra và tạo thành chất đông cứng tại búi giãn tĩnh mạch phình vị sau đó quá trình huyết khối sẽ diễn ra và làm rụng búi giãn vào trong lòng dạ dày.

Vào năm 1986 lần đầu tiên tác giả Soehendra và cộng sự đã sử dụng histoacryl để tiêm cầm máu cấp cứu vờ tĩnh mạch phình vị ở người bệnh xơ gan và dự phòng xuất huyết tái phát do vỡ tĩnh mạch phình vị.

2. Chỉ định

– Tiêm xơ vào tĩnh mạch phình vị cấp cứu khi có vỡ tĩnh mạch phình vị do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

– Tiêm xơ tĩnh mạch phình vị để phòng chảy máu.

3. Chống chỉ định

– Người bệnh mới bị nhồi máu cơ tim: Việc sử dụng phương pháp này có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác, do đó không nên sử dụng cho người bệnh mới bị nhồi máu cơ tim.

– Bệnh lý tim phổi nặng: Nếu bệnh nhân có bệnh lý tim phổi nặng, việc tiêm chất kết dính có thể gây ra nguy cơ suy tim hoặc suy hô hấp.

– Rối loạn đông máu nặng: Nếu bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng, việc sử dụng Nội soi can thiệp-tiêm Histoacryl búi giãn tĩnh mạch phình vị có thể gây ra nguy cơ nhiễm trùng hoặc các vấn đề về đông máu.

– Giảm tiểu cầu nặng: Việc sử dụng phương pháp này có thể làm giảm tiểu cầu, đặc biệt là ở những bệnh nhân đang bị giảm tiểu cầu nặng.

4. Chuẩn bị

4.1. Người thực hiện:

1 bác sỹ chuyên nội soi tiêu hóa, 1 kỹ thuật viên gây mê, 2 điều dưỡng.

4.2. Phương tiện, thuốc vật tư y tế

4.2.1. Phương tiện

 Phòng nội soi có hệ thống oxy.

– Hệ thống máy nội soi dạ dày cửa sổ thẳng, canun.

– Máy theo dõi lifescope và dụng cụ cấp cứu: mặt nạ, bóng bóp, nội khí quản

– Thuốc và trang thiết bị vật tư tiêu hao

4.2.2. Thuốc và trang thiết bị vật tư tiêu hao

– Thuốc:

Thuốc mê và tiền mê: 1- 4 ống midazolam 5mg, 1-3 ống fantanyl 0,1 mg, 1- 4 ống propofol 20 ml.

– Vật tư:

+ Kim tiêm cầm máu 21 G

+ Butyl-2-cyanoacrylate 0,5 ml

+ Lipiodol 10 ml

+ Nước cất 5 ml

+ Bơm tiêm 2ml: 5 bơm.

+ Găng tay 6 đôi.

+ Áo mổ 02.

4.3. Người bệnh

– Nhịn ăn trước khi làm thủ thuật 8 giờ.

– Đặt đường truyền tĩnh mạch.

4.4. Hồ sơ bệnh án

Người bệnh được làm hồ sơ vào viện điều trị nội trú, đã được làm các xét nghiệm cơ bản, như: chức năng gan, thận, nhóm máu, đông máu cơ bản, chức năng tụy, các marker virut, điện tâm đồ.

5. Các bước tiến hành

5.1. Kiểm tra hồ sơ:

Để đảm bảo có thể tiến hành tiền mê hoặc gây mê, đảm bảo có thể tiến hành thủ thuật gây chảy máu.

5.2. Kiểm tra người bệnh:

Đánh giá chức năng sống của người bệnh để đảm bảo an toàn trước khi làm thủ thuật, đã tuân thủ nhịn ăn trước đó.

5.3. Thực hiện kỹ thuật

– Dùng một bơm tiêm vô trùng hoàn toàn khô hút 0,5 ml histoacryl và 0,8ml lipiodol sau đó lắc đều.

– Tráng kim tiêm bằng lipiodol: bằng cách lấy 2 ml lipiodol bơm vào kim tiêm.

– Sau khi người bệnh được tiền mê hoặc gây mê, sẽ tiến hành thủ thuật:

+ Đưa máy nội soi dạ dày cửa sổ thẳng vào dạ dày, qua kênh sinh thiết đưa kim tiêm cầm máu.

+ Chọn vị trí bề mặt búi giãn tĩnh mạch để tiêm.

+ Tiến hành bơm histoacryl pha với lipiodol vào búi giãn, sau đó bơm tiêm 2 ml nước cất vào kim tiêm để mục đích đẩy hết phần thuốc còn lại trong lòng kim vào trong búi giãn. Để tránh đông thuốc trong đầu kim, cần tiến hành bơm thuốc trong thời gian 20 giây.

+ Để tránh chảy máu từ búi giãn sau tiêm, giữ nguyên kim trong búi giãn khoảng 20 giây sau đó rút kim ra.

+ Cần lưu ý sau khi tiêm histoacryl tránh hút để dây nội soi không bị tắc bởi histoacryl trong trường hợp bị chảy histoacryl vào trong lòng dạ dày.

6. Theo dõi

– Theo dõi những biến chứng của gây mê như suy hô hấp, tụt huyết áp.

– Theo dõi chảy máu tại búi giãn tĩnh mạch ngay sau tiêm: nếu có chảy máu sẽ xảy ra ngay sau khi rút kim tiêm.

– Nhiễm khuẩn sau tiêm.

– Tắc mạch xa vị trí tiêm: tắc mạch phổi.

– Chảy máu muộn sau tiêm, thường xảy ra khoảng 4- 6 tuần sau khi tiêm, thường do loét tại vị trí tiêm, do toàn bộ histoacryl bị đẩy ra ngoài tạo ổ loét.

7. Tai biến và xử trí

– Nếu nhiễm khuẩn dùng kháng sinh.

– Phòng chảy máu muộn sau tiêm bằng dùng thuốc ức chế bài tiết bơm proton để giảm bài tiết axít trong 6 tuần sau tiêm.

– Phòng tắc mạch xa bằng cách không tiêm quá nhanh histoacryl.

– Biến chứng liên quan tới gây mê: tụt huyết áp, suy hô hấp, buồn nôn hoặc nôn. Tiến hành truyền dịch, thở oxy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật bệnh viện.

2. Sivak M. V. Gastroenterologic Endoscopy 1987.

3. Kenneth F. Binmoeller, Nib Shoehendra.Gastroenterologic endoscopy. 2004.

4. Ginberg G.G. Clinical Gastrointestinal Endoscopy 2005.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *